Tiểu luận Khái niệm chung về trí nhớ - pdf 14

Download miễn phí Tiểu luận Khái niệm chung về trí nhớ



Kết quả của quá trình ghi nhớ và gìn giữ được thực hiện trong quá trình nhận lại và nhớ lại. Nhận lại là sự nhớ lại một đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại đối tượng đó. Nhận lại diễn ra là do cái được tri giác trong lúc này giống với cái đã tri giác trước đây. Khi tri giác lại cái đã tri giác trước đây, ở ta sẽ xuất hiện một cảm giác “quen thuộc” đặc biệt, chính cảm giác này là cơ sở của sự nhận lại. Nhớ lại là biểu hiện cao của trí nhớ tốt, là khả năng làm sống lại những hình ảnh của sự vật hiện tượng đã được ghi nhớ trước đây mà không cần dựa vào sự tri giác lại những đối tượng đã gây nên hình ảnh đó.
Nhận lại và nhớ lại đều có thể không chủ định hay chủ định.
Khi nhớ lại có chủ định đòi hỏi phải có sự khắc phục những khó khăn nhất định, phải có sự nỗ lực ý chí thì gọi là sự hồi tưởng. Khí nhớ lại các hình ảnh cũ được khu trú trong không gian và thời gian được gọi là hồi ức. Trong hồi ức chúng ta không chỉ nhớ lại các đối tượng đã qua, mà còn đặt chúng vào một thời gian và địa điểm nhất định.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

c điểm xináp đã được hoạt hóa. Phân tử protein được hoạt hóa nhờ riboxom sẽ tồn tại trong một thời gian dài trước khi chuyển sang dạng bất động. Trong trạng thái hoạt hóa, các protein sẽ giữ cho tính thấm của màng luôn ở trạng thái cao. Nhờ vậy mà khả năng thay đổi hưng tính của tế bào đối với tác động của các xung tiếp theo sẽ xảy ra dễ dàng hơn.
Theo Beritov, mỗi lần tế bào bị hoạt hóa lại xuất hiện ARN trung gian và một protein hoạt hóa. Chúng không đặc trưng cho từng trường hợp cụ thể. Chúng chỉ khác nhau về nồng độ và cách phân bố bên trong tế bào, tùy thuộc vào vùng sau xinap bị hoạt hóa.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về hoá sinh não bộ và giả thuyết về cơ sở hoá học của trí nhớ P.K.Anokhin cho rằng những biến đổi diễn ra trong tế bào thần kinh dưới tác động của các luồng hưng phấn có điều kiện và không điều kiện, đã làm biến đổi mã của ARN và tổng hợp các protein mới. Các protein mới này duy trì đường lên hệ giữa hai luồng hưng phấn nói trên. Như vậy, các protein được tổng hợp trong quá trình hình thành các phản xạ là chất giữ trí nhớ hay cơ chất của phản xạ có điều kiện.
Tóm lại, việc tái hiện lại các hình ảnh hay còn gọi là trí nhớ hình tượng trong các thời điểm khác nhau có nguồn gốc phát sinh không giống nhau. Trong giai đoạn đầu, việc tái hiện lại hình ảnh thực hiện được nhờ lưu thông hưng phấn trong các vòng nơron. Sau đó, trong vòng vài phút, việc tái hiện lại các hình ảnh thực hiện nhờ tăng tính thấm của các ion tại các vùng xinap do tăng bài xuất các chất môi giới thần kinh vào khe xinap sau khi ngừng kích thích. Việc tái hiện lại các hình ảnh sau vài ngày, vài tuần, hay lâu hơn nữa là do xuất hiện protein hoạt hóa bền vững có khả năng làm tăng tính thấm của màng sau xinap đối với các ion nên việc chuyển sang trạng thái hưng phấn thực hiện được một cách dễ dàng hơn, hình ảnh dễ dàng được tái hiện lại.
4. Phát triển trí nhớ
Não có khả năng giữ lại các thông tin từ môi trường xung quanh trong một thời gian ngắn. Đó là bước đầu mã hóa các tín hiệu hướng tâm dưới dạng các xung thần kinh. Nếu không được chọn lọc và củng cố thì các thông tin ban đầu sẽ biến mất một cách nhanh chóng trong vài giây. Ngược lại, nếu não ưu tiên dành cho các xung hướng tâm một sự tập trung nhất định và tuyển chọn chúng, sẽ xảy ra các hiện tượng tiếp theo, chúng được lưu lại thêm vài phút nữa để thử thách dưới dạng trí nhớ trung gian. Sau khi xem xét và so sánh kỹ  lưỡng, não sẽ dựa vào mức độ cần thiết và quan trọng của kích thích mà cố định nó dưới dạng trí nhớ dài một cách chắc chắn. Nếu không, các kích thích ban đầu sẽ mờ dần không thể tái hiện lại được. Vì vậy muốn trí nhớ tốt phải rèn luyện khả năng tập trung chú ý để chuyển trí nhớ ngắn thành trí nhớ dài.
Việc mã hóa các tín hiệu hướng tâm dưới dạng trí nhớ dài là quá trình tích lũy và bổ sung kinh nghiệm cho con người. Nó đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của tất cả các phần thuộc vỏ bán cầu đại não và cấu trúc dưới vỏ.
II.Phân loại trí nhớ
Trí nhớ được chia làm rất nhiều loại theo các tiêu chí khác nhau, trong đó có năm cách phân chia phổ biến như sau: 1. Dựa vào nguồn gốc hình thành trí nhớ Trí nhớ giống loài là loại trí nhớ được hình thành trong quá trình phát triển chủng loại, mang tính chung cho cả giống loài và được biểu hiện dưới hình thức những bản năng, những phản xã không điều kiện. Trí nhớ cá thể là loại trí nhớ được hình thành trong quá trình phát triển cá thể, không mang tính chất giống loài, mà mang tính chất cá thể. Ở động vật loại trí nhớ này được biểu hiện ở những kĩ xảo, những phản xạ có điều kiện. Ở con người, trí nhớ cá thể được biểu hiện trong kho tang kinh nghiệm cá nhân phong phú của mỗi chúng ta. 2. Căn cứ vào nội dung phản ánh của trí nhớ Trí nhớ vận động: phản ánh những cử động và những hệ thống cử động. Ý nghĩa to lớn của loại trí nhớ này là nó là cơ sở để hình thành những kĩ xảo thực hành và lao động khác nhau: đi đứng, viết lách… sự “khéo chân khéo tay”, hay “bàn tay vàng” là những dấu hiệu của trí nhớ vận động tốt. Trí nhớ cảm xúc: phản ánh những rung cảm, trải nghiệm của con người. Những rung cảm, trải nghiệm được trực lại trong trí nhớ bộc lộ như là những tín hiệu hay kích thích hành động, hay kìm hãm hành động mà trước đây đã gây nên những rung cảm dương tính hay âm tính. Khả năng đồng cảm với người khác, với các nhân vật trong sách… đều được dựa trên cơ sở của trí nhớ cảm xúc. Trí nhớ hình ảnh: đây là loại trí nhớ phản ánh những hình ảnh, biểu tượng thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác của các sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta trước đây. Loại trí nhớ này có thể đạt đến trình độ phát triển cáo một cách lạ thường trong điều kiện nó phải bù trừ hay thay thế cho những loại trí nhớ đã bị mất, chẳng hạn như những người mù, điếc…Nó phát triển rất mạnh ở người làm nghề “nghệ thuật”. Đôi khi ta gặp những người gọi là trí nhớ thị giác, nghĩa là loại trí nhớ mà biểu tượng của nó nảy sinh trong óc một cách sống động, tựa như sự vật, hiện tượng không có trước mặt, “nghe thấy” những vật trong hiện tại- đó là loại biểu tượng đặc biệt, rất chi tiết, đầy đủ như là hình ảnh của tri giác vậy. Trí nhớ từ ngữ - logic: loại trí nhớ này phản ánh những ý nghĩ, tư tưởng của con người. Ý nghĩ, tư tưởng không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ được, vì vậy người ta gọi loại trí nhớ này là trí nhớ từ ngữ - logic. Hệ thống tín hiệu thứ hai có vai trò chính trong loại trí nhớ này. Đây là loại trí nhớ đặc trưng cho con người, ở con vật không có. Trên cơ sở phát triển của các loại trí nhớ kể trên, trí nhớ từ ngữ - logic trở thành loại trí nhớ chủ đạo ở con người, nó giữ vai trò chính trong sự lĩnh hội tri thức của học sinh trong quá trình dạy học. 3. Dựa vào tính mục đích của trí nhớ Trí nhớ không chủ định là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện một cái gì đó được thực hiện mà không theo mục đích định trước. Trí nhớ có chủ định được diễn ra the những mục đích xác định. 4. Dựa vào thời gian củng cố và gìn giữ tài liệu Muốn cho một tài liệu nào đó được củng cố trong trí nhớ, thì nó cần được chủ thể chế biến một cách thích hợp. Việc chế biến đó đòi hỏi một thời gian nhất định, gọi là thời gian củng cố các dấu vết. Nếu thời gian này diễn ra ngắn ngủi chốc lát và do đó dấu vết được giữ lại cũng chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, thì đó gọi là trí nhớ ngắn hạn. Trí nhớ ngắn hạn được con người sử dụng trong trường hợp phải thực hiện những hành động, những thao tác cấp bách, nhất thời. Sau khi hành động hay thao tác được thực hiện thì trí nhớ trở nên không cần thiết nữa. Vì vậy người ta còn gọi trí nhớ ngắn hạn là trí nhớ tác nghiệp. Nếu thời gian củng cố các dấu vết được kéo dài sau nhiều lần lặp lại và tái hiện nó, và do đó, những dấu vết ấy được gìn giữ lâu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status