Sự phân kỳ lịch sử thế giới - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Sự phân kỳ lịch sử thế giới



MỤC LỤC
 
Mở đầu 1
Chương I: Xã hội nguyên thủy đến thời kỳ trung đại . .2
I. Xã hội nguyên thủy .2
II. Xã hội chiếm hữu nô lệ phương Đông 4
III. Xã hội chiếm hữu nô lệ phương Tây (Hy Lạp-La Mã) .12
IV. Xã hội phong kiến châu Á 14
V. Xã hội phong kiến Tây Âu .15
Chương II: Thời kỳ cận đại và hiện đại . .19
I. Các cuộc cách mạng tư sản .19
II. Chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh .24
III. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) . .27
IV. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) .29
V. Thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-2003) .34
Kết luận . .38
Tài liệu tham khảo . .39
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ạp La Mã cũng chỉ được coi là tài sản biết nói. Họ bị chủ đối xử tàn tệ, dã man; Ở các đấu trường La Mã, bọn chủ nô đã buộc các nô lệ đấu với nhau hay đấu với thú cho đến chết để chủ nô tiêu khiển.
Đặc điểm riêng của nô lệ Hy Lạp – La Mã được Các Mác coi là chế độ nô lệ điển hình. Ở đấy nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong việc sản xuất ra của cải vật chất của xã hội, là đối tượng chủ yếu để nhà nước và chủ nô bóc lột. Do bị áp bức bóc lột nặng nề, tàn khốc nên nô lệ La Mã liên tục khởi nghĩa chống lại giai cấp chủ nô. Lớn nhất là cuộc khởi nghĩa của Xpactacutxơ, một nô lệ đấu sĩ lãnh đạo năm 73-71 tCN đã làm rung động nền thống trị của đế quốc La Mã. Các Mác đã gọi Xpactacutxơ là vị anh hùng vĩ đại nhất thời kỳ cổ đại.
Lịch sử Hy Lạp: Hy Lạp là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời ở châu Âu. Khoảng 2000 năm tCN người Crét về sau đó khoảng 1400 năm tCN người Misen đã bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước chiếm hữu nô lệ, tạo ra nền văn minh cao. Thế kỷ VIII tCN công xã nguyên thủy của người Đôrian tan rã và họ bước vào xã hội có giai cấp, có nhà nước. Trên toàn Hy Lạp đã hình thành nhiều nước được gọi là các thành bang, mỗi thành bang có một đô thi trung tâm, chung quanh là nông thôn. Thành bang lớn nhất là Aten, Xpác rộng khoảng 8000km2, thành bang be nhỏ nhất khoảng 800km2. Các thành bang Hy Lạp được thiết chế bởi chế độ cộng hòa. Năm 490 tCN hoàng đế Ba Tư Đatít và sau đó là Actaphécmơ đã mang quân vượt biển Êgiê tấn công xâm lược Hy Lạp. Quân đội Aten dưới sự chỉ huy của Mintiát đã đánh bại quân Ba Tư.
Năm 480 tCN Ba Tư là Xêcxet lại huy động 1.700.000 bộ binh, 1207 chiến thuyền ào ạt vào Hy Lạp, trên bộ Hy Lạp bai trận nhưng trên biển thì lại giành phần thắng và Hy Lạp được hoàn toàn giải phóng. Sau khi thắng quân Ba Tư, trong nội các Hy Lạp lại xảy ra nội chiến, xung đột lẫn nhau, mâu thuẫn về sự phát triển kinh tế. Chiến tranh đã nổ ra. Trong thời kỳ Hy Lạp đang suy tàn thì đến năm 146 tCN Hy Lạp bị đế quốc La Mã xâm lược và nằm trong bản đồ rộng lớn của đế quốc La Mã.
Lịch sử La Mã: Trước khi bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước, trên bán đảo Italia đã có nhiều bộ lạc sinh sống, trong đó có bộ lạc La Tinh (La Mã) và bộ lạc Êtơrutxcơ là người chủ yếu. Năm 753 tCN ba bộ lạc người La Tinh đã xây dựng thành Rôma trên bờ sông Tibrơ. Từ đó người La Tinh bắt đầu những cuộc xâm lược, bành trướng xây dựng nên một đế quốc La Mã rộng lớn hùng phát triển nhất thời kỳ cổ đại.
Biển Địa Trung Hải thành ao của đế quốc La Mã. Thế kỷ II tCN thời kỳ cực thịnh của đế quốc La Mã vĩ đại này. Thế kỷ V (năm 476 đế quốc La Mã sụp đổ, chấm dứt chế độ chiếm hữu nô lệ, châu Âu bước sang thời kỳ phong kiến. Nhìn chung Hy Lạp và La Mã đã đạt được trình độ văn hóa cao, rực rỡ, nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. F. Ăngghen viết: “không có nền văn minh Hy Lạp–La Mã thì không có nền văn minh châu Âu cận đại”. Hy Lạp–La Mã trở thành trung tâm văn minh lớn nhất của thế giới thời cổ đại.
IV. Xã hội phong kiến châu Á
Địa lý và kinh tế: Điều kiện địa lý tự nhiên của các nước châu Á như Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc phong phú và đa dạng với đặc điểm là có nhiều con sông lớn tạo nên nhiều đồng bằng màu mỡ phì nhiêu. Vì thế nền kinh tế chủ yếu của các nước châu Á là nông nghiệp, tự cung, tự cấp. Xã hội phong kiến được tạo nên, các hình thức bóc lột của các địa chủ với các nông nô với nhiều hình thức bóc lột khác nhau như: nộp tô, thuế, sưu, phải đi lao động không công cho nhà nước một thời gian…Lao động này được gọi là lao tô dịch. Kiểu bóc lột này của phong kiến được Các Mác gọi là sự “cưỡng bức siêu kinh tế”. Nghĩa là chỉ cần có ruộng đất, mà không càn vốn đầu tư trang thiết bị, chúa đất vẫn có thể bóc lột được địa tô và nhiều khoản sưu, thuế khác đối với nông dân.
Quan hệ xã hội: Giai cấp phong kiến quí tộc và sau này xuất hiện thêm tầng lớp địa chủ giai cấp nắm tư liệu sản xuất là ruộng đất nên chúng là giai cấp thống trị. Đó là giai cấp đặc quyền đặc lợi. Giai cấp cơ bản thứ hai đông đảo nhất của xã hội phong kiến là nông dân. Ở châu Á, khi kinh tế phong kiến là điền trang thái ấp nông dân chịu thân phận nông nô. Khi kinh tế phong kiến chuyển sang hình thức địa chủ thì nông dân chịu thân phận là tá điền. Dù là tá điền hay nông nô thì nông dân vẫn chịu sự áp bức bóc lột, họ luôn có nguy cơ bị phá sản vì thuế má. Sự áp bức bóc lột một cách dã man của các địa chủ đã dẫn đến mâu thuẫn giữa các tầng lớp nông dân với địa chủ và các phong trào đấu tranh đã được nổ ra. Nhìn chung tất cả các cuộc khởi nghĩa của nông dân đều thất bại xét theo ý nghĩa chính trị, tức là không giải phóng được nông dân, không đem lại ruộng đất và quyền lợi cho họ. Lý do chủ yếu làm phong trào nông dân thất bại là do nông dân không thay mặt cho lực lượng sản xuất mới. Nông dân có khả năng đập tan xã hội cũ, nhưng không có khả năng đưa ra các cương lĩnh xây dựng một xã hội khác với xã hội phong kiến.
V. Xã hội phong kiến Tây Âu
Sự hình thành chế độ phong kiến Tây Âu thế kỷ V-IX.
Vương quốc Phrăng: Vào thế kỷ V (năm 476 ) đế quốc La Mã sụp đổ, người Giécmanh và Phrăng tràn vào xâm chiếm lãnh thổ của người La Tinh, lập nên nhiều vương quốc, trong đó nổi bật nhất là vương quốc Phrăng, thủ lĩnh của người Phrăng là Clôvít. Bộ máy nhà nước phong kiến Phrăng thời Côvít chưa phức tạp. Clôvít nắm toàn bộ quyền lực, có thể nói Clôvít là người đặt nền móng cho chế độ phong kiến Tây Âu. Sauk hi Clôvít chết, triều đại dòng họ của ông-Mê rôvanhgiêng mất, triều đại của dòng họ Carôlanhgiêng lên nắm chính quyền.
Thời kỳ phong kiến Tây Âu cát cứ thế kỷ IX-XV: Năm 814 Sáclơmanhơ chết, các con và các cháu của hoàng đế đã lao vào cuộc tranh giành quyền lực, làm cho đế quốc Sáclơmanhơ tan vỡ và chia cắt thành 3 phần. Sáclơ Đầu hói được phần Tây Phrăng sau này là lãnh thổ nước Pháp, Lui được phần Giécmanh sau này là lãnh thổ nước Đức. Lôterơ được phần trung tâm của đế quốc La Mã sau này là lãnh thổ nước Italia. Đế quốc Sáclơmanhơ không chỉ được chia thành 3 nước mà chin mà còn bị chia thành nhiều nước phụ khác.
Chủ nghĩa tư bản ra đời trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu: Công xã nguyên thủy Tây Âu ngay từ thời kỳ tan rã đã giải thể một cách triệt để, vì thế chế độ tư hữu phát triển mạnh mẽ. Từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến, chế độ tư hữu tư nhân ngày càng phát triển nhanh chóng. Kinh tế tư bản và quan hệ tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu ra đời từ thế kỷ XI những thành thị của Hy Lạp, La Mã suy tàn nay được phục hồi, ngoài ra còn ra đời những đô thị mới như Amsteđam (Hà Lan), Luân Đôn, Livơpun (Anh) Pari, Liông, Mácxây (Pháp).
Nguồn tích lũy tư bản ban đầu của các nước Tây Âu ngày càng gia tăng gấp bội khi các nước Tây Âu thực hiện các cuộc phát kiến địa lý. Sự lớn mạnh về tư tưởng của giai ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status