Tìm hiểu vấn đề gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở Thừa Thiên Huế - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu vấn đề gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở Thừa Thiên Huế



MỤC LỤC
 
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối ngượng nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Bố cục 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CÔNG CỤ 4
1. Văn hoá. 4
2. Truyền thống 5
3. Giá trị 6
CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ GÌN GIỮ, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG HUẾ 8
2.1. Những giá trị truyền thống văn hoá Huế sau 5 năm đổi mới. 8
2.2. Những hoạt động bảo tồn và quảng bá các di sản văn hoá ở Thừa Thiên Huế. 10
PHẦN KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

oá Huế để hiểu sâu hơn về di sản văn hoá đất nước mình, để ý thức về sự cần thiết, cấp thiết của việc gìn giữ, phát huy văn hoá truyền thống, trong đó có văn hoá Huế. Tác giả chọn đề tài: “Tìm hiểu vấn đề gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở Thừa Thiên Huế”. Đề tài cũng được viết với ước vọng văn hoá Huế sẽ còn thắp mãi cho các thế hệ người Việt Nam tự hào dân tộc. Với chuyến đi ngắn ngày và năng lực còn hạn chế, tác giả rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu giá trị truyền thống của văn hoá Huế, vấn đề gìn giữ và phát huy những giá trị đó hiện nay.
3. Đối ngượng nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu hoạt động bảo tồn và quảng bá các di sản để tìm hiểu giá trị văn hoá Huế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tỉnh Thừa Thiên Huế, trọng tâm là thành phố Huế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Quan sát, mô tả, phân tích tổng hợp.
6. Bố cục
Báo cáo thực tập gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung chính, phần kết luận. Ngoài ra, còn các tiểu mục, bảng danh mục tài liệu tham khảo.
Nội dung
Chương 1. Khái niệm công cụ
1. Văn hoá.
Ngay từ thuở lọt trong vòng tay của mẹ chúng ta đã được tiếp xúc với văn hoá: từ lời ru của mẹ, của cha, những bài ca của chị…; rồi đến cái vật chất như ăn, ở, mặc… cũng là văn hoá. Chính cái văn hoá mà thường là rất cụ thể như thế đã nuôi ta lớn, dạy ta khôn.
Người ta thường nói tới những dạng thứ cụ thể của năn hóa: văn hoá ẩm thực, văn hoá ứng xử, văn hoá kinh doanh, văn hoá chính trị, văn hoá trang phục, văn hoá Đông Sơn, văn hoá Hoà Bình… Tóm lại, văn hoá có rất nhiều nghĩa, có những nội hàm hết sức phong phú. Nhưng dù hiểu thế nào nó cũng được quy thành hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Hồ Chí Minh đã viết trong Nhật ký trong tù: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và các cách sử dụng. Toàn bộ những phát minh đó tức là văn hoá” [ 6; 431].
Theo nghĩa hẹp, có thể nêu ra ở đây những định nghĩa, chẳng hạn định nghĩa của E. Mayo, tổng giám đốc UNESO có viết trong tạp chí “Người đưa tin UNESCO”, số 11 năm 1989: “Đối với một số người, văn hoá chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá năm 1970 tại Venise. Hay định nghĩa củaE.B Tylor trong “Văn hoá nguyên thuỷ” xuất bản năm 1871 ở London: “Văn hoá, hay văn minh theo nghĩa rộng của dân tộc học, được cấu thành từ chỉnh thể các tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập quán, một số năng lực và thói quen khác mà con người lĩnh hội được với tư cách thành viên xã hội”.
ở Việt Nam, có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá, ở đây tui muốn nói đến định nghĩa văn hoá của giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. [10; 20]
Trong định nghĩa này GS nêu bật bốn tính chất quan trọng của văn hoá: Tính hệ thống; tính giá trị; tính lịch sử; tính nhân sinh. Trong đề tài nghiên cứu của mình, tui chọn định nghĩa văn hoá của GS Trần Ngọc Thêm. Trong đề tài nghiên cứu của mình về di sản văn hoá Huế, cụ thể về việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Huế.
2. Truyền thống
Khi nói tới truyền thống, thường là người ta hay nói tới những thói quen, nếp suy nghĩ, tập quán, lối sống, cách sống, kiểu quan hệ xã hội… đã được hình thành từ lâu đời và được truyền nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chẳng hạn, truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai, truyền thống tương thân tương ái của người Việt, vốn là những giá trị đã hình thành lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà cho đến nay nó vẫn là cái làm nên sức mạnh của đất nước, con người Việt Nam. Nói cách khác, truyền thống phải là cái được xây đắp bởi nhiều thế hệ của một cộng đồng xã hội nhất định, nó được chi phối ở những mức độ khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng đó trong lịch sử, cho nên tính bền vững, được thử thách bởi lịch sử là đặc điểm không thể thiếu của cái được gọi là truyền thống. Sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại tạo thành dòng chảy liên tục của lịch sử mỗi dân tộc, cộng đồng là vai trò đặc biệt của truyền thống. Tuy nhiên, không phải mọi yếu tố truyền thống đều tốt đẹp, đều có giá trị. Có những yếu tố đã trở thành “lạc hậu” không phù hợp với hiện tại. Vì thế, con người - chủ thể của mối quan hệ giữa cái hiện tại và cái xưa cũ nếu không có cái nhìn biện chứng, không ý thức được sự cần thiết phải lọc bỏ cái cũ không phù hợp để tiếp nhận cuộc sống hiện tại thì sẽ luôn là người lạc lõng trước xã hội luôn biến đổi. Nhưng ta cũng không phủ định truyền thống có nhiều yếu tố rất có giá trị mà con người đã phải nêu khẩu hiệu: “Giữ gìn cho muôn đời sau”, đó là cốt lõi, là yếu tố tích cực cần khai thác, phát triển nó lên ở một trình độ mới.
3. Giá trị
Giá trị là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: kinh tế học, ngôn ngữ học, nghệ thuật học, xã hội học… khi nói đến “giá trị xã hội” trong đó có giá trị văn hoá, rất nhiều người ta muốn nói tới giá trị tiêu dùng, giá trị của một thứ hàng hoá với thuật ngữ triết học.
Từ khoảng giữa thế kỷ 19 trở lại, thuật ngữ giá trị thường được hiểu là một cái gì đó chân, thiện, mỹ trong kiểu đánh giá của cá nhân nhưng vẫn ít nhiều phù hợp với đánh giá chung của xã hội.
Ngày nay, thuật ngữ giá trị thường được xác định là những tiêu chuẩn về cái có thể mà con người trong cộng đồng ước muốn, các giá trị có vai trò xác định các mục đích chung của hành động.
Về cấu trúc của giá trị có thể hiện diện trong những quan hệ sau:
- Giá trị với tư cách là nhu cầu, là cái ước muốn.
- Giá trị với tư cách là cái thoả mãn nhu cầu, là mục tiêu của hành động của con người.
- Giá trị với tư cách là những quy tắc, chuẩn mực được xã hội quy định buộc mọi người phải hành động theo.
- Giá trị có thể tồn tại dưới dạng thể chế thành văn hay bất thành văn (phong tục tập quán…).
Về Huế, nói tới giá trị người ta thường nói tới mặt tích cực, mặt đúng mặt tốt, mặt hay, mặt đẹp, là nói
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status