Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên



Trước cách mạng tháng tám và trong thời kỳ chống Pháp, Phổ Yên cũng đã
xuất hiện một số trang trại dưới hình thức đồn điền của tư bản nước ngoài và địa
chủ như đồn điền Chã, đồn điền Thác Nhái . Sau cách mạng Tháng Tám, Nhà
nước thực hiện cải cách ruộng đất và tiến hành phong trào hợp tác hoá trong
nông nghiệp, các trang trại này được xoá bỏ và đi vào sản xuất tập thể dưới hình
thức hợp tác xã.
Từ khi Nhà nước có chủ trương mới về giao đất giao rừng, đặc biệt Nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI và Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII cũng
như luật đất đai năm 1993 đã mở đường cho kinh tế trang trại phát triển trong cả
nước nói chung và ở Phổ Yên nói riêng.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

tương đối hoàn chỉnh. Toàn huyện có 1
bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa, 17 trạm y tế với tổng số 160 giường bệnh,
1.671 cán bộ y tế.
Hiện nay có 2 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, ngành Y tế huyện đang xây
dựng chuẩn quốc gia về y tế xã để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh
cho nhân dân.
2.1.3 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của huyện Phổ Yên
- Tăng trưởng kinh tế
Trong 5 năm qua (2001-2005), nền kinh tế huyện Phổ Yên đã hoàn thành
vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Sau đây là các chỉ tiêu phát triển kinh tế
chủ yếu của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Bảng 2.2 : Tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2001-2006
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2001 2002 2003 2004 2005 2006
1. Tổng GDP (giá CĐ 94) Tr.đồng 329.480 366.716 411.455 464.126 525.854 599.480
-Nông lâm nghiệp, thuỷ sản Tr.đồng 204.211 211.240 222.701 235.923 244.810 273330
-Công nghiệp xây dựng Tr.đồng 71.718 90.231 111.343 136.551 169.250 190420
- Dịch vụ Tr.đồng 53.541 65.245 77.411 91.652 111.794 135730
2. Tăng trƣởng kinh tế % 10,20 11,30 12,20 12,80 13,30 14,00
-Nông lâm nghiệp, thuỷ sản % 6,24 3,44 5,43 5,94 3,77 4,95
-Công nghiệp xây dựng % 16,37 25,81 23,40 22,64 23,95 24,40
- Dịch vụ % 18,63 21,86 18,65 18,40 21,98 22,90
Nguồn : Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Qua biểu trên cho thấy, nền kinh tế huyện tăng trưởng trong 5 năm đạt rất
cao (12,0%) - vượt 2% so với mục tiêu đề ra, cao hơn bình quân chung của tỉnh
Thái Nguyên (8,9%).
Như vậy, tổng GDP trên địa bàn huyện năm 2005 gấp 1,6 lần năm 2001
(theo giá cố định). Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 390 USD, vượt
11,4% so với mục tiêu đề ra, cao hơn bình quân chung cả tỉnh (năm 2004, GDP
bình quân đầu người của Thái Nguyên mới đạt 4,7 triệu đồng).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với mức tăng trưởng kinh tế cao, nền kinh tế huyện Phổ Yên trong 5
năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Bảng 2.3 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2001-2006
Chỉ tiêu Đ. vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1. GDP (giá hiện hành) Tr.đồng 431.174 481.743 590.672 725.435 845.480 1.160.960
- Nông lâm nghiệp,thuỷ sản Tr.đồng 269.336 285.121 328.691 374.740 418.497 496.700
- Công nghiệp xây dựng Tr.đồng 92.205 111.444 153.431 209.034 248.911 336.770
- Dịch vụ Tr.đồng 69.633 85.178 108.050 141.661 177.622 235.630
2. Cơ cấu GDP % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
- Nông lâm nghiệp,thuỷ sản % 62,47 59,14 55,65 51,66 49,55 46.,46
- Công nghiệp xây dựng % 21,38 23,13 26,06 28,81 29,44 31,50
- Dịch vụ % 16,15 17,68 18,24 19,53 21,01 22,04
Nguồn : Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Thực trạng phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp
Khu vực kinh tế nông nghiệp có mức tăng trưởng khá và ổn định (4,85%).
Giá trị sản xuất (giá cố định) năm 2005 đạt 352,9 tỷ đồng, tăng 19,0% so với
năm 2001. Khu vực kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất
hàng hoá gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.
Sau đây là một số chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp thời kỳ 2001-2006
huyện Phổ Yên :
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Bảng 2.4 : Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Phổ Yên
thời kỳ 2001-2006
Chỉ tiêu Đ.vtính 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1. Tổng giá trị SX (Giá CĐ
1994)
Tr.đồng 284.315 243.407 307.385 319.557 337.229 340.200
- Trồng trọt Tr.đồng 183.980 186.102 196.310 218.144 228.013 230.400
- Chăn nuôi Tr.đồng 100.306 105.483 108.252 97.812 104.560 94.100
- Dịch vụ Tr.đồng 29 2.322 2.797 3.551 4.656 15.700
2. Cơ cấu (giá hiện hành) % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100
- Trồng trọt % 64,74 65,55 64,10 65,59 63,49 61,01
- Chăn nuôi % 34,54 35,65 34,80 33,02 34,97 34,69
- Dịch vụ % 0,72 0,80 1,10 1,37 1,54 4.29
Nguồn : Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
- Ngành trồng trọt: chiếm tỷ lệ cao (63,49%) trong sản xuất nông nghiệp,
tốc độ tăng trưởng bình quân 5,1%/năm. Theo số liệu thống kê, diện tích canh
tác cây hàng năm giảm nhẹ, nhưng diện tích gieo trồng lại tăng do tăng được vụ;
hệ số sử dụng đất năm 2001 là 2,2, đến năm 2005 tăng lên 2,32. Trong cây hàng
năm thì diện tích gieo trồng lúa cả năm liên tục tăng. Năm 2005 diện tích lúa cả
năm là 10.090 ha, năng suất bình quân đạt 40,2 tạ/ha và sản lượng đạt 46,62
ngàn tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 384 kg/năm, vượt ngưỡng an ninh
lương thực (300 kg/người/năm). Đây là điều kiện thuận lợi để Phổ Yên chuyển
mạnh sang sản xuất hàng hoá.
Chè là cây công nghiệp quan trọng của huyện. Năm 2005 diện tích chè đạt
1.400 ha, sản lượng đạt 9.000 tấn. Tuy nhiên, chất lượng chè của huyện chưa
cao do giống cũ thoái hoá và chưa đầu tư thâm canh.
Diện tích cây ăn quả đạt 1.670 ha, tăng 220 ha so với năm 2001, trong đó
chủ yếu là cây Vải, Nhãn. Sản lượng cây ăn quả các loại đạt trên 12 ngàn tấn
(năm 2005). Cây ăn quả là thế mạnh của các xã vùng gò đồi phía Tây huyện.
Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày gồm Lạc, Đậu tương hầu như ổn định ở
diện tích 850-900 ha mỗi loại cây.
- Ngành chăn nuôi: tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao
(34,97%), cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (29,40%). Đây là một tỷ trọng tiến
bộ trong sản xuất nông nghiệp, đã chú trọng chất lượng vật nuôi, chuyển chăn
nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá và từng bước đưa chăn nuôi thành ngành sản
xuất chính. Việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại và thử nghiệm nuôi
bò sữa là hướng đi đúng đắn của ngành nông nghiệp Phổ Yên.
- Dịch vụ nông nghiệp: chiếm tỷ trọng nhỏ (1,54%), nhưng tốc độ tăng
trưởng bình quân những năm qua khá mạnh (19,4%).
- Ngành lâm nghiệp: trong thời gian qua, ngành lâm nghiệp huyện Phổ
Yên có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 5,75%/năm trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
thời kỳ 2001-2005. Sản xuất lâm nghiệp đã dịch chuyển theo hướng từ khai thác
sang lâm nghiệp xã hội, lấy lâm sinh làm gốc. Cơ cấu giá trị sản xuất đã chuyển
dịch tăng tỷ trọng khâu chăm sóc bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng; giảm tỷ
trọng khai thác.
- Ngành thuỷ sản: sản xuất thuỷ sản của huyện còn nhỏ bé, chỉ chiếm 2%
trong tổng giá trị sản xuất khu vực kinh tế nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng đạt
5,45%. Sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là khai thác cá thịt với sản lượng
đạt 620 tấn (năm 2005).
2. 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN PHỔ YÊN
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở
huyện Phổ Yên
Trước cách mạng tháng tám và trong thời kỳ chống Pháp, Phổ Yên cũng đã
xuất hiện một số trang trại dưới hình thức đồn điền của tư bản nước ngoài và địa
chủ như đồn điền Chã, đồn điền Thác Nhái ... Sau cách mạng Tháng Tám, Nhà
nước thực hiện cải cách ruộng đất và tiến hành phong trào hợp tác hoá trong
nông ngh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status