Kỹ thuật truyền hình số - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Kỹ thuật truyền hình số
Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa đúng đắn của Đảng và nhà nước nền kinh tế của nước nhà đã và đang phát triển với một tốc độ cao. Các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trên thế giới đã nhanh chóng thâm nhập vào nước ta. Đặc biệt trong lĩnh vực điện tử-viễn thông, sự xuất hiện những công nghệ hiện đại, những dây chuyền sản xuất mới có mức độ tự động hóa cao với hệ thống điều khiển tự động tiên tiến .đã tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế trong nước phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng.
Sự phát triển không ngừng của kỹ thuật số đã xâm nhập vào hầu hết tất cả các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, kĩ thuật truyền hình cũng không nằm ngoài quá trình đó. Công nghệ số diễn ra trong truyền hình ngày nay không chỉ do yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của dịch vụ truyền hình mà còn do sức ép đang tăng lên đối với nguồn tài nguyên phổ tần số. Đối với những nước có nền công nghiệp truyền hình-viễn thông phát triển mạnh, vấn đề này đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, nhu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đã thúc ép các nước này phải nhanh chóng xác lập và lựa chọn chuẩn số thích hợp, để sớm tung ra các thiết bị hay dịch vụ số để chiếm thế thượng phong trên thị trường. Hầu hết các nước hiện nay đã đặt ra lộ trình chuyển đổi sang số và sẽ chấm dứt truyền hình tương tự trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm tới.
Đối với Việt Nam, một nước cùng kiệt với những đặc thù riêng của mình, vấn đề số hoá lại còn có một ý nghĩa khác. Về tài nguyên phổ tần, có lẽ trong vòng 10 đến 15 năm tới, chúng ta cũng chưa bị thúc ép gay gắt như các nước có ngành truyền hình-viễn thông phát triển hiện nay. Bên cạnh mục đích nâng cao chất lượng phục vụ người xem, truyền hình Việt Nam trong 10 đến 15 năm nữa sẽ buộc phải chuyển sang số vì các thiết bị tương tự sẽ không được sản suất nữa. Như vậy, số hoá truyền hình là con đường tất yếu mà truyền hình Việt Nam cần đi mặc dù còn rất nhiều khó khăn trước mắt như điều kiện kinh tế còn eo hẹp, nền công nghiệp và trình độ khoa học kỹ thuật còn non trẻ .
Trong khuôn khổ của đồ án, em đề cập tới các vấn đề của quá trình thực hiện số hoá đối với tín hiệu truyền hình tương tự, đồng thời trình bày khái quát về các cách truyền dẫn, các tiêu chuẩn truyền hình số. Bố cục đồ án bao gồm 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung : trình bày về quá trình phát triển, giới thiệu khái quát về hệ thống truyền hình số.
Chương 2: Xử lý tín hiệu video : bao gồm số hoá và thực hiện nén tín hiệu video.
Chương 3: Xử lý tín hiệu audio : số hoá và thực hiện nén tín hiệu audio.
Chương 4: Ghép kênh và truyền tải các dịch vụ : trình bày về quá trình ghép kênh các kênh video, audio,số liệu phụ .của một hay nhiều chương trình truyền hình.
Chương 5: Các hệ thống truyền hình số : trình bày về các hệ thống truyền hình số ATSC, DVB, ISDB.
Chương 6: Truyền dẫn tín hiệu truyền hình số : trình bày về các cách dịch vụ truyền dẫn như qua cáp, vệ tinh, phát mặt đất .
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song do trình độ chuyên môn còn giới hạn, tài liệu tham khảo hạn chế cộng với thời gian thực hiện không dài nên trong quá trình thực hiện chắc không tránh được những sai lầm, thiếu sót. Vì điều kiện thực tế không cho phép nên đồ án của em chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết. Rất mong được sự thông cảm và hướng dẫn, chỉ bảo thêm của các thầy cô và bè bạn để em có thể hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.
Cuối cùng, em xin chân thành Thank các thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Tiến Khải, thầy đã trực tiếp chỉ dẫn, định hướng, tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đồ án.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

d
11
Có cả payload và adaptation field
Bảng 4.2 : Bit điều khiển phần thích nghi.
Continuity - count - field (4 bit) : Giá trị này sẽ tăng lên 1 theo các gói TS kế tiếp nhau thuộc về cùng một dòng gói sơ cấp (cùng PID). Điều này cho phép phía giải mã sắp xếp lại các gói TS đúng thứ tự, cũng như phát hiện các gói TS bị mất để khắc phục.
Phần Adaptation Field.
Sự hiện diện của Adaptation Field được báo hiệu bởi thông tin về Adaptation - Field - Control trong header. Trường Adaptation Field bao gồm các thông tin được sử dụng cho các chức năng giải mã bậc cao hơn, sử dụng các flag (cờ hiệu) để chỉ thị sự hiện diện của các trường mở rộng đặc biệt ở phía sau.
Hình 4.5 : Cấu trúc trường Adaptation Field gói TS .
Trường Adaptation Field có độ dài thay đổi gồm các thông tin sau đây :
Adaptation - filed- length (1 Byte) : chỉ thị số lượng byte theo sau trong trường Adaptation. trường adaptation filed có thể được sử dụng để chứa các byte độn (stuffing byte) mang giá trị 0xFF và không được phiên dịch tại phía giải mã. Nếu có các byte chèn thêm, trường Adaptation-Filed-Length cũng phải tính cả các byte đó. Giá trị Adaptation-Filed-Length lúc đó sẽ được phía giải mã sử dụng để nhảy bỏ qua trường Adaptation Field và nhắm thẳng đến trường payload trong gói.
Discontinuity - indicator (1 bit): giá trị 1 chỉ thị sự bất liên tục của chuẩn đồng hồ (clock reference) hay của bộ đếm liên tục hay của cả hai.
Random - access - indicator (1 bit) : Giá trị 1 chỉ thị gói PES kế tiếp là đầu một chuỗi video hay đầu một frame audio
Elementary - stream - priority - indicator (1 bit):Giá trị 1 chỉ thị độ ưu tiên cao hơn.
PCR - flag (1 bit) :Giá trị 1 chỉ thị sự hiện diện của "chuẩn đồng hồ chương trình" PCR. PCR được dùng để đồng bộ hóa quá trình giải mã. Trong một số trường hợp, thông tin này có thể được sửa đổi trong quá trình truyền, PCR phải được truyền đi tối thiểu 1 lần mỗi 100ms.
OPCR - flag (1 bit): Giá trị 1 chỉ thị sự hiện diện của một PCR gốc. Thông tin này không bị sửa đổi trong quá trình truyền và có thể được dùng để thu hay phát lại các chương trình đơn. Phía thu không cần dùng OPCR trong quá trình giải mã.
Splicing - Point - flag (1 bit) : Chỉ thị sự hiện diện của splice - countdown (số đế ngược đến điểm ráp nối).
Transport-private-data-flag (1 bit) :Chỉ thị sự hiện diện của các byte private data (số liệu riêng).
Adaptation-field-extension-flag (1 bit) :Chỉ thị sự hiện diện của trường mở rộng trường thích nghi.
Program-clock-reference (PCR) (42 bit) : Chuẩn đồng hồ chương trình.
Original-program-clock-reference (OPCR) (42 bit) : Chuẩn đồng hồ chương trình gốc được sử dụng để trích một chương trình đơn ra khỏi dòng truyền tải đa chương trình.
Splice-countdown (8 bit) :Thông báo số gói TS còn lại của một dòng gói sơ cấp (cùng PID) cho đến khi gặp điểm ráp nối. Điểm ráp nối là điểm cuối một frame audio hay một ảnh video.
Transport-length (8 bit) :Thông báo số lượng byte số liệu liên tiếp liền theo sau
Private-data-bytes : Số liệu riêng
Adaptation-field-extension-length (8 bit): Chỉ thị số byte của trường mở rộng trường thích nghi.
Stufing-bytes : Các byte độn có giá trị 0xFF được chèn vào tại phía mã hóa. Các byte này sẽ được bỏ qua không xét đến ở phía giải mã.
4.4.2 / Thông tin đặc tả chương trình (PSI).
Trong một dòng truyền tải, mỗi gói TS được liên kết với một giá trị PID chỉ rõ trường payload của gói TS này thuộc về dòng sơ cấp nào. Có thể có nhiều dòng sơ cấp khác nhau được tổ hợp lại thành nhiều chương trình khác nhau. Để bộ giải mã biết được dòng sơ cấp nào thuộc về chương trình nào, cần truyền thêm trong dòng truyền tải các thông tin đặc tả chương trình (PSI = Program Specific Information) nhằm xác định rõ mỗi liên hệ giữa các chương trình với các dòng sơ cấp.
Thông tin đặc tả chương trình PSI bao gồm 4 loại bảng sau :
Bảng bản đồ chương trình (PMT = Programme Map Table)
Bảng kết hợp chương trình (PAT = Programme Association Table)
Bảng thông tin mạng (NIT = Network Information Table)
Bảng truy cập có điều kiện (CAT = Conditional Access Table)
Cần lưu ý rằng các bảng này có thể được truyền đi như là payload của một hay nhiều gói TS trong dòng truyền tải. Đặc tính của các thông tin đặc tả chương trình PSI này được tóm tắt trong bảng sau:
Loại PSI
Giá trị PID
(13 bit)
Table-ID
(8 bit)
Chức năng
PAT
0x0000
0x00
Gán số chương trình và PID của PMT
NIT
được gán trong PAT
0x40->0xFE
Chỉ định các thông số của mạng vật lý
PMT
được gán trong PAT
0x02
Chỉ định các giá trị PID cho các thành trường của chương trình (các dòng sơ cấp)
CAT
0x0001
0x01
Chứa thông tin và số liệu dùng để xáo trộn (scrambling)
Bảng 4.3 : Bảng thông tin đặc tả chương trình.
Để thuận tiện cũng như để giới hạn độ dài, một số PSI có thể được truyền đi theo từng phần (section). Nếu gói TS có chứa phần đầu của bất kỳ section nào thì trường payload được mở đầu bằng trường con trỏ (pointer-field) chỉ rõ vị trí của section mới đó .
Bảng bản đồ chương trình (PMT).
Mỗi chương trình trên dòng truyền tải đều có 1 PMT tương ứng. Bảng này mô tả chi tiết về chương trình và các dòng sơ cấp tạo nên chương trình đó. Có thể ghi thêm các descriptor (bộ mô tả) vào PMT. Bộ mô tả mang các thông tin chi tiết về chương trình cũng như về các dòng sơ cấp thành phần như : các thông số mã hóa video, các thông số mã hóa audio, nhận dạng ngôn ngữ, thông tin về dịch chuyển hình ảnh sang trái,phải, trên,dưới và quét (pan & scan), chi tiết về truy cập có điều kiện, thông tin về bản quyền. Ngoài các bộ mô tả đã được quy định sẵn bởi MPEG-2, các đài truyền hình hay người sử dụng có thể định nghĩa thêm các descriptor nếu cần.
Bảng kết hợp chương trình (PAT) .
Danh sách tất cả các chương trình chứa trong dòng truyền tải sẽ được ghi trên PAT. Dễ dàng tìm thấy bảng này vì nó có giá trị PID = 0. Mỗi chương trình được liệt kê cùng với giá trị PID của gói TS có chứa PMT của chương trình đó.Một PMT cũng có thể chứa chi tiết của nhiều chương trình, thay vì chỉ một chương trình, khi các chi tiết của các chương trình này đủ ngắn.
Bảng thông tin mạng (NIT) .
Trong PAT, chương trình số 0 được dành riêng để chỉ đến NIT. bảng này là tuỳ chọn (optional) và nội dung của bảng cũngmang tính riêng tư (nghĩa là được định nghĩa bởi đài truyền hình hay người sử dụng, chứ không phải bởi MPEG-2). Nếu hiện diện, NIT thường cung cấp các thông tin về mạng vật lý dùng để truyền dòng truyền tải như : tần số kênh, chi tiết về bộ phát đáp vệ tinh, đặc điểm điều chế.
Bảng truy cập có điều kiện (CAT) .
Nếu có dòng sơ cấp nào trong dòng truyền tải được xáo trộn, thì CAT phải hiện diện để cung cấp thông tin chi tiết về hệ thống xáo trộn được sử dụng và cung cấp giá trị của PID của gói TS chứa thông tin về quản lý việc truy cập có điều kiện. Định dạng của loại thông tin này không được quy định bởi MPEG-2, mà phụ thuộc vào hệ thống xáo trộn được sử dụng.
4.4.3 / Đặc điểm của dòng truyền tải.
Cấp phát dung lượng động: các gói TS với độ dài cố định tạo khả năng linh hoạt trong việc cấp phát dung lượng kênh giữa các dòng sơ cấp vi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status