Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn đực lai LY và L19 nuôi tại tỉnh Bắc Giang - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn đực lai LY và L19 nuôi tại tỉnh Bắc Giang



Môc lôc
Nội dung Tr ang
Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng biểu v
Danh mục các biểu đồ và đồ thị v
Danh mục các chữ viết tắt vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính c ấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài: 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học 4
1.1.1. Ưu thế lai và ứng dụng của nó trong chăn nuôi lợn 4
1.1.2. Một số đặc điểm của các giống lợn nuôi tại Bắc Giang 10
1.1.3. Đặc điểm về sinh trưởng và phát dục của lợn 11
1.1.4. Một số đặc điểm sinh lý sinh dục ở lợn đực 13
1.1.5. Sinh lý sinh dục ở lợn cái 23
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch 25
1.1.7 Ảnh hưởng của mùa vụ và môi trường pha chế tới sức hoạt động của tinh trùng26
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngo ài nước 33
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 33
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 37
Chương 2. ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Đối t ượng và vật liệu nghiê n cứu 42
2.1.1. Đối tư ợng nghiên cứu 42
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 42
2.2. Địa điểm và thời gian nghiê n cứu 43
2.3. Nội dung nghiên cứu 43
2.3.1. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của l ợn đực giống 43
2.3.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của đàn nái giống Móng Cái khi được phối giống bằng tinh dịch của các lợn đực giống kiểm tra44
2.3.3. Nghiên cứu khả năng sinh trư ởng của đàn lợn con sinh ra khi cho phối giống bằng tinh dịch của lợn đực giống kiểm tra với lợn cái giống Móng Cái44
2.4. Phương pháp nghiên c ứu 44
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống kiểm tra 44
2.4.2. Phương pháp đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái 49
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của
đàn lợn con từ sơ sinh đến khi cai sữa và từ khi cai sữa đến 56 ngày51
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 52
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 53
3.1 Kết quả đ ánh giá khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống nuôi tại Bắc Giang53
3.1.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về chất lư ợng tinh dịch của lợn đực giống kiểm tra53
3.1.2 Tổng hợp chất lượng tinh dịch của 3 giống lợn đực giống kiểm tra 58
3.1.3 Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến các chỉ tiêu thể tích, hoạt lực,
nồng độ và VAC của lợn đực giống nuôi tại Bắc Giang61
3.1.4. Sức số ng và thời gian sống c ủa tinh trùng lợn trong môi trường TH5 66
3.2. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu khả năng sinh sản c ủa nái giống
Móng Cái khi phối giống với các lợn đực giống kiểm tra67
3.3 Kết quả theo dõi khả năng sinh tr ưởng của đàn lợn con đã sinh ra từ
các công thức lai72
3.3.1 Sinh trư ởng tích luỹ của lợn con 72
3.3.2 Sinh trư ởng tương đối 75
3.3.3 Sinh trưởng tuyệt đối 76
3.3.4 Tiêu tốn thức ăn / 1 kg lợn lúc cai sữa và 1 kg tăng khối lượng từ cai
sữa đến 56 ngày tuổi78
3.3.5 Chi phí thức ăn / kg lợn cai sữa và kg tăng khối lượng từ lúc cai sữa
đến 56 ngày tuổi 81
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 84
1. Kết luận 84
2. Đề nghị 85
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ Đư ỢC CÔNG BỐ86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt và CS (1994) [50] đã thông báo về kết
quả nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi lợn lai như sau: ở cặp lai ĐB (ĐB x
MC) có số con đẻ ra là 13,2, số con cai sữa 10,27 và khối lượng cai sữa/ con
9,08kg tương ứng với các chỉ tiêu trên cặp lai ĐB (L x MC) có kết quả 12,1;
10 và 8,85. Lợn lai ĐB (ĐB x MC) có các chỉ tiêu nuôi vỗ béo như tăng trọng
731gam/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,2 ĐVTA/kg tăng trọng và tỷ lệ nạc 47,3%.
Trong khi đó ở lợn lai L (ĐB x MC) đạt các chỉ tiêu tương ứng là 618; 3,3 và
48. Nguyễn Hải Quân và CS (1994) [39] đã nghiên cứu lai kinh tế giữa lợn
đực lai F1 (L x ĐB) với nái Móng Cái, kết quả cho thấy con lai đạt thành tích
cao về phần thịt có giá trị 53,4%. Kết quả kiểm tra đực lai (L x ĐB) của Đinh
Văn Chỉnh (1993) [14] cho thấy: tăng trọng trong thời gian kiểm tra
629,7g/ngày, tiêu tốn 3,39 kg TA/kg tăng khối lượng. Kết quả nghiên cứu con
lai (Yorkshire x Pietrain) x Yorkshire của Lê Thanh Hải (1995) )[23]cho thấy,
con lai đạt mức tăng trọng 537,04g/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,51kg/kg tăng
trọng và tỷ lệ nạc 56,23%. Việc sử dụng lợn đực lai (ngoại x ngoại) và lợn cái
lai (ngoại x ngoại) cũng được Lê Thanh Hải (1995) [23] nghiên cứu và cho
thấy lợn lai D x (Y x L) đạt 567g/ngày, tiêu tốn 3,24kg/kg tăng trọng, tỷ lệ
nạc 58%. Đồng thời nhiều tác giả cũng nghiên cứu hiệu quả kinh tế nuôi lợn
ngoại cho thấy lãi suất/ con đạt 288.000đ ở lợn lai 3 giống, 232.000đ ở lợn lai
2 giống và 208.000đ ở lợn thuần.
Một số kết quả nghiên cứu còn cho biết, dùng lợn đực Đại bạch cho
phối giống với lợn nái Móng Cái cho số con sơ sinh còn sống để lại nuôi, số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
con còn sống đến 60 ngày tuổi tương ứng là: 10,7 và 9,69 con/lứa. Khối lượng
sơ sinh/ ổ và 60 ngày/ ổ là: 7,17kg và 63,6kg và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa
đạt 72,2%. Tuy nhiên các công thức lai trên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày
càng tăng của người tiêu dùng, nên trong các năm vừa qua các nhà khoa học
đã nghiên cứu cho lai tạo các giống lợn ngoại như công thức lai 3 máu, 4 máu
đã tạo ra các tổ hợp có năng suất cao đáp ứng nhu cầu chăn nuôi lợn hướng
nạc hiện nay.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 1907, Ivanov đã thụ tinh nhân tạo thành công trên nhiều loài gia
súc và chính ông là người đưa ra một số lý luận cơ bản đặt nền móng cho
ngành khoa học thụ tinh nhân tạo. Ông cho rằng quá trình thụ tinh là sự kết
hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Ông bác bỏ quan niệm
chỉ có phản xạ tính dục mới có quá trình thụ tinh và cho rằng không cần chất
tiết của tuyến sinh dục phụ, tinh trùng vẫn có khả năng thụ thai (Nếu tinh
trùng đã thành thục). Ông còn cho rằng tinh trùng có thể bảo tồn và vận
chuyển đi xa. (Trích từ Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh, 1993) [47].
Amantea năm 1914 đã dùng âm đạo giả để lấy tinh cho gia súc. Những
năm gần đây ở nhiều nước đã nghiên cứu và ứng dụng thụ tinh cho bò, trâu, cừu.
Từ năm 1930 Liên Xô là nước đầu tiên nghiên cứu thụ tinh nhân tạo cho lợn,
Mokenzie (1931-1937) lần đầu tiên kiểm tra tinh dịch lợn. Năm 1932,
Milovanop đã nghiên cứu môi trường pha chế bảo tồn tinh dịch. Và chính ông là
người đầu tiên thành công trong việc nghiên cứu môi trường tổng hợp INRA.
Ở châu Âu, Coronel (1953) Mauleon, Glower và Marin (1954), Glower
(1955), Milovanov (1957) nghiên cứu phương pháp kiểm tra tinh dịch lợn.
C.Polge (1956), Suidelis (Nam Tư) và Aamdal (Na Uy) năm 1957 cũng
nghiên cứu về phẩm chất tinh dịch lợn. Đặc biệt C.Polge, Aamdal đã dùng âm
đạo giả ngắn để lấy tinh dịch cho lợn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Trong năm 1970, Milovanov và các nhà nghiên cứu thụ tinh nhân tạo
cho lợn ở Liên Xô đã dẫn tinh cho 1.500.000 con lợn nái có kết quả bằng thụ
tinh nhân tạo.
Smidt (1965) đã nghiên cứu sâu hơn về thụ tinh nhân tạo cho lợn, như
tuổi của đực giống dùng vào thụ tinh nhân tạo chỉ nên từ 1-5 tuổi. Mỗi tuần
chỉ nên lấy tinh từ 2 đến 3 lần, bội số pha loãng tinh dịch phụ thuộc vào nồng
độ tinh dịch. Nhiệt độ bảo tồn tinh dịch từ 15-180C và cũng có thể làm lạnh
suống 5 đến 100C. Liều tinh dẫn một lần cho lợn nái từ 50 đến 100ml.
Từ những năm 1970 trở lại đây, công tác nghiên cứu và ứng dụng thụ
tinh nhân tạo cho lợn đã được nghiên cứu sâu hơn, nhiều tác giả ở Anh, Pháp
đã nghiên cứu về sinh hoá học của tinh dịch, về sự chuyển động của tinh trùng,
đặc biệt là việc nghiên cứu phương pháp bảo tồn tinh dịch ở nhiệt độ thấp bằng
Nitơ lỏng - 1960C. Smidt lần đầu tiên đã dùng tinh dịch lợn được ướp lạnh ở
nhiệt độ - 1960C để dẫn tinh cho lợn nái và bước đầu thu được kết quả.
Các nước Đông Âu như Hungari, Tiệp Khắc, Đức, nhất là Liên Xô đã
coi biện pháp thụ tinh nhân tạo cho lợn là một khâu quan trọng để cải tạo
giống, thúc đẩy tiến bộ di truyền cho thế hệ sau.
Những chỉ tiêu mà công ty Clayton-Agri-Marketing, Inc (Mỹ) (Although
GC, 1997) [61] sử dụng để đánh giá tinh dịch lợn gồm có: sức hoạt động
>70%, tổng số tinh trùng tiến thẳng > 15tỷ/ 1 lần xuất tinh, tỷ lệ tinh trùng kỳ
hình < 20% là tinh dich của lợn đực được dùng trong thụ tinh nhân tạo.
Theo tài liệu của Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [47].
Trong nhiều thập kỷ qua trở lại đây, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành
công nhiều tiến bộ kĩ thuật và đã mang lại những thay đổi rõ rệt về các tính
trạng năng suất, góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng thịt, tăng khối
lượng đạt 700 -900 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt từ: 2,3 -
2,6kg thức ăn, độ dày mỡ lưng từ 1-1,5 cm, tỷ lệ nạc từ 55-57%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Theo kết quả nghiên cứu một số tác giả ngoài nước thì khả năng sản
xuất của một số tổ hợp lai ở Mỹ cho thấy, đối với giống thuần L, Y, D và H
thì không có ưu thế lai ở đời con, nhưng tỷ lệ thụ thai ở D và H cao, đạt tương
đương nhau là 85,0%, trong khi đó Y, L đạt thấp hơn tương ứng 72 và 69%,
độ dày mỡ lưng đạt cao nhất ở lợn L là 1,25cm và thấp nhất ở H (1,00cm),
tiêu tốn thức ăn đạt cao nhất ở lợn L là 3,4 kg và thấp hơn ở giống Y và D là
(3,33 và 3,35), thấp nhất ở giống H (3,30kg).
Đối với tổ hợp lai 2 giống như (L x Y) và (D x Y) cho ưu thế lai ở đời
con là rất cao, với tỷ lệ thụ thai tương đương nhau là 72%, độ dày mỡ lưng
cao đạt tương ứng là 1,25 và 1,22 cm. Tiêu tốn thức ăn cao ở L x Y là 3,31 kg
còn D x Y là 3,27 kg.
Đối với tổ hợp lai giữa 3 giống H x (Y x D), D x (H x Y) và Y x (D x H)
ưu thế lai ở đời con là tương đương nhau 85,7%, tỷ lệ thụ thai cao nhất ở Y x (D
x H) là 85% và thấp ở H x (Y x D) là 80%, dày mỡ lưng đạt cũng gần tương
đương nhau, ở H x (YxD) là 1,1cm; lợn Dx (H x Y) là 1,6 cm và Y x (D x H) là
1,19 cm; tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng tương ứng ở các giống là 3,26;
3,27; 3,28kg.
Các nước có nền chăn nuôi phát triển như Mỹ và Canada...đã sử dụng
các tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ các giống lợn cao sản như: L, Y, D. H. Các ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status