Một số khái niệm và vùng văn hoá châu thổ bắc bộ - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
khoa văn học
Về một số khái niệm và vùng văn hoá châu thổ bắc bộ
Phần các khái niệm cơ bản, liên quan
A. Các khái niệm định hình vùng.
1. Không gian văn hoá.
2. Lãnh thổ văn hoá.
3. Vùng văn hoá.
IV. Tiểu vùng văn hoá.
B. Vùng văn hoá châu thổ Bắc bộ:
I. Đặc điểm môi trường tự nhiên, xã hội.
1. Môi trường tự nhiên.
2. Môi trường xã hội.
II. Đặc điểm văn hoá châu thổ Bắc bộ.
1. Nhà ở.
2. ẩm thực.
3. Trang phục:
4. Làng nghề:
5. Di tích văn hoá.
6. Văn hoá dân gian.
7. Tín ngưỡng.
8. Nền văn hoá bác học.
9. Tiếp biên văn hoá.
Định vị vùng văn hoá
Phần các khái niệm cơ bản, liên quan
A. Các khái niệm định hình vùng.
1. Không gian văn hoá.
Trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của văn hoá, các điều kiện tự nhiên và xã hội có tác động trực tiếp và sâu sắc. Các điều kiện này khác nhau ở các vùng tạo ra sự phát triển văn hoá giữa các vùng có nhiều điểm không tương đồng và tạo nên một khái niệm đặc trưng cần nghiên cứu: vùng văn hoá - không gian văn hoá.
Không gian văn hoá là khái niệm liên quan chặt chẽ nhưng không đồng nhất với khái niệm lãnh thổ. Nó bao quát tất cả những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại qua các thời đại, nghĩa là được xem xét qua một chiều dài thời gian. Khái niệm không gian văn hoá rộng hơn khái niệm không gian lãnh thổ.
Như vậy, không gian văn hoá là khái niệm chỉ những vùng lãnh thổ qua sự tích luỹ của bề dày thời gian lịch sử. Nó thường là khái niệm mang tính tương đối, không tách bạch như không gian lãnh thổ, thậm chí không gian văn hoá của hai dân tộc cạnh nhau thường có phần chồng lên nhau có miền giáp ranh.
Chẳng hạn, không gian văn hoá Việt Nam có liên hệ mật thiết nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ. Nó không chỉ giới hạn trong giới hạn lãnh thổ mà có ảnh hưởng qua lại đến văn hoá các dân tộc, lãnh thổ lân cận như Trung Hoa, Lào, Campuchia... với các miền giáp ranh tương ứng.
Trong phạm vi hẹp, không gian gốc văn hoá Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Bách Việt. Vùng được hình dung như một tam giác với cạnh đáy ở sông Dương Tử, đỉnh là vùng Bắc Bộ - Đây cũng là cái nôi của nông nghiệp lúa nước, nghệ thuật đúc đồng rất phát triển từ xa xưa.
Trong phạm vi rộng hơn không gian văn hoá Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Inđônêxia lục địa. Có thể hình dung như một giam giác có cạnh đáy ở sông Dương Tử đỉnh là vùng đồng bằng sông Mê Kông.
Xét từ nguồn cội, không gian văn hoá Việt Nam vốn được hình thành trên nền của không gian văn hoá khu vực Đông Nam á. Nó được hình dung như một hình tròn bao qút toàn bộ Đông Nam á lục địa và phần hải đảo. Đây là địa bàn cư trú của người Indonexia cổ đại. Do đó, các mối liên hệ được hình thành chặt chẽ từ xa xưa tạo sự thống nhất cao độ cho vùng văn hoá toàn Đông Nam á. Việt Nam thuộc góc tận cùng của vùng văn hoá Đông Nam á, hội tụ đầy đủ nhất mọi đặc trưng của văn hoá khu vực, trở thành một “Đông Nam á thu nhỏ”.
2. Lãnh thổ văn hoá.
Là khái niệm có liên quan nhưng hẹp hơn khái niệm không gian văn hoá. Khái niệm này mang tính văn hoá chính trị và thường dùng để chỉ chủ quyền lãnh thổ của một dân tộc, nó được phân định khá rõ với biên giới rõ ràng dựa trên sự chứng minh lịch sử, cư trú - văn hoá các dân tộc.
Đề cập tới lãnh thổ văn hoá do đó luôn đặt trong sự phân định rạch ròi với lãnh thổ khác.
Lãnh thổ văn hoá gắn bó hữu cơ với lãnh thổ địa chính hành chính do đó “thống nhất lãnh thổ”, “toàn vẹn lãnh thổ” đồng thời mang ý nghĩa văn hoá. Đây cũng là công việc đất nước ta nỗ lực thực hiện sau ngày giành độc lập (1975) hoàn toàn trong cả nước.
3. Vùng văn hoá.
Khái niệm này đặc trưng cho bản sắc riêng của từng vùng dưới sự thống nhất do cùng cội nguồn tạo ra bản sắc chung. Nó làm nên tính đa

TR4IjuL07D5kTJa
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status