Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường văn hoá I - Bộ công an - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường văn hoá I - Bộ công an



MỤC LỤC
Trang
Lời Thank
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH4
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.2. Những vấn đề lý luận về tự học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.3. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động tự học của học sinh. . . 13
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA
HỌC SINH TRưỜNG VĂN HOÁ I - BỘ CÔNG AN22
2.1. Khái quát về trường Văn hoá I - Bộ Công an . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.2. Thực trạng tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an. . . . 25
2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trường
Văn hoá I - Bộ Công an . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA HỌC SINH TRưỜNG VĂN HOÁ I - BỘ CÔNG AN50
3.1. Định hướng phát triển và nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý 50
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tự học . . . . . . . . . . . . . . . . 51
* Biện pháp 1: Giáo dục động cơ tự học cho học sinh gắn liền với
nội quy kỷ luật của ngành Công an . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
* Biện pháp 2: Tập huấn cho giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ năng,
phương pháp tự học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
* Biện pháp 3: Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học
trên lớp của giáo viên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
* Biện pháp 4: Hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện
thiết bị, tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả cho tự học . . 61
* Biện pháp 5: Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động tự
học của học sinh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
* Mối quan hệ giữa các biện pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
3.3. Khảo nghiệm các biện pháp quản lý. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
PHỤ LỤC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

hời kiểm tra lại các quyết định quản lý đã ban hành. Từ đó có biện pháp điều chỉnh
những sai lệch, bổ sung kịp thời kế hoạch hay ra các quyết định để cho bộ máy
quản lý vận hành có hiệu quả.
- Ban giám hiệu chỉ đạo, giao cho phòng Đào tạo dự thảo các chương trình, kế
hoạch, các nội quy, quy chế; đồng thời giúp Ban giám hiệu kiểm tra đôn đốc việc
thực hiện kế hoạch. Phân cấp cho lãnh đạo phòng Đào tạo thường xuyên kiểm tra
việc thực hiện các kế hoạch.
Trong những năm qua, nhà trường thực hiện tương đối tốt chức năng quản lý.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đội ngũ giáo viên mặc dù được đào
tạo cơ bản, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, đặc biệt là với
đối tượng học sinh đặc thù như của nhà trường, nên hiệu quả công tác quản lý hoạt
động tự học của học sinh chưa cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Để đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh chúng
tui thiết kế mẫu phiếu số 2, trưng cầu ý kiến của 10 cán bộ quản lý (Ban giám hiệu;
lãnh đạo phòng Đào tạo; lãnh đạo bộ môn KHXH, bộ môn KHTN) và 40 giáo viên
đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp.
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trƣờng về vai trò, ý nghĩa
của quản lý hoạt động tự học
Khảo sát thực trạng mức độ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai
trò và ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động tự học theo mẫu phiếu số 2 (câu 1).
Với mỗi vai trò, ý nghĩa chúng tui khảo sát ở 3 mức độ (M1: rất quan trọng; M2:
tương đối quan trọng; M3: không quan trọng). Kết quả được phản ánh cụ thể trong
bảng 2.4.
Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường
về vai trò, ý nghĩa quản lý hoạt động tự học
TT
Vai trò, ý nghĩa quản lý
hoạt động tự học
Mức độ quan trọng (%)
CBQL GV
M1 M2 M3 M1 M2 M3
1
Hình thành tính kỷ luật tự
giác, thói quen và nền nếp
học tập cho học sinh
80 20 - 80 20 -
2
Giúp học sinh phát huy được
tính tự giác, tích cực, chủ
động, sáng tạo trong học tập
80 20 - 87,5 12,5 -
3
Giúp học sinh rèn luyện
được cách học tập, làm việc,
tư duy khoa học suốt đời
80 20 - 72,5 15 12,5
4
Hình thành và phát triển
nhân cách học sinh
80 20 - 80 20 -
5
Giúp học sinh tự biến đổi và
tự hoàn thiện nhân cách
70 30 - 65 35 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường đều nhận thức đúng đắn về vai trò,
ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động tự học. Trong đó, giúp học sinh phát huy
được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập được đánh giá ở mức
độ rất quan trọng cao nhất (80% cán bộ quản lý và 87,5% giáo viên); đối với các vai
trò khác như hình thành tính kỷ luật tự giác, thói quen và nền nếp học tập; hình
thành và phát triển nhân cách học sinh cũng được 80% cán bộ quản lý và giáo viên
thống nhất ở mức độ rất quan trọng..
Tuy nhiên, còn 30% cán bộ quản lý và 35% giáo viên đánh giá vai trò, ý nghĩa
của quản lý hoạt động tự học trong việc tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách học
sinh chỉ ở mức tương đối quan trọng. Đặc biệt còn 12,5% giáo viên đánh giá vai trò
không quan trọng của biện pháp giúp học sinh rèn luyện được cách học tập, làm
việc, tư duy khoa học suốt đời.
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh
* Quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh
Căn cứ quy định của ngành Công an, hàng năm các trường Công an phải tổ
chức cho học sinh mới nhập học hoạt động đầu khoá 02 tuần, trước khi học chính
khoá. Nhà trường đã xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động đầu khoá cho học
sinh bao gồm các nội dung: giáo dục truyền thống lực lượng CAND và nhà trường;
6 điều Bác Hồ dạy CAND, điều lệnh CAND; các chỉ thị, nghị quyết, quy chế quản
lý giáo dục học sinh; nội quy, quy định của nhà trường; đồng thời hướng dẫn học
sinh phương pháp học tập.
Nhà trường triển khai chương trình, kế hoạch tới các phòng, bộ môn để tổ
chức thực hiện. Phòng Đào tạo sắp xếp lịch hoạt động đầu khoá đối với từng lớp;
những vướng mắc trong triển khai thực hiện được lãnh đạo các phòng, bộ môn phản
ánh thông qua phòng Đào tạo để báo cáo Ban giám hiệu điều chỉnh.
Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên phải nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị nội dung,
giáo án đầy đủ trước khi lên lớp, đồng thời phải thực hiện đầy đủ nội dung chương
trình theo kế hoạch. Việc kiểm tra, giám sát được giao cho phòng Đào tạo, kết thúc
hoạt động đầu khoá học sinh phải viết bản thu hoạch về nhận thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Nhìn chung công tác quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học
sinh trong những năm qua nhà trường làm tương đối tốt, đúng quy trình. Tuy nhiên,
bên cạnh đó còn hạn chế đó là một số biện pháp đã làm nhưng chưa được duy trì
thường xuyên, triệt để.
Khảo sát về thực trạng các biện pháp quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ
tự học cho học sinh. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về được thể hiện
trong bảng 2.5.
Bảng 2.5. Các biện pháp quản lý xây dựng và
bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh
TT
Các biện pháp quản lý
xây dựng và bồi dƣỡng
động cơ tự học
Mức độ (%)
Thường
xuyên
Chưa
thường xuyên
Chưa
thực hiện
CBQL GV CBQL GV CBQL GV
1
Tổ chức cho học sinh tham
quan phòng truyền thống
- 20 100 65 - 15
2
Tổ chức học tập nội quy,
quy chế cho học sinh ngay
từ khi nhập học
100 100 - - - -
3
Kích thích hứng thú tự học,
đáp ứng nhu cầu của học sinh
20 60 60 40 20 -
4
Xây dựng bầu không khí thi
đua học tập trong học sinh
60 65 40 27,5 - 7,5
Kết quả bảng 2.5 cho thấy: 100% cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường
đều thống nhất nhà trường đã thường xuyên tổ chức cho học sinh học tập nội quy,
quy chế ngay từ khi nhập học. Tuy nhiên, biện pháp tổ chức cho học sinh tham
phòng truyền thống thì 100% cán bộ quản lý và 65% giáo viên đánh giá nhà trường
chưa tiến hành thường xuyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
* Quản lý hƣớng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học
Để giúp học sinh sử dụng thời gian tự học hiệu quả, nhà trường đã giao cho
lãnh đạo bộ môn KHTN và bộ môn KHXH hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch
tự học ngay trong thời gian hoạt động đầu khoá, chỉ đạo giáo viên kiểm tra thường
xuyên việc xây dựng kế hoạch tự học; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự
học của học sinh thông qua kiểm tra giờ tự học cũng như trong giờ lên lớp.
Thực tế triển khai còn tồn tại đó là: việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế
hoạch tự học mới chỉ chú trọng trong thời gian hoạt động đầu khoá; công tác kiểm
tra chưa tiến hành thường xuyên, dẫn đến khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch
tự học của học sinh còn hạn chế; một số học sinh ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status