Thiết kế Máy nghiền đập má - pdf 14

Download miễn phí Thiết kế Máy nghiền đập má
LỜI NÓI ĐẦU

Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay. Cũng như mọi ngành công nghiệp khác, công nghiệp vật liệu xây dựng là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc doanh. Đối với nước ta hiện nay nhu cầu xây dựng là rất lớn, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng. Do vậy việc cung cấp vật liệu như đá, xi măng, sắt thép . là cần thiết và đòi hỏi với số lượng lớn. Đi đôi với nguyên vật liệu là các thiết bị máy móc tạo ra chúng mà chúng ta đang cần rất nhiều. Với em, một sinh viên sắp ra trường được giao thiết kế Máy nghiền đập má, là một loại máy nghiền trong dây chuyền sản xuất đá dùng cho xây dựng, làm đồ án tốt nghiệp.
Sau thời gian hơn 3 tháng làm đề tài tốt nghiệp nay em đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trong quá trình thiết kế em đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Cung cùng các thầy cô trong khoa Cơ khí và khoa Sư phạm kỹ thuật đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em, cộng với sự nỗ lực của bản thân, tìm hiểu học hỏi thực tế và các bạn cùng khoá, đề tài tốt nghiệp của em đã hoàn thành đúng thời gian quy định.
Do trình độ và thời gian có hạn, kiến thức kinh nghiệm thực tế còn ít, tài liệu tham khảo thiếu thốn, do đó trong đề tài không tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô góp ý và giúp đỡ.
Cuối cùng em xin chân thành Thank thầy Lê Cung cùng các thầy cô giáo và các bạn bè đã giúp đỡ em.

Đà nẵng, ngày tháng 05 năm 2006Sinh viên thiết kế


Hoàng Văn Ngân

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU ĐÁ VÀ
QUÁ TRÌNH KHAI THÁC ĐÁ

1.1. Giới thiệu về vật liệu đá và đá dăm dùng trong sản xuất các cấu kiện bê tông và làm đường sá.
Đá hay còn gọi là nguyên liệu khoáng sản thể rắn. Khái niệm đá như sau: tất cả các vật rắn tồn tại trong thiên nhiên có nguồn gốc về cơ bản đều là khoáng vật. Khoáng vật là những phần tử vật rắn mà trong đó chứa các nguyên tố cùng loại. Có đến hàng trăm loại khoáng vật có số lượng đáng kể tham gia vào cấu tạo của vỏ Trái đất. Các khoáng vật không tồn tại một cách riêng rẽ trong thiên nhiên mà hình thành những tập hợp lớn bao gồm nhiều khoáng vật, chúng xuất hiện ở những địa điểm khác nhau và được tạo thành trong những niên đại khác nhau. Những tập hợp khoáng vật như vậy gọi là đá.
Đá là loại vật liệu rất quan trọng trong ngành xây dựng, chúng được dùng làm chất độn trong bê tông (xây dựng mố cầu, đập nước, rải mặt đường, làm đường ôtô, đường sắt). Đá cũng là nguyên liệu cơ bản để sản xuất xi măng, vôi và các chất kết dính khác. Trong xây dựng đá còn là loại vật liệu trang trí rất quan trọng.
Thành phần chủ yếu nhất trong đá là thạch anh, các khoáng vật quặng, cácbonnat, các khoáng vật sét, các haloit, fenspat, pirôxen và ôlivin. Thành phần hoá học, thành phần khoáng vật và cấu tạo quyết định tính chất vật lý của đá, được dùng làm cơ sở cho việc ứng dụng vào thực tế. Các tính chất của đá còn phụ thuộc vào trạng thái cơ học của chúng như mức độ phong hoá, độ nứt nẻ, độ tách chẻ, tính cát khai.
Trong số các khoáng vật tạo đá thì thạch anh có độ bền cao nhất. Giới hạn bền nén của thạch anh vượt quá 5000kG/cm2, của fenspat, pirôxen, ogit, đá sừng, olivin và các khoáng vật manhe sắt khác là 2000 ÷ 5000kG/cm2, canxit khoảng 100kG/cm2, giới hạn bền nén của quazit và nêfrit hạt nhỏ đạt giá trị cao nhất đến 5000 ÷ 6000kG/cm2, granit hạt nhỏ cũng có độ bền khá lớn 3500kG/cm2 và nhỏ hơn một ít là đá gabrô, điabazơ và granit hạt thô. Đá thuộc poocfia thạch anh và poocfiarit có độ bền nén cao (500 ÷ 2400kG/cm2). Nhưng có nhược điểm là bề mặt vỡ rất trơn, không đảm bảo độ dính kết cao giữa đá dăm và vữa ximăng


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CHƯƠNG VI
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KẾT CẤU
VÀ SỨC BỀN TOÀN MÁY
6.1. Thiết kế bộ truyền đai
Bộ truyền đai thường được dùng để truyền dẫn giữa các trục tương đối xa nhau và yêu cầu làm việc êm. Bộ truyền có kết cấu khá đơn giản và có thể giữ an toàn cho các chi tiết máy khác khi bị quá tải đột ngột. Tuy nhiên vì có trượt giữa đai và bánh đai nên tỷ số truyền không ổn định.
Bộ truyền đai có thể làm việc với công suất đến 1500 KW, nhưng thường dùng trong khoảng 0,3 ÷ 500 KW. Tỷ số truyền của bộ truyền đai dẹt thường không quá 5, đối với bộ truyền đai có răng i có thể đến 10, đối với bộ truyền đai hình thang i không quá 10.
Các số liệu ban đầu ta có như sau:
+ Công suất cần truyền trên trục dẫn: N = 30,8 KW
+ Số vòng quay trên 1 phút của trục dẫn: n1 = 980 v/ph
+ Số vòng quay trên 1 phút của trục bị dẫn: n2 = 300 v/ph
6.1.1. Chọn loại đai
Do yêu cầu kỹ thuật nghiền đá nên ta chọn loại đai thang cho quá trình thiết kế .
Giả thiết vận tốc của đai V > 10 m/s, theo sách thiết kế chi tiết máy của Nguyễn Trọng Hiệp thì có thể dùng đai B hay đai Γ, ta tính toán cho cả hai phương án và chọn phương án nào có lợi hơn.
a
h
a0
h0
a
Hình 6.1.Sơ đồ tiết diện đai
Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 6.1
Ký hiệu
Kích thước tiết diện các loại đai(mm)
B
G
ao
h
a
ho
F, mm2
(diện tích)
19
13,5
22
4,8
230
27
19
32
6,9
476
6.1.2. Định đường kính bánh đai nhỏ
Loại đai B Γ
Theo bảng 5.14 ta chọn đường kính D1(mm) 320 360
Kiểm nghiệm vận tốc của đai theo điều kiện sau:
v = ≤ vmax (6.1)
Với vmax = (30 ÷ 35)m/s
Theo công thức (6.1) ta tính được
v = = 0,0513 D1 (m/s) 16,4 18,5
Ta thấy cả hai loại đều thoả mãn điều kiện (6.1)
6.1.3. Tính đường kính D2 của bánh lớn
Đường kính D2 được tính theo công thức sau:
D2 = i. D1(1 - x ) = .D1(1 - x ) mm. (6.2)
Trong đó: x - là hệ số trượt đai, đối với đai hình thang x = 0,02
D2 = = 3,2.D1 1024 1152
Lấy D2 theo tiêu chuẩn bảng (5.15) 1000 1120
Tính lại số vòng quay thực của trục lệch tâm theo công thức sau:
= (1 - x ).. = (1- 0,02).980. (6.3)
= 960,4. [v/ph] 307 309
Trị số sai lệch Dn = 2,3% 3%
Dn nằm trong phạm vi (3 ÷ 5)% nên thoả mãn yêu cầu.
6.1.4. Chọn sơ bộ khoảng cách trục A
Khoảng cách trục A phải thoả mãn điều kiện sau:
0,55(D1 + D2) + h £ A £ 2 (D1 + D2). (6.4)
Trong đó h : chiều cao của tiết diện đai .
Tỷ số truyền i = 3,125 3,111
Theo bảng 5.16 ta chọn
A = D2 [mm] 1000 1120
thoả mãn điều kiện (6.4)
6.1.5. Tính chiều dài đai L theo khoảng cách trục A sơ bộ và quy tròn theo tiêu chuẩn.
Chiều dài đai L được xác định theo công thức sau:
L = 2A+[mm] (6.5)
Thay số vào ta có 4188 4693
Chọn theo tiêu chuẩn (bảng 5.12) 4250 4750
Kiểm nghiệm số vòng chạy của đai trong 1 giây theo công thức:
u = ≤ umax = 10 (6.6)
v là vận tốc đai, thay số vào ta có trị số u 3,86 3,89
thoả mãn điều kiện u ≤ umax
6.1.6. Xác định chính xác khoảng cách trục A theo chiều dài đai đã lấy theo tiêu chuẩn.
Khoảng cách trục A được xác định theo công thức sau:
A =(mm) (6.7)
Thay số vào có 1032 1150
Khoảng cách A thỏa mãn điều kiện
0,55(D1 + D2) + h £ A £ 2 (D1+D2)
Khoảng cách trục nhỏ nhất cần thiết để mắc đai
Amin = A - 0,015L 968 1079
Khoảng cách trục lớn nhất để tạo lực căng
Amax = A + 0,03L 1160 1293
6.1.7. Tính góc ôm a1
Góc ôm a1 được tính theo công thức
a1 = 1800 - (6.8)
Thay số vào có 142,44 0 142,330
Góc ôm thỏa mãn điều kiện a1 ≥ 1200
6.1.8. Xác định số dây đai cần thiết
Số dây đai Z được định theo điều kiện tránh xảy ra trượt trơn giữa dây đai và bánh đai theo công thức sau:
Z ³ (6.9 )
Trong đó :
N : Công suất cần truyền từ động cơ đến trục lệch tâm.
N = 30,8 (KW).
F : diện tích tiết diện đai, mm2 (tra bảng 6.1).
: ứng suất có ích cho phép (N/mm2)
v : vận tốc đai, m/s
Chọn trị số ứng suất căng ban đầu = 1,2 N/mm2 và theo trị số D1 (bảng 5.17) tìm được ứng suất có ích cho phép N/mm2 1,91 1,72
Các hệ số ảnh hưởng
Ct -hệ số chế độ tải trọng, tra bảng (5.6) 0,6 0,6
Ca -hệ số ảnh hưởng góc ôm, tra bảng (5.18) 0,89 0,89
Cv - hệ số ảnh hưởng vận tốc, tra bảng (5.19) 0,94 0,85
Số đai được xác định theo công thức (6.9) 8,52 4,48
Lấy số đai z 9 5
6.1.9. Định các kích thước chủ yếu của bánh đai
Đường kinh ngoài cùng của bánh đai
Bánh dẫn Dn1 = D1+2h0 332 377
Bánh bị dẫn Dn2 = D2+2h0 1012 1137
Đường kính trong của bánh đai
Bánh dẫn Dt1 = Dn1-2e 290 320
Bánh bị dẫn Dt2 = Dn2-2e 970 1080
Chiều rộng bánh đai:
B = (Z-1) t +2S 242 198
Trong đó t, S được tra trong bảng 10.3
6.1.10. Tính lực căng ban đầu S0
Lực căng ban đầu đối với mỗi đai được xác định theo công thức sau:
So = .F (N) (6.10)
Trong đó : Ứng suất ban đầu (N/mm2);
F : Diện tích một đai (mm2).
Thay số vào ta có 276 571,2
Lực tác dụng lên trục R
R =3.S0.Z.sin(N) 7055 8109
Kết luận:
Sau khi tính toán và so sánh 2 phương án, ta chọn phương án dùng bộ truyền loại B có khuôn khổ và lực tác dụng lên trục nhỏ hơn tuy chiều rộng bánh đai lớn hơn một ít so với phương án dùng đai loại Γ. Mặt khác tuy chiều rộng B lớn hơn, nhưng ở phần sau khi tính bánh đà, ta cũng lợi dụng bánh đai lắp trên trục lệch tâm nhằm tăng mômen quán tính và để kết cấu máy gọn gàng.
Do vận tốc làm việc v ≤ 25m/s nên ta chọn phương pháp chế tạo bánh đai là đúc bằng vật liệu GX12-28.
ao
t
S
h
k
Dt
ho
Dn
B
j
e
D
j
Dc
Hình 6.2. Kích thước bánh đai thang
6.2. Tính toán bánh đà
6.2.1. Mục đích
Trong giai đoạn máy chuyển động bình ổn, vận tốc thực của khâu dẫn biến thiên tuần hoàn quanh một giá trị trung bình nhất định, nói một cách khác khâu dẫn chuyển động không đều. Để cho máy chuyển động đều ta lắp trên khâu dẫn hay bất kỳ khâu nào khác của máy, có vận tốc tỷ lệ với vận tốc khâu dẫn, một hay nhiều đĩa gọi là bánh đà. Những bánh đà này ở hành trình không tải được trích luỹ năng lượng, còn ở hành trình nghiền chúng giải phóng năng lượng kể trên để thực hiện quá trình nghiền đá. Bánh đà này làm đồng đều tải trọng tác dụng lên động cơ và làm san phẳng tải trọng động tác dụng vào các cơ cấu truyền lực.
6.2.2. Tính toán các thông số của bánh đà
Năng lượng mà bánh đà tích luỹ được khi thay đổi tốc độ góc được tính theo công thức sau :
E = I. ( J ) (6.11)
Trong đó
E: Năng lượng trích luỹ (J) .
I: Mômen quán tính của khối lượng bánh đà, (kg.m2).
ωmax, ωmin: Tốc độ góc của bánh đà tại thời điểm cuối và đầu ở hành trình không tải, (rad/s).
Khi tính toán bánh đà, người ta coi năng lượng bánh đà tích luỹ (hay giải phóng) E phải bằng 1/2 năng lượng nghiền đá trong một vòng quay A:
E = .A (6.12)
Hay I.= .A (6.13)
Gọi: là tốc độ góc trung bình;
là hệ số không đều tốc độ góc, lấy bằng 0,015 ¸ 0,035; ta chọn d = 0,03 để tính toán.
Từ các công thức trên ta có mối quan hệ sau :
I. =
I.= (6.14)
Ở phần tính toán công suất động cơ ta đã tính được năng lượng nghiền:
A = 5753 (N.m)
Từ biểu thức (6.14) ta có:
I = = 97.25 (kg.m2 )
Trong phần tính toán này ta bỏ qua mômen quá tính của trục lệch tâm và như đã nói ở phần tính bánh đai, ta sẽ chọn khối lượng bánh đà bằng khối lượng bánh đai để k
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status