Biện pháp phối hợp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT của Ban chấp hành công đoàn giáo dục Quảng Ninh - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Biện pháp phối hợp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT của Ban chấp hành công đoàn giáo dục Quảng Ninh



Thực tế tại Quảng Ninh, sau khi nắm bắt nhu cầu cần bồi dưỡng cho
giáo viên nói chung, nhu cầu bồi dưỡng cho giáo viên THPT nói riêng, Ban
chấp hành Công đoàn Giáo dục chỉ tham gia rất chung chung, trên tinh thần
thông báo các ý kiến tập hợp được và trao đổi về ý kiến của Ban chấp hành
với lãnh đạo Sở GD&ĐT và trực tiếp trao đổi với phòng Giáo dục trung học,
phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch tài chính là đơn vị được Giám đốc
Sở GD &ĐT giao nhiệm vụ phụ trách trực tiếp công tác bồi dưỡng giáo viê n
THPT trong tỉnh. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể để thực hiện bồi
dưỡng giáo viên THPT hoàn toàn là do phòng Tổ chức cán bộ và phòng Giáo
dục trung học thực hiện, và thông báo cho Ban chấp hành Công đoàn Giáo
dục tỉnh biết. Vì thế, nhiều nội dung Ban chấp hành Công đoàn giáo dục tỉnh
tham gia chưa được đưa vào nội dung của kế hoạch và có những vấn đề tập
huấn không sát với đối tượng và thực tiễn mà không được điều chỉnh phù
hợp. Quyền lợi của giáo viên trong việc đi học đạt chuẩn và nâng cao trình độ
có lúc, có nơi chưa được đảm bảo.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

các vấn đề có liên quan đến nâng cao chất lượng giáo dục
và đội ngũ giáo viên THPT, từ đó xác định nhu cầu phát triển và nhu cầu cần
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn và từng năm học.
Trong năm học, Ban chấp hành CĐGD tỉnh nắm tình hình đội ngũ nhà
giáo qua phiếu thăm dò, lấy ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lý trong các
đợt kiểm tra của Công đoàn ngành hay tham gia các cuộc kiểm tra, thanh tra
với chuyên môn tại các trường THPT; qua các báo cáo của Công đoàn cơ sở
theo các đợt: đầu năm học, sơ kết học kỳ I, tổng kết cả năm học; Công đoàn
ngành chỉ đạo các cán bộ Công đoàn trực tiếp tại các công đoàn cơ sở lắng
nghe, tập hợp ý kiến tâm tư, nguyện vọng, của đội ngũ giáo viên và ý kiến
phản hồi của đội ngũ giáo viên về nhu cầu được bồi dưỡng chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm; Nắm bắt các thông tin phản hồi của các đối tượng học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
sinh, phụ huynh học sinh và xã hội về hoạt động giàng dạy của giáo viên;
Nắm các thông tin về kết quả các kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đại học
hàng năm.v.v..
Dựa trên các hoạt động đã thực hiện, Ban chấp hành Công đoàn giáo dục
tỉnh nắm bắt nhu cầu cần bồi dưỡng cho giáo viên về các nội dung như:
- Mục tiêu, cấu trúc, nội dung, những điểm mới và những nội dung tích
hợp trong Chương trình và Sách giáo khoa mới;
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo, khả năng tự học của học sinh;
- Nâng cao khả năng thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các
hoạt động dạy học của giáo viên;
- Cách sử dụng thiết bị dạy học, hướng dẫn làm thí nghiệm, thực hành và
tự làm đồ dùng dạy học;
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Quy
chế của Bộ GD&ĐT;
- Chương trình, nội dung, phương pháp dạy tự chọn.v.v..
Ban chấp hành CĐGD tỉnh đã khảo sát thăm dò nhận thức của một số của
cán bộ, giáo viên trong các trường THPT về nhu cầu bồi dưỡng giáo viên. Kết
quả điều tra, thu thập thông tin từ 150 phiếu dùng cho các đối tượng: cán bộ
Sở GD&ĐT, cán bộ Công đoàn, lãnh đạo và giáo viên thuộc 19 trường
THPT.
Qua kết quả điều tra khảo sát trên, tác giả nhận thấy nhận thức của cán bộ
quản lý và giáo viên THPT đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt
động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong tình hình hiện nay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Bảng 12. Kết quả điều tra khảo sát về tầm quan trọng của công tác
bồi dưỡng NLSP cho GV THPT ( Đơn vị tính:%)
Nội dung
Mức độ
Rất quan
trọng
Quan
trọng
Chưa
quan
trọng
1 BD phẩm chất nhà giáo 56,73 43,27
2 BD năng lực dạy học 64,10 35,90
3 BD năng lực giáo dục 50,84 49,16
4 BD NL tìm hiểu đối tượng, môi trường 67,20 32,80
5 BD năng lực hoạt động CT-XH 47,00 50,40 2,6
Tuy nhiên việc nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và các nhà
trường chưa được sử dụng nhiều vào việc tham gia xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng giáo viên.
2.3.2. Trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.
Thực tế tại Quảng Ninh, sau khi nắm bắt nhu cầu cần bồi dưỡng cho
giáo viên nói chung, nhu cầu bồi dưỡng cho giáo viên THPT nói riêng, Ban
chấp hành Công đoàn Giáo dục chỉ tham gia rất chung chung, trên tinh thần
thông báo các ý kiến tập hợp được và trao đổi về ý kiến của Ban chấp hành
với lãnh đạo Sở GD&ĐT và trực tiếp trao đổi với phòng Giáo dục trung học,
phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch tài chính là đơn vị được Giám đốc
Sở GD &ĐT giao nhiệm vụ phụ trách trực tiếp công tác bồi dưỡng giáo viên
THPT trong tỉnh. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể để thực hiện bồi
dưỡng giáo viên THPT hoàn toàn là do phòng Tổ chức cán bộ và phòng Giáo
dục trung học thực hiện, và thông báo cho Ban chấp hành Công đoàn Giáo
dục tỉnh biết. Vì thế, nhiều nội dung Ban chấp hành Công đoàn giáo dục tỉnh
tham gia chưa được đưa vào nội dung của kế hoạch và có những vấn đề tập
huấn không sát với đối tượng và thực tiễn mà không được điều chỉnh phù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
hợp. Quyền lợi của giáo viên trong việc đi học đạt chuẩn và nâng cao trình độ
có lúc, có nơi chưa được đảm bảo.
2.3.3.Trong việc tổ chức bồi dưỡng.
Về quản lý tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng cho giáo viên là khâu rất
quan trọng nhằm để biến các nội dung xây dựng trong kế hoạch thành hiện
thực đáp ứng yêu cầu mà Bộ GD&ĐT chỉ đạo và đáp ứng nhu cầu cần bồi
dưỡng của đội ngũ giáo viên phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.
- Công tác bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo: Thực hiện sự chỉ
đạo của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Quảng Ninh và Sở GD&ĐT đã thực sự
quan tâm, được đặt ra thường xuyên. Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục tỉnh
tham gia vào việc xây dựng quy hoạch, giám sát việc thực hiện quy hoạch về
đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Giám sát việc thực hiện chế độ chính sách
đối với các giáo viên được cử đi học. Tuy nhiên, việc xây dựng quy hoạch, kế
hoạch chưa thực đúng quy trình tức là chưa được xây dựng từ quy hoạch, kế
hoạch của các trường. Do đó, còn bị động trong quản lý hoạt động bồi dưỡng
đạt chuẩn, bồi dưỡng trên chuẩn trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu của ngành
và của tỉnh về nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cho đội ngũ giáo
viên. Ví dụ: những trường ở vùng thuận lợi rất nhiều giáo viên có nhu cầu và
được đi học nâng cao trình độ. Những trường vùng sâu, vùng xa, vùng khó
khăn quá ít hay không có nhu cầu bồi dưỡng giáo viên trên chuẩn.
- Công tác quản lý tổ chức bồi dưỡng giáo viên THPT thực hiện chương
trình, sách giáo khoa phân ban (từ năm học 2006- 2007 đến 2008- 2009), Ban
chấp hành Công đoàn Giáo dục tỉnh phối hợp với chuyên môn lựa chọn đội
ngũ giáo viên cốt cán dự các lớp bồi dưỡng cốt cán toàn quốc do Bộ GD&ĐT
tổ chức, là nòng cốt để thực hiện bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên THPT
trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, Sở GD&ĐT tổ chức các
lớp tập huấn cho giáo viên THPT theo từng môn học, theo từng cụm trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
tỉnh. Nội dung bồi dưỡng giáo viên về thực hiện chương trình, sách giáo khoa
phân ban tập trung vào:
+ Mục tiêu, cấu trúc, nội dung, những điểm mới và những nội dung tích
hợp trong Chương trình và Sách giáo khoa mới.
+ Bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; có khả năng thiết
kế, xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học.
+ Cách sử dụng thiết bị dạy học, hướng dẫn làm thí nghiệm, thực hành
và tự làm đồ dùng dạy học.
+ Cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Chương trình, nội dung, phương pháp dạy tự chọn.
Kết quả qua lấy ý kiến thăm dò v

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status