Vấn đề vốn ODA tại Việt Nam - pdf 14

Download miễn phí Tiểu luận Vấn đề thu hút ODA tại Việt Nam

Việt Nam đang bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình ấy, việc tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò hết sức quan trọng. Một mặt, nó giúp chúng ta tích lũy nguồn vốn cho xây dựng và phát triển kinh tế, mặt khác, tạo điều kiện để nước ta rút ngắn khoảng cách về kinh tế với các nước khác trên thế giới. Trong cơ cấu thu hút đầu tư quốc tế, viện trợ phát triển chính thức (ODA) có ý nghĩa khá quan trọng vì những ưu thế không thể phủ nhận của nó.
Nhận thức được điều đó, bài tiểu luận của em sau đây xin đi sâu tìm hiểu đề tài: Vấn đề thu hút ODA tại Việt Nam, từ đó đưa ra những cái nhìn chung nhất về nguồn vốn đầu tư quốc tế này.

A. NỘI DUNG CHÍNH.
I. KHÁI NIỆM VỀ ODA.
1. Định nghĩa:
ODA (Offical Development Assistance - Viện trợ phát triển chính thức) là “các khoản viện trợ không hoàn lại hay cho vay vốn với những điều kiện ưu đãi của các Chính phủ hay tổ chức quốc tế dành cho Chính phủ các nước đang và chậm phát triển nhằm ổn định hay đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia này”(1).
2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA:
Xét về khía cạnh kinh tế, ODA có những đặc điểm sau:
- Đây là luồng vốn có tính chất một chiều: các nước cấp vốn là các nước công nghiệp phát triển, các nước có thu nhập cao, các tổ chức quốc tế,… còn các nước nhận vốn là các nước đang phát triển có thu nhập thấp hay gặp khó khăn vè kinh tế.
- Chủ thể cấp vốn và vay vốn đều là Chính phủ các nước hay các tổ chức quốc tế. Trong mọi trường hợp, chủ thể chịu trách nhiệm cuối cùng luôn là Chính phủ.
- Bao gồm 2 phần rõ rệt: phần viện trợ không hoàn lại (chiếm 25% tổng vốn ODA) và phần cho vay với các điều kiện về lãi suất ưu đãi (chiếm 75%). Lãi suất thấp: dưới 3%/năm, trung bình thường là: 1-2%/năm. Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài: 25- 40 năm mới phải hoàn trả lại, thời gian ân hạn: 8-10 năm.
3. Phân loại ODA:
Theo chủ thể cấp vốn:
- ODA song phương: là khoản viện trợ trực tiếp từ nước này sang nước kia thông qua việc kí kết hiệp định chính phủ, phần này thường chiếm tỷ lệ 60-70%.
- ODA đa phương: là hình thức viện trợ ODA cho các nước đang phát triển thông qua các tổ chức tài chính quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB). Ngân hàng phát triển châu Á( ADB), Ngân hàng phát triển châu Mỹ (IDB),…
Theo mục đích sử dụng:
- Vốn đầu tư phát triển: do Chính phủ các nước nhận vốn trực tiếp tổ chức đầu tư, quản lý, chịu trách nhiệm. Các dự án của nhóm này thường là trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp hay các lĩnh vực công trình mũi nhọn của quốc gia.
- Vốn viện trợ kỹ thuật: hỗ trợ để đào tạo chuyên gia, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý, hỗ trợ chuyên gia, thực hiện các cải cách thể chế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Từ đó nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước và các thiết chế thị trường.
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: là phần vốn giúp các nước thanh toán các khoản nợ đã đến hạn và lãi tích lũy của các năm trước.
- Viện trợ nhân đạo, cứu trợ: chi cho mục đích cứu trợ đột xuất, cứu đói, khắc phục thiên tai, chiến tranh, thường là từ các tổ chức phi chính phủ.
- Viện trợ quân sự: chủ yếu là viện trợ song phương cho các nước đồng minh trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”.
4. Ưu điểm và bất lợi khi tiếp nhận vốn ODA (chủ yếu với các nước nhận vốn):
 Ưu điểm:
- Giúp các nước bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tạo việc làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
- Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
- Bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước.
- Nâng cao năng lực quản lý bộ máy hành chính.
 Bất lợi:
- Hiệu quả sử dụng vốn thấp, dẫn đến đầu tư lãng phí, nảy sinh tham nhũng, trì trệ.
- Làm tăng dư nợ trong nước khi không có khả năng trả nợ trong thời gian dài, làm nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, có thể dẫn đến vỡ nợ.
- Sử dụng ODA không có chính sách ưu tiên rõ rệt càng làm tăng sự phân hóa thành thị nông thôn, gây bất ổn định xã hội.
II. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ ODA TẠI VIỆT NAM.
1. Các nhà tài trợ và lĩnh vực ưu tiên cho Việt Nam.
Đối với Việt Nam, trước năm 1993, nguồn viện trợ chủ yếu là từ Liên Xô cũ và các nước thành viên Đông Âu. Nhưng kể từ khi nối lại quan hệ với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế năm 1993 thì cho đến nay, Việt Nam có trên 45 tổ chức tài trợ chính thức đang hoạt động với khoảng 1500 dự án ODA và trên 350 tổ chức phi chính phủ đang có tài trợ cho Việt Nam. Sau đây là bảng một số nhà tài trợ và các lĩnh vực ưu tiên ở Việt Nam(2):


C5S12NYhuI69ShE

Xem thêm
vấn đề thu hút ODA tại Việt Nam
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status