Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khoá một số kiến thức chương Động lực học chất điểm SGK vật lý lớp 10 nâng cao - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khoá một số kiến thức chương Động lực học chất điểm SGK vật lý lớp 10 nâng cao



2.2.1. Mục đích điều tra:
- Tìm hiểu thực tếdạy học nội dung kiến thức phần “Động lực học chất điểm” ởmột số
trường THPT tại tỉnh Daklak. Từ đó, tìm ra những khó khăn, hạn chếtrong dạy và học nhằm tìm
hiểu những nguyên nhân, đềxuất biện pháp khắc phục, làm cơsở đểsoạn thảo một sốtiến trình
dạy học bằng cách tổchức dạy học dựán trong hoạt động ngoại khoá vật lý phần “Động lực học
chất điểm”.
- Tìmhiểu thực tếviệc tổchức hoạt động ngoại khoá bộmôn vật lý ởcác trường THPT tại
tỉnh Daklak. Từ đó, tìm nguyên nhân vềhiệu quảcũng nhưvềviệc hoạt động ngoại khoá chưa
được tổchức rộng rãi, thường xuyên và phong phú tại các trường THPT. Trên cơsở đó, đềxuất
các biện pháp tổchức hoạt động ngoạikhoá phù hợp, tăng cường hiệu quảcủa các hoạt động
ngoại khoá bộmôn vật lý cũng nhưtăng tính hấp dẫn của môn học đối với học sinh.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

nh luật để giải thích các hiện tượng trong thực tế và kỹ thuật.
 Kỹ năng diễn đạt các đại lượng vật lý bằng hình vẽ.
 Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải các bài tập trắc nghiệm.
2.2. Điều tra thực tiễn:
2.2.1. Mục đích điều tra:
- Tìm hiểu thực tế dạy học nội dung kiến thức phần “Động lực học chất điểm” ở một số
trường THPT tại tỉnh Daklak. Từ đó, tìm ra những khó khăn, hạn chế trong dạy và học nhằm tìm
hiểu những nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục, làm cơ sở để soạn thảo một số tiến trình
dạy học bằng cách tổ chức dạy học dự án trong hoạt động ngoại khoá vật lý phần “Động lực học
chất điểm”.
- Tìm hiểu thực tế việc tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn vật lý ở các trường THPT tại
tỉnh Daklak. Từ đó, tìm nguyên nhân về hiệu quả cũng như về việc hoạt động ngoại khoá chưa
được tổ chức rộng r•i, thường xuyên và phong phú tại các trường THPT. Trên cơ sở đó, đề xuất
các biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá phù hợp, tăng cường hiệu quả của các hoạt động
ngoại khoá bộ môn vật lý cũng như tăng tính hấp dẫn của môn học đối với học sinh.
2.2.2. Đối tượng điều tra:
- Giáo viên vật lý tham gia khoá bồi dưỡng hè của sở GDĐT Tỉnh Daklak.
- Học sinh lớp 10 THPT chương trình nâng cao trường THPT chuyên Nguyễn Du, tỉnh
Daklak.
2.2.3. Nội dung điều tra:
- Điều tra giáo viên: thực hiện bút vấn với 34 giáo viên vật lý tập huấn hè; dự giờ, phỏng vấn
trực tiếp 6 giáo viên trong tổ vật lý trường THPT chuyên Nguyễn Du thuộc tỉnh Daklak về phương
pháp lên lớp, nội dung chương trình, các khó khăn, hạn chế thường gặp phải khi giảng dạy phần
kiến thức “Động lực học chất điểm” lớp 10 nâng cao. Bên cạnh đó, cũng thực hiện bút vấn để điều
tra về thực tế thực hiện các hoạt động ngoại khoá vật lý (bản điều tra xem phụ lục 3 : Phiếu điều
tra giáo viên).
- Điều tra học sinh: thông qua 313 bài kiểm tra cho toàn khối 10 nâng cao của trường THPT
chuyên Nguyễn Du để phát hiện sai lầm, khó khăn của học sinh khi học kiến thức “Động lực học
chất điểm”(bản điều tra xem phụ lục 4: Kiểm tra kiến thức); điều tra tình cảm, thái độ của 25 học
sinh (thành viên câu lạc bộ vật lý) với việc học tập vật lý, những mong muốn, kỳ vọng của các em
để sao cho việc học vật lý trở nên thú vị, hấp dẫn hơn, điều tra về các hoạt động ngoại khoá bộ
môn vật lý mà các em mong muốn được tham gia (bản điều tra xem phụ lục 5: Phiếu điều tra học
sinh về hoạt động ngoại khóa).
2.2.4. Phân tích kết quả điều tra:
2.2.4.1. Kết quả điều tra giáo viên:
a. Về dạy học kiến thức chương “Động lực học chất điểm”
- Phần lớn giáo viên (22/34) đánh giá nội dung chương trình của chương “Động lực học chất
điểm” lớp 10 nâng cao hơi nặng, yêu cầu cao so với năng lực học sinh trên địa bàn tỉnh Daklak,
đặc biệt với học sinh khu vực miền núi và nông thôn. Trong khi đó, thời gian phân phối chương
trình dành cho dạy và học chương này lại hơi thiếu, có những bài không đủ thời gian để đảm bảo
các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng. Ví dụ, bài “Lực hướng tâm và lực quán tính li tâm, hiện
tượng tăng, giảm, mất trọng lượng” có nội dung bài dài và một số điểm khá phức tạp. Khái niệm
lực hướng tâm cũng như lực quán tính li tâm đều là những khái niệm hơi trừu tượng, khó tưởng
tượng và học sinh dễ bị hiểu sai. Vấn đề tăng, giảm, mất trọng lượng là vấn đề thú vị nhưng phức
tạp. Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu được tường tận hay tổ chức hoạt động dạy học để các em chủ
động chiếm lĩnh các kiến thức này thì không có đủ thời gian.
- Trong quá trình dạy học, khá nhiều giáo viên, kể cả những giáo viên lâu năm, nhiều kinh
nghiệm vẫn gặp phải khó khăn khi dạy các cụm kiến thức cơ bản của chương (ba định luật Newton
và các lực cơ học), trong đó, khó khăn lớn nhất gặp phải là khi tiến hành các thí nghiệm nghiên
cứu khảo sát cũng như các thí nghiệm minh họa.
- Theo đánh giá của giáo viên, khó khăn thường gặp nhất ở học sinh khi học tập chương
“Động lực học chất điểm” là vận dụng kiến thức để thấy ứng dụng của kiến thức vật lý trong kỹ
thuật và hiểu được vai trò, ý nghĩa của các kiến thức học được trong cuộc sống.
- Về mức độ trọng tâm của kiến thức, đa số giáo viên được điều tra đều xếp các định luật
Newton lên vị trí quan trọng hàng đầu, sau đó đến kiến thức về các lực cơ học.
- Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, phần lớn giáo viên cho rằng phương pháp thực nghiệm vật lý là phù hợp để dạy
học chương này và để tăng hiệu quả dạy và học, cần tăng thời gian rèn luyện kỹ năng cho học
sinh.
- Đối với dạy học theo dự án, đa số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc triển khai thực
tế, nhưng vẫn đánh giá thấp tính khả thi của phương pháp dạy học này vì không phù hợp với thực
tế điều kiện dạy học và chưa phù hợp với cách đánh giá hiện nay trong nhà trường Việt Nam. Đặc
biệt đối với chương “Động lực học chất điểm”, dạy học dự án được đánh giá chỉ thích hợp áp dụng
cho một số bài cụ thể, dưới hình thức củng cố, ôn tập, mở rộng kiến thức.
b. Về tổ chức hoạt động ngoại khoá ở trường THPT
- Kết quả điều tra cho thấy, hoạt động ngoại khoá vật lý đ• đựơc thực hiện nhưng chưa
thường xuyên, thậm chí, ở một số trường trong suốt năm học hoàn toàn không tổ chức cho học
sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá vật lý.
- Nhiều giáo viên vật lý (21/34) đánh giá khá cao sự cần thiết của các hoạt động ngoại khoá
vật lý, nhưng vẫn còn một số giáo viên (6/34 ý kiến) chưa ý thức hết vai trò của các hoạt động này,
cho rằng “có thì tốt nhưng không có cũng không sao”. Một số giáo viên (7/34) vẫn dè dặt về tính
khả thi của hoạt động ngoại khoá trong thực tế còn nhiều khó khăn của nhà trường hiện nay.
- Nguyên nhân làm cho hoạt động ngoại khoá vật lý chưa được tổ chức rộng r•i trong các
trường THPT nước ta hiện nay chủ yếu là do khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, ngừơi
tổ chức… Bên cạnh đó, phân phối chương trình học chính khoá khá nặng nề về thời gian và nội
dung yêu cầu khiến học sinh khó có thể tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khoá.
- Hình thức tổ chức ngoại khoá được đánh giá phù hợp và hiệu quả với học sinh là tổ chức
các cuộc thi đố vui, tìm hiểu về các hiện tượng vật lý, tổ chức sinh hoạt thường xuyên dưới dạng
câu lạc bộ vật lý cho những học sinh yêu thích vật lý.
- Những đề xuất có thể tăng hiệu quả của hoạt động ngoại khoá vật lý là cần có sự quan tâm,
đầu tư, khuyến khích của giáo viên, nhà trường và phụ huynh, cũng như cần có những tài liệu làm
cơ sở lý luận hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động ngoại khoá cho HS.
2.2.4.2. Kết quả điều tra học sinh:
a. Về học kiến thức chương “Động lực học chất điểm”
[P...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status