Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh) - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài
Mỗi ngôn ngữ, thông qua ngôn từ có những cấu trúc tạo nghĩa khác nhau. Những cấu
trúc này thể hiện tư duy văn hoá dân tộc, tâm lý, trí thông minh và sự tài hoa của người bản
ngữ. Thành ngữ là một trong những cấu trúc tạo nghĩa ấy. Thành ngữ không chỉ có tác dụng
làm cho lời văn hay, hình tượng đẹp mà còn có tác dụng diễn tả ý tưởng một cách sâu sắc, tế
nhị, hàm súc. Đặc biệt là thành ngữ có thành tố chỉ động vật.
0.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Do vị trí quan trọng trong kho từ vựng của một ngôn ngữ, thành ngữ đã thu hút được sự
quan tâm của giới nghiên cứu. Thành ngữ không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ
học mà còn là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
Việc sử dụng thành tố chỉ động vật trong các kết cấu thành ngữ thể hiện nét độc đáo
của nhân dân lao động, phản ánh tâm lý - văn hoá một dân tộc, góp phần tạo nên tính dị biệt
trong cách diễn đạt bằng ngôn từ, trong cách nhìn, cách nghĩ của mỗi dân tộc đối với hiện
thực khách quan. Cùng chỉ một khái niệm, một hiện tượng, một trạng thái tình cảm nhưng
mỗi dân tộc sử dụng những yếu tố động vật khác nhau để diễn đạt. Những yếu tố chỉ động
vật này thể hiện nét ngữ nghĩa - văn hoá của từng dân tộc và thường được gọi là thành tố
văn hoá. Thí dụ, để chỉ chuyện ăn nhiều, người Việt Nam dùng hình ảnh con cọp, con trâu,
con rồng (ăn như hùm đổ đó, ăn như trâu, ăn như rồng cuốn…), người Anh lại dùng hình ảnh
con ngựa (eat like a horse). Còn khi chỉ chuyện ăn ít, người Anh dùng hình ảnh con chim (eat
like a bird), người Việt lại dùng hình ảnh con mèo (ăn như mèo). Người Việt Nam dùng hình
ảnh con trâu để chỉ tinh thần làm việc không biết mệt mỏi (hùng hục như trâu lăn), còn
người Anh lại mượn hình ảnh con ngựa (work like a horse) v.v..
Ở Việt Nam, thành ngữ tiếng Việt được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và đã có
rất nhiều công trình có giá trị về thành ngữ. Chẳng hạn Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ
(Nguyễn Văn Mệnh, 1972) [59]; Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt (Hoàng
Văn Hành, 1976)[19]; Thành ngữ trong tiếng Việt (Hoàng Văn Hành, 1987) [17]; Biến thể
của thành ngữ, tục ngữ (Vũ Quang Hào, 1993) [111]; Phương pháp trường và việc nghiên cứu
thành ngữ Anh – Việt (Phan Văn Quế, 1994) [87]; Đặc trưng văn hóa dân tộc nhìn từ thành
ngữ, tục ngữ (Nguyễn Xuân Hòa, 1994) [63]; Đặc điểm hình thái và ngữ nghĩa của thành ngữ
so sánh tiếng Việt (so sánh với thành ngữ so sánh tiếng Anh) (Lâm Bá Sĩ, 2002) [27]; So sánh
cấu trúc – chức năng của thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt (Hoàng Diệu Minh, 2002) [13].
Riêng về mảng thành ngữ có thành tố động vật trong tiếng Việt, Trịnh Cẩm Lan
(1995) khi nghiên cứu Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và những giá trị biểu trưng của thành
ngữ tiếng Việt trên cứ liệu thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật [102] có đề cập
đến thành ngữ động vật tiếng Việt nhưng chưa đi vào miêu tả cụ thể các nghĩa khác nhau
của mỗi từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ. Nguyễn Thuý Khanh trong Đặc điểm trường từ
vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga) (luận án
phó tiến sĩ, 1996), đã nghiên cứu khá sâu ngữ nghĩa tên gọi các động vật trong tiếng Việt và
có đề cập một phần “ý nghĩa biểu trưng của các thành ngữ so sánh có tên gọi động vật”
[57].
Ngoài ra, có một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:
 Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật tiếng Việt (Nguyễn Thúy
Khanh, Ngôn ngữ, số 3, 1994).
 Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ dân gian và khai
thác để đưa vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt (Phan Văn Quế, Ngôn ngữ, số 4, 1995).
 Chú chuột trong kho thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt (Phương Trang, Ngôn ngữ và
đời sống, số 1, 1996).
 Trường nghĩa của một thực từ ( Dương Kỳ Đức, Ngữ học trẻ, 1996).
 Mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ qua hình ảnh trâu bò trong thành ngữ Việt – Nga –
Anh (Huỳnh Công Minh Hùng, Hội thảo ngôn ngữ và văn hóa, Hà Nội, 2000).
 Hình ảnh gấu trong thành ngữ (trên cứ liệu tiếng Việt-Nga-Anh-Pháp và một số tiếng
Châu Âu khác) (Huỳnh Công Minh Hùng, T/c Khoa học ĐHSP-TP.HCM, số 24, 2000).

SOtbvoohcmQD2lK
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status