Giải pháp và mô hình chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư các vùng nhà nước thu hồi đất phát triển các KCN tập trung và đô thị tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ 2006-2010-2015 - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Giải pháp và mô hình chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư các vùng nhà nước thu hồi đất phát triển các KCN tập trung và đô thị tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ 2006-2010-2015



Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh tại Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ 17 (tháng 12/2005) đã xác định phương hướng và mục tiêu tổng quát đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 của tỉnh là : "Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, khai thác có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững hơn. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hoá, giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Tăng cường quốc phòng, quân sự địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế- xã hội phát triển. Không ngừng đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Phát huy mạnh mẽ vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 Bắc Ninh là tỉnh phát triển khá trong cả nước, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, tạo tiền đề để đến năm 2020 là tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ".



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ủ yếu là lao động được tuyển tại các địa phương trong tỉnh Bắc Ninh. Biểu dưới đây sẽ cho biết việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong KCN.
Biểu…..
LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH BẮC NINH
(Tính đến thời điểm 30/6/2005)
TT
KCN
LĐ khác
LĐ có nghề
LĐ phổ thông
Tổng số
1
KCN Tiên Sơn, Tân Hồng- Hoàn Sơn
162
2.752
2.599
5.513
2
KCN Quế Võ
0
655
176
831
3
KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn
0
70
380
450
Tổng cộng
162
3.477
3.155
6.794
Theo thống kê và vận hành các KCN thời gian qua thì 1 lao động trong KCN luôn kéo theo 2 lao động hoạt động dịch vụ bên ngoài KCN.
Qua kết quả bước đầu nêu trên cho thấy các KCN ở Bắc Ninh đã mang lại bầu không khí mới cho hoạt động sản xuất-kinh doanh trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần tích cực tạo ra một số sở vật chất, kỹ thuật thực hiện chiến lược CNH-HĐH, tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động làm việc trong và ngoài KCN là, hạt nhân hình thành các khu đô thị mới.
4.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Nhu cầu phát triển ngày càng cao của KCN, trình độ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị máy móc càng hiện đại thì trình độ của ngưởi lao động sản xuất, của người quản lý, đòi hỏi phải thường xuyên được nâng cao.
Thời gian qua, việc đào tạo đang chưa theo kịp thực tế phát triển của các KCN, đặc biệt là đào tạo công nhân kỹ thuật. Trong số lao động đang làm việc trong KCN có 65 -70 % lao dộng tại địa phương, trong số đó lao động đã được đào tạo tại các trường dạy trong tỉnh chỉ chiếm 21,5 %, còn lại là các lao động do chính các doanh nghiệp tự đào tạo. Có một thực tế là có công nhân được đào tạo qua các trường nghề không đáp ứng được trình độ đòi hỏi của KCN bởi các trang thiết bị của nhà trường nghề đã quá lạc hậu không theo kịp quá trình phát triển. Hiện nay, vẫn còn có những Trung tâm, Trường tiến hành việc đào tạo các chuyên ngành không phù hợp với các chuyên ngành trong KCN như Trường công nhân xây dựng, Trường công nhân hoá chất-mỏ, dẫn đến việc phải đào tạo lại tại các doanh nghiệp trong KCN.
Các nhà đầu tư quan niệm về chất lượng lao động chính là quan tâm tới chất lượng sản phẩm, tới sự sống còn của dự án đầu tư. Quá trình xúc tiến đầu tư vào các KCN đang đề ra hàng loạt công việc phải làm, trong đó có việc phải chú trọng tới chất lượng nguồn nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực phải nhìn từ hai giác độ đó là không chỉ dáp ứng yêu cầu của KCN mà còn đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất làm KCN được đảm bảo chuyển đổi nghề nghiệp, có cuộc sống ổn định và cải thiện hơn trước. Điều đó không chỉ mang ý nghĩa thực tế trước mắt mà còn mang đậm giá trị nhân văn cao cả.
4.3.3. Tăng cường quản lý Nhà nước về lao động địa phương.
Một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công cho phát triển các KCN, Khu đô thi là quản lý Nhà nước. Hiện nay, quản lý Nhà nước đối với KCN theo cơ chế "Một cửa, tại chỗ" đã phát huy tác dụng tích cực trong việc hình thành và phát triển các KCN. Cơ chế này được thực hiện thông qua cơ chế uỷ quyền của các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh cho Ban Quản lý các KCN tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và xã hội thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý Nhà nước.
Bằng cơ chế uỷ quyền, hiện nay Ban quản lý các KCN tỉnh, Sở lao động - Thương binh và Xã hội được trao quyền quyết định nhiều hơn trong quản lý Nhà nước về lao động; đồng thời được đòi hỏi nhiều hơn trong việc tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các Sở, ban ngành, UBND các huyện thị xã, giải quyết các công việc nhanh hơn, giảm thiểu, các chi phí cho việc thực hiện các thủ tục hành chính cho nhân dân, doanh nghiệp.
Tỉnh Bắc Ninh thực hiện cơ chế Một cửa, tại chỗ" đã phát huy tác dụng tốt, đã tạo được lòng tin đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn đang tồn tại nhiều thủ tục rườm rà, cần có sự chỉ đạo đồng bộ từ tỉnh tới các Sở, ban, ngành để khắc phục sớm trong thời gian tới.
Tóm lại, trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm đến công tác giai quyết việc làm và đào tạo nghể cho người lao động nhất là những người lao động đã thực hiện việc bàn giao đất cho Nhà nước để phát triển khu công nghiệp, đô thị. Hàng năm, Tỉnh đã tranh thủ các nguồn vốn từ chương trình quốc gia về giải quyết việc làm và các nguồn vốn khác cho vay để tạo việc làm mới cho người lao động. Việc tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khôi phục phát triển các làng nghề, phát triển các KCN, cụm công nghiệp vừa và nhỏ và thực hiện các đề án xuất khẩu lao động trong những năm 2001-2005 đã tạo việc làm cho trên 74.000 lao động, tăng bình quân trên 10%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng cao đạt mức 28% năm 2005. Việc, thực hiện chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm dã góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho các tầng lớp nhân dân nói chung, cho người dân có đất thu hồi phát triển khu công nghiệp và đô thị nói riêng, tạo tiền đề quan trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh.
5. Những vấn đề đặt ra qua kết quả điều tra (tính đến 1/7/2004) đối với một số vùng bị thu hồi đất tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả điều tra tính đến 1/7/2004 đối với một số vùng bị thu hồi đất phát triển KCN, đô thị tỉnh Bắc Ninh đã và đang đặt ra một số vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết trong thời gian tới.
5.1. Về chất lượng nguồn lao động.
Chất lượng nguồn lao động tại Bắc Ninh đã được nâng cao, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp đóng trên dịa bàn: Tỷ lệ lao động có trình độ tốt nghiệp PTTH so với lực lượng lao động chưa cao, lao động có trình độ học vấn từ tốt nghiệp Trung học trở xuống còn khá lớn, gây khó khăn cho công tác đào tạo nghề, ngoài ra họ không quen với môi trường lao động công nghiệp, chưa đáp ứng được những yêu cầu của công nghệ quản lý, sản xuất hiện đại của các doanh nghiệp. Mặt khác, công tác đào tạo nghề chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn, chưa tập trung đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Do vậy, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp kỹ thuật trở lên còn ít (7,7%), trong khi đó lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm trên 73%, thiếu lực lượng công nhân lành nghề như cơ khí, xây dựng. . . các chuyên ngành kinh tế, khoa học xã hội và lao động phổ thông thừa rất nhiều.
Qua điều tra cho thấy:
Đối với huyện Tiên Du: lao động ở đây chủ yếu là làm nông nghiệp và một số ngành nghề: sản xuất bếp than tổ ong (Hoàn Sơn); tơ tằm, xây dựng (Nội Đuệ)...Tỷ lệ lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh là khá cao vì ở đây tạo cho họ được thu nhập ổn định, trong khi đó tại địa phương không có nhiều nghề phụ. Tuy nhiên có một số người trong hộ dân, sau khi bàn giao đất cho Nhà nước đã quá tuổi tuyển dụng nên không được tiếp nhận vào làm việc tại ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status