Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và tác động của việc bổ sung thức ăn nhằm nâng cao sức sản xuất thịt của giống lợn Mường Khương nuôi tại Lào Cai - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và tác động của việc bổ sung thức ăn nhằm nâng cao sức sản xuất thịt của giống lợn Mường Khương nuôi tại Lào Cai



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu của đề tài . 3
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài . 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài . 4
1.1.1. Các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội hình thành giống lợn . 4
1.1.1.1. Nguồn gốc các giống lợn nhà . 4
1.1.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới
việc hình thành giống lợn . 4
1.1.2. Cơ sơ khoa học của việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học của loài lợn . 5
1.1.2.1. Đặc điểm về di truyền . 5
1.1.2.2. Đặc điểm về về cấu tạo hệ tiêu hoá và sinh lý tiêu hoá . 7
1.1.2.3. Lợn là loài gia súc có khả năng sinh trưởng, năng suất thịt
cao và phẩm chất thịt tốt . 8
1.1.2.4. Lợn là loài gia súc có khả năng thích nghi cao, dễ huấn luyện . 8
1.1.2.5. Đặc điểm sinh học về sự sinh sản của lợn . 9
1.1.2.6. Tập tính sinh sản của lợn . 9
1.1.2.7. Cơ sở khoa học nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu . 10
1.1.3. Cơ sở khoa học về sự sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn . 12
1.1.3.1. Sự sinh trưởng, phát dục của lợn . 12
1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục và khả
năng sản xuất thịt của lợn . 14
1.1.4. Cơ sở khoa học nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục và khả
năng sinh sản của lợn . 17
1.1.4.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái . 17
1.1.4.2. Khả năng sinh sản của lợn . 22
1.2. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mường Khương -nơi hình thành nên giống lợn Mường Khương . 27
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước . 30
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước . 30
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước . 31
1.3.2.1. Đặc điểm một số giống lợn Việt Nam . 33
1.3.2.2. Một số đặc điểm giống và kết quả nghiên cứu về lợn
Mường Khương . 39
Chương 2. ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU . 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu . 41
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 41
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu . 41
2.2.2. Thời gian nghiên cứu . 41
2.3. Nội dung nghiên cứu . 41
2.4. Phương pháp nghiên cứu . 41
2.4.1. Phương pháp điều tra . 41
2.4.2. Phương pháp khảo sát . 42
2.4.3. Phương pháp thí nghiệm trên lợn nuôi thịt . 42
2.4.4. Phương pháp mổ khảo sát lợn thịt và các chỉ tiêu khảo sát . 44
2.4.5. Phương pháp phân tích thành phần hoá học thịt nạc . 45
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi . 46
2.5.1. Chỉ tiêu điều tra tình hình chăn nuôi lợn của huyện Mường Khương . 46
2.5.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của lợn Mường Khương . 46
2.5.3. Chỉ tiêu sinh sản của lợn cái Mường Khương . 46
2.5.4. Các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn con, lợn thịt nuôi thả rông và
lợn thí nghiệm nuôi thịt . 48
2.5.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu bổ sung thức ăn cho lợn thí nghiệm . 49
2.6. Phương pháp xử lý số liệu . 50
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 51
3.1. Kết quả đều tra tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Mường Khương . 51
3.1.1. Diễn biến đàn lợn của huyện Mường Khương qua các năm . 51
3.1.2. Cơ cấu đàn lợn Mường Khương trong một số xã điều tra . 54
3.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản
xuất của lợn Mường Khương . 56
3.2.1. Đặc điểm sinh học về màu sắc lông . 56
3.2.2. Đặc điểm sinh học về sinh sản của lợn Mường Khương . 58
3.2.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn cái Mường Khương . 58
3.2.2.2. Khả năng sinh sản của lợn nái Mường Khương . 60
3.2.3. Đặc điểm sinh học về khả năng sinh trưởng của lợn Mường Khương . 64
3.2.3.1. Sinh trưởng của lợn con theo mẹ giai đoạn bú sữa . 64
3.2.3.2. Sinh trưởng của lợn thịt trong điều kiện nuôi thả rông . 69
3.2.3.3. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thịt nuôi thả rông . 70
3.2.3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Mường Khương trưởng thành nuôi thịt . 73
3.2.3.5. Sinh trưởng của lợn thịt trong điều kiện nuôi thí nghiệm . 75
3.3. Kết quả mổ khảo sát lợn thịt thí nghiệm nuôi từ 3 - 7 tháng tuổi . 81
3.4. Kết quả phân tích thành phần hoá học thịt lợn . 84
3.5. Kết quả của biện pháp tác động thức ăn cho lợn Mường Khương
nuôi thịt từ 3 - 7 tháng . 85
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 88
1. Kết luận . 88
2. Đề nghị . 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

. Tất cả đầu lợn đen, giữa trán có
một điểm trắng, tất cả đều có cổ khoang chia lợn ra 2 phần. Có 2 loại hình.
Loại Móng Cái xương to, và loại Móng Cái xương nhỏ. Loại xương nhỏ có
tầm vóc nhỏ, đầu nhỏ, mõm hơi dài và thẳng, chân nhỏ đi bàn, lưng hơi
võng. Loại hình xương to thì ngược lại, đầu to, mõm dài vừa phải và bè,
trán có nếp nhăn, tai to ngang, chân to, tầm vóc trung bình, có 12 vú trở lên,
thể chất yếu, (Nguyễn Khánh Quắc và CS, 1995) [35].
Theo Vũ Kính Trực, (1995) [52]: Lợn Móng Cái nuôi ở Tràng Bạch
qua 95 lứa đẻ từ năm 1987 - 1991 cho thấy: Trung bình số con sơ sinh đẻ ra
còn sống là 11,64 con, lúc 30 ngày tuổi là 8,65 con, lúc 60 ngày tuổi 8,51
con. Những số liệu trên cho thấy rõ tính đẻ sai con của lợn Móng Cái (chắc
chắn nhờ cùng 1 cơ chế di truyền có được từ giống lợn Trung Quốc). Sở dĩ
số lượng con 1 tháng tuổi và 2 tháng tuổi thấp là do chăm sóc nuôi dưỡng
kém. Như vậy lợn Móng Cái Việt Nam phải có được giá trị như một nguồn
dự trữ gen, về tính sinh sản cao bằng nhân thuần chủng một cách có hệ
thống, có thể pha thêm máu những lợn giống Thái Hồ của Trung Quốc nhất
là giống Mai Sơn để kế thừa và phát triển tính cao sản của nó. Tác giả cho
biết có một lợn Móng Cái ở Quảng Uyên, Quảng Ninh, trong 5 năm lứa nào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
cũng đẻ trên dưới 20 con, kỷ lục là 27 con. Một lợn Móng Cái khác cũng ở
Quảng Ninh qua 3 năm nuôi đẻ 2 lứa/năm và mỗi lứa 17 - 18 con, kỷ lục là
24 con. So với lợn Thái Hồ của Trung Quốc kỷ lục 32 con/lứa thì lợn Móng
Cái của ta cũng chẳng kém lợn Thái Hồ là mấy.
Tóm lại: Lợn Móng Cái có ngoại hình đồng nhất, thành thục sớm, đẻ
nhiều con, nuôi con khéo. Có nhiều mặt cải tiến hơn lợn Ỉ, có tầm vóc to
hơn và dài mình hơn. Có khả năng đẻ 10 con/ổ, khả năng tiết sữa đạt và
vượt chỉ tiêu 30 kg, khả năng tiêu hoá và sử dụng thức ăn thô xanh tốt. Lợn
Móng Cái có nhược điểm như tầm vóc còn nhỏ, thể chất yếu, lưng võng,
bụng sệ, chân đi bàn, tăng trọng chậm, mình ngắn, ngực mỏng. Do vậy,
phương hướng là tăng cường công tác chon lọc và nhân thuần để nâng cao
tầm vóc, cải tạo các nhược điểm của lợn mẹ, cho lai tạo với các giống lợn
ngoại để nâng cao tầm vóc.
* Giống lợn Ỉ
Các tác giả Đỗ Xuân Tăng và CS (1994) [37], Nguyễn Khánh Quắc
và CS, (1995) [35] cho biết: Giống lợn Ỉ được nuôi phổ biến ở đồng bằng
châu thổ sông Hồng, là một trong những giống lợn được nhân dân ta chọn
lọc, nhân giống và nuôi dưỡng từ lâu.
Về nguồn gốc: Chưa có một tài liệu nào xác định một cách chính xác,
đầy đủ và khoa học. Nhưng qua một số đặc điểm chủ yếu là địa bàn phân bố
của lợn Ỉ, nhiều ý kiến nhận định rằng: Lợn Ỉ bắt nguồn từ Nam Định (cũ)
tức là Hà Nam ngày nay, do lợn Ỉ ở đây thuần chưa bị pha tạp.
Hiện nay, có thể do khả năng tăng khối lượng thấp, tỷ lệ mỡ cao và
sức sinh sản thấp hơn so với giống Móng Cái, dẫn đến hiệu quả nuôi giống
lợn này không cao. Vì lý do đó giống lợn Ỉ bị giống Móng Cái chiếm chỗ và
số lượng lợn Ỉ bị giảm nhanh và hiện tại có nguy cơ bị mất trong sản xuất.
Thực tế giống lợn Ỉ chỉ tồn tại với một số lượng ít ở Thanh Hoá và một vài
vùng khác, nhưng với độ thuần chủng không cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có lông đen tuyền, đầu nhỏ thô,
mõm ngắn cong, bụng sệ, có 10 vú, chân yếu, lợn có hướng sản xuất mỡ.
Lợn ỉ có 2 nhóm là Ỉ pha và Ỉ mỡ.
Đặc điểm sinh trưởng phát dục: Lợn Ỉ lúc 2 tháng tuổi đạt 5,0 kg,
lúc trưởng thành đạt 85 kg.
Khả năng sinh sản: Lợn Ỉ khả năng thành thục về tính sớm, con cái 3 - 4
tháng tuổi đã có biểu hiện động dục, chu kỳ động dục là 19 - 21 ngày, thời
gian động dục là 3 - 4 ngày, thời gian chửa 110 - 115 ngày, lợn nái có thể
đẻ 9 - 11 con/ổ, tỷ lệ nuôi sống đạt cao 90 - 92%.
* Giống lợn Lang Hồng
Đây là giống lợn nổi tiếng ở vùng Bắc Ninh, thuộc nhóm còn có lợn
Lang Lạng Sơn, Thái Bình, Thái Nguyên... nhóm lợn Lang này có pha máu
lợn Móng Cái với lợn địa phương, lông da lang từng nhóm trên mình,
không ổn định như lợn Móng Cái.
Ngoại hình: Lợn Lang Hồng có ngoại hình tương tự giống lợn Móng
Cái, đầu to vừa phải, mõm bé và dài, tai to cúp về phía trước, cổ ngắn, lưng
võng, bụng to, xệ nên hai hàng vú thường xuyên quyết đất.
Màu sắc lông giống như lợn Móng Cái, màu đen, ở giữa trán có điểm
trắng hình tam giác, giữa tai và cổ một dải trắng cắt ngang kéo dài từ bụng
đến chân, lưng và mông có màu đen kéo dài đến khấu đuôi và đùi không
giống yên ngựa như ở giống Móng Cái.
Đặc điểm sản xuất có thua kém so với lợn Móng Cái nhưng không
đáng kể. Nái sinh sản có 10 - 12 vú trở lên, đẻ 10 con/ổ, khối lượng sơ sinh
0,435 kg/con, 2 tháng tuổi 5,88 - 6,1 kg. Lợn nuôi thịt 10 tháng tuổi đạt 58 - 59
kg, tỷ lệ mỡ 41% với tiêu tốn 5,8 - 6,1 kg thức ăn hỗn hợp cho 1kg tăng trọng.
Nguyễn Thiện và CS, (2005) [47] cho biết, do giống lợn Lang Hồng là loại
hướng mỡ nên thường được giết thịt khi khối lượng còn nhỏ, khoảng 55 - 60
kg (10 - 12 thang tuổi). Chất lượng thịt xẻ tương đương giống lợn Móng Cái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
là: tỷ lệ thịt móc hàm đạt 65 - 68%, tỷ lệ mỡ chiếm khoảng 35 - 37, tỷ lệ
nạc là 36 - 40%.
* Giống lợn Mẹo
Về nguồn gốc: Giống lợn này được nuôi nhiều ỏ vùng núi cao nơi
có đồng bào người Hmông sinh sống, số lượng được phân bố nhiều ở
vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, ngoài ra giống lợn Mẹo còn được nuôi ở
Lào Cai, Yên Bái.
Về Ngoại hình: Lợn Mẹo được chia là 3 nhóm: Nhóm lợn đen có 6
điểm trắng, đầu to, mặt hơi gẫy, tai to tròn hơi ngả về phía trước, cổ to và
ngăn, ngực nở và sâu, lưng thẳng, mông nở, gốc tai to và dài, bụng gọn.
Nhìn chung, lợn nhóm này có ngoại hình phát triển tương đối cân đối, tầm
vóc to, lông da thưa, chúng thuộc loại hình xương to.
- Nhóm lợn màu đen tuyền, đầu nhỏ và ngắn, cổ nhỏ mảnh, vai, ngực,
mông kém phát triển, bộ xương nhỏ, thể chất yếu.
- Nhóm lợn Mẹo lang ngoại hình tương tự như nhóm lợn đen tuyền,
chỉ khác là màu lông lang trắng đen.
Khả năng sinh sản: Lợn thành thục sớm, lợn đực 5 tháng tuổi có thể
nhảy, lợn cái thành thục muộn vào khoảng 8 -9 tháng tuổi. Chu kỳ động dục
là 18 - 21ngày, thời gian động dục 2 - 4 ngày. Lợn thường đẻ một năm 1
lứa, khoảng từ 5 - 10 con/lứa, tỷ lệ nuôi sống thấp 60 - 70%.
Khả năng sản xuất: Khối lượng trưởng thành con đực đạt 140 kg,con
cái đạt 130 kg. Tỷ lệ móc hàm 65 - 80%, tỷ lệ thịt nạc 45 - 65%, tỷ lệ mỡ
là15 - 25%. Tăng khối lượng trung bình từ 250 - 300g/ngày. Giống lợn này
chủ yếu được nuôi để khai thác thịt trong vùng có kinh tế và điều kiện chăn
nuôi chưa tốt, (Nguyễn Thiện và CS, 2005) [47].
So với giống lợn Mường Khương thì lợn Mẹo sinh trưởng, phát dục
tốt hơn, khối lượng sơ sinh của lợn Mẹo là: 0,4 - 0,6 kg, cai sữa 2 tháng tuổi
6 - 7 kg, 12 th...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status