Tiểu luận Biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản lý ở các trường học hiện nay - pdf 14

Download miễn phí Tiểu luận Biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản lý ở các trường học hiện nay



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Phương pháp nghiên cứu 4
3.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 4
3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP QUẢN LÝ 5
1.1. Giao tiếp 5
1.2. Giao tiếp sư phạm 6
1.3. Giao tiếp quản lý 7
1.4. Đặc điểm của giao tiếp trong quản lý 7
1.5. Vai trò của giao tiếp trong quản lý 7
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong quản lý 8
1.6.1. Các yếu tố chủ quan 8
1.6.1. Các yếu tố khách quan 9
1.7. Một số nguyên tắc giao tiếp trong quản lý 10
Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA GIAO TIẾP VÀ GIAO TIẾP QUẢN LÝ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY 11
Chương 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO TIẾP QUẢN LÝ 14
3.1. Về phía người quản lý 14
3.2. Về phía đối tượng quản lý 18
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20
1. Kết luận 20
2. Kiến nghị 20
Tài liệu tham khảo 22
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống xã hội nói chung hoạt động luôn luôn được coi là một cách cơ bản của sự tồn tại của con người và nói chung cuộc sống của con người được bao gồm một dòng các hoạt động luôn luôn được kế tục lẫn nhau và hoạt động giáo dục cũng nằm trong dòng các họat động chung đó.
Giáo dục- đào tạo có thể được hiểu là hoạt động quản lý những tác động giáo dục và đào tạo, theo những mục tiêu xác định. Đó là hoạt động có tính mục đích, được tổ chức một cách khoa học của hiệu trưởng nhằm tổ chức - chỉ đạo một cách khoa học các hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường, hướng vào đạt những mục tiêu đã định.
Hoạt động quản lý được hình thành thông qua các con đường giao tiếp và hoạt động, bằng cách xây dựng nên cả một hệ thống các nhiệm vụ quản lý giáo dục- đào tạo, tiến hành tổ chức cho chủ thể quản lý được tiếp xúc với đối tượng quản lý để họ có điều kiện thực hiện các hành động giải quyết hệ thống các nhiệm vụ đó một cách hiện thực, cảm tính, thông qua chính những việc làm của mình khi đã chú ý được đầy đủ các yếu tố động cơ, các phương tiện, các điều kiện thiết yếu của hoạt động, giao tiếp quản lý cần có.
Cùng với hoạt động, giao tiếp và giao tiếp quản lý luôn luôn giữ vai trò quan trọng có tác dụng quy định sự phát triển những phẩm chất tâm lý của nhân cách ở từng chủ thể và còn là một cách của sự tồn
tại người. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của giao tiếp, giao tiếp quản lý trong cuộc sống nói chung, trong lĩnh vực giáo dục nói riêng, chúng tui nhận thấy vấn đề giao tiếp trong quản lý trường học hiện nay rất cần thiết. Do đó chúng tui chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản lý ở các trường học hiện nay”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng chung của giao tiếp trong quản lý ở các trường học hiện nay, chúng tui đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quản lý ở các trường học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập tài liệu,
phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu…
3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3.2.1. Phương pháp quan sát
3.2.1. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP QUẢN LÝ
1.1. Giao tiếp
Giao tiếp có thể được coi như là một cách tồn tại của con người, một điều kiện tâm lý cơ bản có tác dụng làm phát triển được các phẩm chất nhân cách, một loại quan hệ giữa chủ thể với các chủ thể khác và là một loại hoạt động đặc biệt. Ngoài ra có thể hiểu giao tiếp chính là quá trình thiết lập và vận hành nên các mối quan hệ hai chiều lẫn nhau về mặt tâm lý giữa các chủ thể trong các hoạt động cùng nhau nhằm truyền bá ý đồ tư tưởng, tình cảm cho nhau, gây ảnh hưởng cảm hoá lẫn nhau và để lại dấu ấn trong nhau.
Có thể hiểu một cách khái quát hơn giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi thông tin giữa người và người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ. Như vậy trong giao tiếp được thể hiện ở ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và cử chỉ điệu bộ. Đó chính là phương tiện giao tiếp đặc trưng thông qua đó để biểu đạt, gởi gắm niềm tin...
Tóm lại, giao tiếp là một khái niệm không thể được định nghĩa một cách duy nhất, đúng nhất hay tốt nhất. Về cơ bản có thể hiểu giao tiếp là chuyển giao, truyền dẫn hay trao đổi các ý kiến, các kiến thức, niềm tin hay thái độ của từng người. Một trong những định nghĩa đầy đủ hơn cả về giao tiếp là của Warren Weaver và Claude Shannon trong tác phẩm cổ điển toán học của giao tiếp. Theo hai tác giả này thì "giao tiếp được sử dụng với một nghĩa rộng, bao gồm các tiến trình mà sự suy nghĩ của người này có thể ảnh hưởng tới sự suy nghĩ của người khác. Điều đó không chỉ xảy ra với ngôn ngữ viết cũng như nói mà còn thể hiện trong kịch, múa...và trong mọi hành vi của con người". Định nghĩa này nói lên sự tồn tại của con người qua các cuộc trao đổi thông tin có ý nghĩa và sự trao đổi đó có ảnh hưởng nhất định tới hành vi ứng xử của họ.
1.2. Giao tiếp sư phạm
Giao tiếp sư phạm được hiểu là quá trình thiết lập nên các mối quan hệ hai chiều lẫn nhau về tâm lý giữa người giáo dục với người được giáo dục nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn sống, kỹ năng, kỹ xảo hoạt động. Để từ đó tiến hành xây nên những mối quan hệ sư phạm, thực hiện những tác động nhằm làm phát triển toàn diện, hài hoà những phẩm chất nhân cách cho học sinh. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp khi nhà sư phạm đã thiết lập được các mối quan hệ cần thiết đối với học sinh, có thể tạo ra được những điều kiện tâm lý thuận lợi để thực thi các tác động giáo dục- đào tạo trong nhà trường.
Trong dạy học cũng như khi thực thi các loại hoạt động giáo dục, hoạt động công ích- xã hội và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác, ở giáo viên sẽ biểu hiện ra những phong cách giao tiếp sư phạm muôn màu, muôn vẻ mà cụ thể như:
- Phong cách giao tiếp sư phạm mang tính chất dân chủ được thể hiện ở chỗ nhà sư phạm sẽ luôn luôn biết tỏ ra tôn trọng nhân cách học sinh, biết lắng nghe nguyện vọng ý kiến cá nhân, biết gần gũi than mật, biết giải quyết kịp thời các khó khăn được nảy sinh ra trong học tập cho các em
- Phong cách giao tiếp sư phạm mang tính chất độc đoán thì trong quá trình sư phạm, chủ thể luôn luôn chỉ biết chú trọng đến nội dung công việc, mà lại rất xem nhẹ những đặc điểm riêng tư trong từng nhân cách cử học sinh
- Phong cách sư phạm mang tính cách tự do thường được linh hoạt, tính cơ động, sự mềm dẻo khéo léo trong pháp xử thế, do đó phong cách này sẽ rất phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp với đặc điểm cá nhân của học sinh khi tiến hành các tác động giáo dục- đào tạo trong nhà trường.
1.3. Giao tiếp quản lý
Từ sự hiểu biết chung về giao tiếp và giao tiếp sư phạm đã nêu ở trên có thể hiểu được rằng giao tiếp quản lý chính là sự thiết lập nên những mối quan hệ hai chiều lẫn nhau về mặt tâm lý giữa chủ thể quản lý với các chủ thể được quản lý nhằm giải quyết hợp lý được những nhiệm vụ giao tiếp quản lý, làm cơ sở cho việc thực thi có hiệu quả những nhiệm vụ quản lý xác định.
Trong thực tế có ba hình thức giao tiếp quản lý cơ bản đó là giáo tiếp giữa người lãnh đạo với những người dưới quyền, giao tiếp giữa người lãnh đạo với nhau, giao tiếp giữa lãnh đạo với những người đồng sự gần gũi với mình.
1.4. Đặc điểm của giao tiếp trong quản lý
Mang tính chính thức, công việc.
Mục đích, nhiệm vụ giao tiếp được xác định từ trước.
Chủ thể giao tiếp có vị thế khác nhau, mang tính chất thứ bậc.
Ngôn ngữ, uy tín, phong cách lãnh đạo đóng vai trò quyết định đến kết quả giao tiếp.
1.5. Vai trò của giao tiếp trong quản lý
Là phương tiện truyền đạt các mệnh lệnh, nhiệm v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status