Luận án Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam - pdf 14

Download miễn phí Luận án Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình vẽ
Mở đầu 1
Chương 1. Nợ nước ngoài và Quản lý nợ nước ngoài 10
1.1. Tổng quan về nợ nước ngoài 10
1.1.1 Định nghĩa nợ nước ngoài 10
1.1.2 Phân loại nợ nước ngoài 12
1.1.3 Vai trò và chu trình của nợ nước ngoài 19
1.2. Quản lý nợ nước ngoài 25
1.2.1 Sự cần thiết của quản lý nợ nước ngoài 25
1.2.2 Nội dung quản lý nợ nước ngoài 27
1.2.3 Hệ thống quản lý nợ nước ngoài 45
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ nước ngoài 55
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ nước ngoài 57
1.3.1 Tình hình nợ nước ngoài của các nước trên thế giới 57
1.3.2 Chiến lược vay nợ và khủng hoảng nợ ở các nước châu Mỹ Latinh 60
1.3.3 Sử dụng vốn vay nước ngoài và khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Á cuối thập kỷ 90 65
1.3.4 Bài học đối với Việt Nam 68
Chương 2. Thực trạng quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 72
2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội và nợ nước ngoài giai đoạn 1995-2005 72
2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 1995-2005 72
2.1.2 Nợ nước ngoài giai đoạn 1995-2005 79
2.2. Thực trạng quản lý nợ nước ngoài 87
2.2.1 Khung thể chế và tổ chức quản lý nợ 87
2.2.2 Cơ chế quản lý nợ 97
2.2.3 Theo dõi và đánh giá tình hình nợ nước ngoài 106
2.3. Đánh giá chung về quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 111
2.3.1 Những thành tựu nổi bật của công tác quản lý nợ nước ngoài 111
2.3.2 Một số tồn tại trong quản lý nợ nước ngoài 115
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 122
Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 126
3.1. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý nợ nước ngoài 126
3.1.1 Mục đích quản lý nợ nước ngoài 126
3.1.2 Nguyên tắc quản lý nợ nước ngoài 126
3.2. Định hướng vay và trả nợ của Việt Nam trong thời gian tới 127
3.3. Giải pháp tăng cường quản lý nợ nước ngoài 131
3.3.1 Về quản lý nợ vĩ mô 131
3.3.2 Về thể chế và cơ chế quản lý 132
3.3.3 Tăng cường năng lực quản lý nợ 136
3.3.4 Hoàn thiện đánh giá tình hình nợ nước ngoài 138
Kết luận 150
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

thống ngân hàng vững mạnh. Tuy nhiên các công ty Indonesia vay một lượng lớn bằng USD. Sau khi khủng hoảng xảy ra với các nước trong khu vực đồng rupiah bắt đầu sụt giá, thị trường chứng khoán Indonesia suy giảm nhanh chóng. Trước khủng hoảng tỷ giá của rupiah là 1.800/1 đôla, trong thời gian khủng hoảng nó sụt xuống còn 18.000 rupiah/1 đôla.
Tăng trưởng kinh tế của các nước rơi vào khủng hoảng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc năm 1996 là 7.1%, năm 1997 giảm xuống 5.5% và năm 1998 rớt xuống -7.7%. Tình hình kinh tế ở Thái Lan cũng tương tự. Nếu như tỷ lệ tăng trưởng năm 1996 là 5.5%, năm 1997 rớt xuống -0.4% và năm 1998 rớt xuống -7%. Tình hình kinh tế của Indonesia còn trầm trọng hơn, tỷ lệ tăng trưởng năm 1996 là 8.2%, năm 1997 giảm xuống 2% và năm 1998 rớt xuống -16%. [44]
Ngay sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra, các phương tiện thông tin đã tập trung vào vai trò của tự do hoá thị trường tài chính, việc mở cửa cho các dòng đầu tư tài chính toàn cầu và thất bại của thị trường và coi đó là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng. Người ta cho rằng các nhà đầu tư đã dựa vào thông tin tích cực nhưng không đầy đủ và đã đầu tư quá nhiều vào một số lĩnh vực, sau đó lại dựa vào thông tin tiêu cực nhưng không đầy đủ đột ngột quyết định rút vốn ra khỏi một số nước.
Tuy nhiên, sau khi nhìn nhận các vấn đề một cách rõ ràng hơn người ta thấy có những nguyên nhân sâu xa hơn việc tự do hoá thị trường tài chính. Nhiều nhà kinh tế học tin tưởng rằng cuộc khủng hoảng Châu á được tạo ra không phải do tâm lý thị trường mà do các chính sách kinh tế vĩ mô bóp méo thông tin, dẫn đến tính bất ổn và hấp dẫn các nhà đầu cơ. “Tâm lý bầy đàn” ở đây được coi là hậu quả của việc các nhà đầu cơ hành xử hợp lý trong việc suy xét chính sách tiền tệ của Chính phủ (chính sách bảo vệ tỷ giá hối đoái cố định) mà họ đánh giá là không hợp lý và không thể duy trì lâu được.
Nói về khủng hoảng tài chính ở Đông á trong thập niên 90 phải lưu ý rằng những bài học thành công của các nước Đông á hầu như còn nguyên vẹn và vẫn tiếp tục phát huy sau giai đoạn điều chỉnh thích hợp. Ngoài ra, mặc dù rơi vào khủng hoảng nhưng tình hình tài chính ở Đông á vẫn lành mạnh hơn nhiều so với Mỹ La-tinh. Nếu như trong thời gian khủng hoảng nhiều nước ở châu Mỹ Latinh có tỷ lệ nợ nước ngoài lên tới 300% hay cao hơn so với thu nhập từ xuất khẩu, thì ở Đông á chỉ có Indonesia là có mức nợ nước ngoài cao đến mức đó, còn hầu hết các nước khủng hoảng khác có tỷ lệ nợ nước ngoài thấp hơn nhiều.
Bài học đối với Việt Nam
Dấu hiệu của khủng hoảng
Tình hình kinh tế tài chính của Châu Mỹ La-tinh và khu vực Đông á trước khủng hoảng có những điểm chung: cả hai khu vực đều có những chỉ số kinh tế vĩ mô rất khả quan như tốc độ tăng trưởng cao, luồng vốn nước ngoài đổ vào lớn, tuy nhiên thâm hụt cán cân thương mại rất cao, tỷ giá hối đoái thực tế cũng rất cao. Đây là hai dấu hiệu đặc biệt báo trước khủng hoảng.
Về việc sử dụng vốn vay nước ngoài
Bài học đầu tiên có thể rút ra từ hai cuộc khủng hoảng nợ ở các nước Mỹ Latinh và các nước Đông á, đó là không nên hoạch định chiến lược phát triển kinh tế dựa quá nhiều vào nguồn vốn vay nước ngoài. Mức nợ nước ngoài cao luôn kèm theo những rủi ro về tài chính mà Chính phủ các nước đang phát triển không thể kiểm soát được.
Một kinh nghiệm đáng quý trong chiến lược phát triển của các nước đã thành công là tầm quan trọng của việc dựa vào nguồn tích luỹ trong nước là chính và hạn chế đến mức tối thiểu sự lệ thuộc vào nước ngoài. Những nước thành công nhất là những nước có tỷ lệ nợ nước ngoài so với GNP khoảng 30%. Các nước có tỷ lệ nợ nước ngoài cao hơn như Indonesia (67%), Thái Lan (62%), Philippines (63%) là những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc khủng hoảng.
Quản lý chặt chẽ nguồn vốn vay nước ngoài là bài học quan trọng rút ra từ thực tế các nước Mỹ Latinh. Tuân thủ chặt chẽ mục tiêu sử dụng nguồn vốn là vấn đề có tính chất nguyên tắc. Nguồn vốn vay phải được sử dụng cho mục tiêu đầu tư phát triển, tránh việc sử dụng nguồn vay nước ngoài để tài trợ cho tiêu dùng. Đồng thời chính sách vay và sử dụng vốn vay phải tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư tư nhân – cơ sở để phát triển nền kinh tế một cách bền vững.
Phối hợp thực hiện các chính sách vĩ mô đảm bảo tiền đề cho chính sách nợ bền vững
Việc hoạch định và thực thi các chính sách vĩ mô như chính sách tài chính, chính sách tiền tệ để tạo sự ổn định vĩ mô là vô cùng quan trọng để chính sách vay nợ bền vững.
Duy trì tỷ giá hối đoái ở mức cạnh tranh cũng là một vấn đề căn bản để khuyến khích xuất khẩu, giảm lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu.
Bài học về chính sách phát triển khối công cộng và khối tư nhân cũng là điểm đáng nói. Chưa có nước nào thành công trong phát triển mà chỉ dựa vào các doanh nghiệp nhà nước. Một khối doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả có thể là gánh nặng đáng kể làm trầm trọng thêm những khó khăn tài chính. Thực tiễn ở các nước Đông á trong cuộc khủng hoảng vừa qua cũng cho thấy rằng cùng với các ngành công nghiệp lớn và hiện đại, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đóng góp rất đáng kể cho sự cất cánh của cả nền kinh tế, đồng thời mối liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ có tác động tích cực giúp cho các nền kinh tế có thể nhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng.
Bài học rút ra từ nguyên nhân các cuộc khủng hoảng cho thấy Chính phủ đóng vai trò quyết định trong định hướng phát triển nền kinh tế, đặc biệt trong chiến lược vay nợ nước ngoài. Các sai lầm trong chính sách kinh tế vĩ mô có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng to lớn.
Đảm bảo hệ thống thông tin đầy đủ trong quản lý
Theo kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông á trong thập niên 90 thì vai trò lãnh đạo trên cơ sở đầy đủ thông tin của Chính phủ trong việc định hướng phát triển là vô cùng quan trọng. Những kinh nghiệm phát triển thành công nhất, đặc biệt ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đều dựa trên vai trò lãnh đạo kiên quyết của Chính phủ dựa trên cơ sở đầy đủ thông tin. Lãnh đạo các nước này được cung cấp đầy đủ những thông tin đáng tin cậy về những thách thức sắp nảy sinh, việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển, nắm bắt cơ hội và thậm chí ngăn chặn được khủng hoảng. Lãnh đạo ở nhóm nước công nghiệp mới phát triển rất linh hoạt trong việc khắc phục những quyết định sai lầm và khuyết điểm trong quá khứ để hạn chế đến mức tối thiểu các tổn thất. Những nước thành công nhất là những nước lãnh đạo tham khảo ý kiến một cách kỹ càng với khu vực kinh tế tư nhân. Một thực tế ở các nước thành công nhất là trong khi quyền lãnh đạo chung thuộc về Chính phủ thì việc quản lý và phát triển kinh tế thuộc về tư nhân.
Kinh nghiệm của khủng hoảng cũng cho thấy một nước có thể rơi vào khủng hoảng nếu như các quyết sách của ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status