Thiết kế hệ thống xử lý bụi cho khâu nhập clinker của nhà máy xi măng Hải Vân - pdf 14

Download miễn phí Thiết kế hệ thống xử lý bụi cho khâu nhập clinker của nhà máy xi măng Hải Vân
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay vấn đề ô nhiễm không khí và tác hại của nó đối với sức khoẻ con nguời nói riêng cũng như đối với hệ sinh thái nói chung đã trở thành vấn đề bức xúc của nhân loại. Từng quốc gia đã có chương trình hành động riêng của mình để bảo vệ môi trường và đồng thời cũng đã có chương trình hành động chung của cả thế giới với mục đích là có thể đẩy lùi các hiểm họa môi trường có khả năng xảy ra trên hành tinh của chúng ta.
Môi trường không khí ở nước ta tại các khu công nghiệp, đặc biệt tại các nhà máy sản xuất hoá chất, vật liệu xây dựng, cơ khí . đang tồn tại những dấu hiệu đáng lo ngại. Phần lớn các nhà máy xí nghiệp chưa được trang bị các hệ thống xử lý bụi và khí độc hại, hàng ngày hàng giờ thải vào bầu khí quyển một lượng lớn các chất độc hại.
Trước tình hình đó em được giao đề tài tốt nghiệp “Thiết kế hệ thống xử lý bụi cho khâu nhập Clinker của nhà máy xi măng Hải Vân”. Em mong rằng qua đó có thể góp phần vào việc cải thiện môi trường ngày càng trong sạch hơn.
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp được sự hướng dẫn của quý thầy-cô trong khoa, nhất là thầy giáo Nguyễn Văn Đông đã tận tình chỉ bảo cho em để em có thế hoàn thành đồ án của mình. Thông qua đồ án em có thể đúc kết lại những kiến thức mà em đã được học trong những năm học tập ở trường và từ đó rút ra được những gì mình còn thiếu sót để kịp thời bổ sung và củng cố lại vốn kiến thức của mình.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do còn hạn chế về mặt kiến thức, thời gian thực hiện đồ án nên không thể tránh khỏi sai sót. Em mong được sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo để có thể hoàn thiện hơn sau khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn!


1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất công nghiệp đã làm cho thế giới biến đổi rõ rệt: các nhà máy, các khu công nghiệp được hình thành và phát triển rầm rộ. Tất cả sự phát triển này đều hướng đến việc tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người, tạo điều kiện sống tốt hơn, nhưng đồng thời cũng thải ra các loại chất bẩn đa dạng khác nhau, làm cho tình trạng môi trường trở nên xấu đi. Các chất thải này có tác động xấu đối với con người, động vật, thực vật và các công trình. Nếu tình trạng môi trường tiếp tục suy thoái thì có thể sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho loài người. Vì vậy việc bảo vệ môi trường khỏi các chất ô nhiễm đã trở thành một trong các vấn đề toàn cầu.
Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ mối trường đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Chỉ thị 36-CT/TW, ngày 25 tháng 6 năm 1998 của bộ chính trị đã chỉ rõ “ Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”.
Với tình hình hòa nhập thế giới như hiên nay thì vấn đề môi trường càng trở nên quan trọng hơn. Do đó chung ta cần phát triển đất nước theo xu hướng xanh, sạch, đẹp. Để đạt được điều đó, một trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo các cán bộ chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khoa học môi trường là một ngành khoa học mới ở nước ta, nó liên quan với nhiều ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học, kinh tế và xã hội khác nhau.
Đề tài “ Thiết kế hệ thống xử lý bụi cho khâu nhập Clinker của nhà máy xi măng Hải Vân” là đề tài thiết thực đối với vần đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường không khí.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ống.
Trong công nghiệp, người ta còn sử dụng thiết bị lọc điện ướt, trong đó việc làm sách các điện cực được thực hiện bằng cách tưới qua các vòi phun. Thiết bị lọc điện ướt được ứng dụng để thu hồi bụi, sương các axit khách nhau.
Hiệu quả của thiết bị lọc điện phụ thuộc tính chất của bụi và khí, vận tốc và tính đồng đều phân phối dòng bụi trong tiết diện thiết bị. Hiệu thế càng cao và vận tốc khí càng thấp, hiệu quả thu hồi bụi càng cao.
Thiết bị lọc điện có thể xử lý một thể tích khí lớn với các hạt bụi kích thước từ (0,01÷100) [mm ], chịu được nhiệt độ lên đến (400÷500)0C. Trở lực của thiết bị lọc điện khoảng 150 Pa. Tiêu hao điện năng cho xử lý 100m3 khí khoảng (0,36÷1,8).106J. Bụi có độ dẫn điện càng cao thì hiệu quả thu hồi càng lớn.
Ưu điểm:
- Hiểu quả xử lý cao đối với bụi có kích thước bé từ 0,5 đến 8mm.
- Trở lực của thiết bị nhỏ.
Nhược điểm:
- Hiệu quả lọc thấp đối với hạt bụi có kích thước lớn.
- Thành phần khí và bụi ảnh hưởng đến độ dẫn của nó. Khi độ ẩm của khí tăng, điện trở riêng phần của bị giảm. Nồng độ của SO2 và NH3 khoảng vài phần ngàn hay vài phần trăm trong khí cũng làm tăng đáng kể độ dẫn điện của bụi. Nếu vận tốc khí trong thiết bị lọc tăng thì hiệu quả xử lý giảm và ngoài ra còn tăng khả năng lôi cuốn bụi theo dòng khí.
- Giá thành cao.
- Yêu cầu rất nghiêm ngặt về an toàn điện (do điện thế sử dụng là rất lớn)
3.2 Chọn loại thiết bị xử lý bụi.
Việc chọn loại thiết bị tối ưu để làm sạch khí là vấn đề phức tạp, phụ thuộc vào rất nhiều thông sô. Đó là các thông số hoá lý và công nghệ của khí thải, thông số công nghệ và thiết kế của thiết bị thu hồi bụi, thông số kinh tế và các tính đặc trưng khác của thiết bị.
Các thông số quan trong chủ yếu là độ phân tán, độ sạch yêu cầu, nhiệt độ, độ ẩm, tính ăn mòn của khí.
Thông thường hiệu quả xử lý của thiết bị liên quan chặt chẽ với chi phí năng lượng và kích thước thiết bị. Độ sạch yêu cầu càng cao, chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý và vận hành thiết bị càng cao.
Khi chọn thiết bị thu hồi bụi cần quan tâm đến các chỉ số cơ bản sau.
- Thiết bị hoạt động trên cơ chế lắng bụi khô trọng lực, quán tính, ly tâm là rẻ nhất, nhưng chỉ thu hồi bụi khô (có kích thước >10mm), Thường chúng chỉ đóng vai trò xử lý bụi sơ bộ.
- Đa số thiết bị lắng bụi ướt có thể cho hiệu quả cao khi kích thước bụi trung bình (>1mm). Muốn thu hồi bụi mịn hơn phải tăng lưu lượng nước (tốn năng lượng). Ngoài ra, cần xử lý nước thải và chống ăn mòn thiế bị.
- Thiết bị lọc điện có thể cho hiệu quả cao ngay cả khi bụi phân tán cao (nhỏ hơn 1mm). Tuy nhiên cần kiểm soát khí thải vì nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc khí ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của thiết bị lọc điện.
- Thiết bị lọc bụi qua vách ngăn cho hiệu quả cao nhất đối với bụi phân tán cao, nhưng cũng cần giữ các thông số khí thải trong giới hạn nhất định. Vốn đầu tư thiết bị này nhỏ hơn thiết bị lọc điện nhưng chi phí vận hành lớn hơn.
Với loại bụi Clinker là loại bụi công nghiệp với nồng độ bụi là 2,8(g/m3). Với kích thước hạt từ (1 ÷ 50) mm. Do đó ta chọn thiết bị xử lý bụi kiểu lọc công nghiệp vì nó ứng dụng cho bụi công nghiệp có nồng độ bụi dưới 60(g/m3) với kích thước hạt lớn hơn 0,5mm. Vật liệu lọc thường được phục hồi.
Đề xuất phương án xử lý bụi ở khâu nhập clinker của nhà máy.
3.3.1. Phương án 1.
Hình 3-17 Phương án 1.
1-Xe tải vân chuyển; 2-Phễu chứa Clinker; 3,5-Chụp hút; 4,7-Ống hút;
6-Lọc bụi; 8-Cửa đẩy; 9- Quạt hút; 10-Băng tải vân chuyển; 11-Đông cơ dẫn động băng tải; 12-Gầu tải.
Với phương án này thì quạt hút được đặt sau lọc bụi. Bụi sau khi được xử lý được tách ra khỏi dòng khí bẩn rơi xuống buồng chứa. Tại đây bụi được hòa lẫn vào nước và được đưa ra ngoài theo đường nước thải.
Ưu điểm:
- Kết cấu thiết bị vận chuyển bụi sau khi xử lý thì đơn giản.
Nhược điểm:
- Không tận dụng được bụi sau khi xử lý.
- Phải xử lý nước thải, do đó làm tăng quá trình xử lý.
3.3.2. Phương án 2.
Hình 3-18 Phương án 2.
1-Xe tải vân chuyển; 2-Phễu chứa Clinker; 3,5-Chụp hút; 4-Ống hút;
6-Lọc bụi; 8,7- Ống thổi- 9- Quạt hút; 10-Vít vận chuyển;11- Động cơ điện; 12-Van lật; 13-Băng tải vân chuyển; 14-Đông cơ dẫn động băng tải; 15-Gầu tải.
- Vơi phương án này thì quạt hút được đặt trước thiết bị lọc bụi. Bụi sau khi được tách khỏi dòng khí bẩn được vít tải vận chuyển xuống băng tải để tái sử dụng.
Ưu điểm:
- Bụi được tái sử dụng sau khí xử lý.
- Quá trình xử lý không có công đoạn xử lý nước thải, do đó rút ngăn quy trình xử lý.
Nhược điểm:
- Quạt đặt trước thiết bị lọc do đó phải làm việc trong điều kiện dễ bị mài mòn.
- Giảm tuổi thọ của quạt.
- Thiết bị lọc bụi làm việc trong hệ thống thổi do đó hiệu xuất xử lý bụi sẽ giảm và việc vận chuyển bụi sau khi xử lý sẽ gặp nhiêu khó khăn.
3.3.3. Phương án 3.
Hình 3-19 Phương án 3
1-Xe tải vân chuyển; 2-Phễu chứa Clinker; 3,5-Chụp hút; 47,-Ống hút;
6-Lọc bụi; 8- Miệng thổi- 9- Quạt hút; 10-Vít vận chuyển;11- Động cơ điện; 12-Van lật; 13-Băng tải vân chuyển; 14-Đông cơ dẫn động băng tải; 15-Gầu tải.
Với phương án 3 thì quạt hút được đặt sau thiết bị lọc bụi. Phướng án này sẽ khắc phục được các nhược điểm của 2 phương án trên như:
Rút ngắn quy trình xử lý bụi.
Tận dụng lại bụi sau khi xử lý.
Tăng hiệu quả xử lý bụi.
Tăng tuổi thọ của quạt hút.
Vận chuyển bụi sau khi xử lý trở lên đơn giản hơn.
Tuy nhiên vơi phương án này thì chi phí lắp đặt thiết bị cao hơn so với phương án 1.
Trong 3 phương án trên thì phương án 3 có ưu điểm nhất. Vì vậy em chọn phương án 3 để thiết kế hệ thống xử lý bụi cho khâu nhập Clinker của nhà máy.
3.4. Chọn các thiết bị phụ khác.
3.4.1. Chọn đường ống hút.
3.4.1.1. Yêu cầu chung đối với ống dẫn khí.
Bằng vật liệu khó cháy hay không cháy, tuỳ theo yêu cầu sử dụng.
Không thấm nước, hút ẩm và không khí.
Cách nhiệt tốt khi vận chuyển chất nhiệt độ cao.
Bề mặt trong nhẵn để giảm ma sát.
Có tiết diện và hình thang thích hợp để sức cản bé tiết kiệm vật liệu, mĩ quan, tiện bố trí. Tốt nhất là dùng loại tròn, vuông. Loại chữ nhật càng dẹt càng bất lợi.
3.4.1.2. Phân loại, cách bố trí và chọn loại đường ống.
Hệ thống dẫn khí chia làm hai loại chính: kiểu kênh ngầm và kiểu treo.
a)Hệ thống kiểu kênh ngầm:
Hình 3-20 Hệ thống kênh ngầm.
a) Ốp ở góc tường; b) Đặt trong tường dày; c) Đặt ở sát tủ tường.
Vật liệu là gạch xây hay bê tông. Kênh có thể đặt dưới nền kết hợp bố trí cả các đường dây cáp điện, dây điện thoại, ống nước vv…, có thể đặt trong tường dầy hay ốp ở góc tường, ở sát tủ tường. Kênh dẫn gió ngầm đặt dưới sàn thường để dẫn gió hồi, rất ít khi làm ống dẫn gió cấp. Vì không khí đã xử lí đi trong kênh ngầm dễ bị ô nhiễm bởi ẩm và mốc. Trường hợp cần thiết lắm ph
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status