Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 - pdf 14

Download miễn phí Tiểu luận Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2010



Với chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng nhà nước trong 3 quý đầu năm 2008, trước nhu cầu tín dụng rất lớn, NHCTVN đã sàng lọc khách hàng, lựa chọn những đối tượng cho vay hiệu quả, các ngành sản xuất thiết yếu để giải ngân. Từ cuối quý 3, khi chính sách tiền tệ được nới lỏng và trổ nên linh hoạt, lãi suất giảm mạnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn kinh doanh, định hướng công tác tín dụng NHCTVN là đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả và giữ vững thị phần.


1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay nền kinh tế nước ta đang có những chuyển biến rất lớn. Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cho thấy rằng nền kinh tế nước ta đang trong tiến trình hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Điều đó thể hiện rất rõ trong tỉ lệ tăng trưởng GDP của đất nước. Vấn đề vốn đang là một đòi hỏi rất lớn, cùng với sự phát triển của đất nước là sự xuất hiện của nhiều nhà máy xí nghiệp, các công trình công cộng kéo theo những nhu cầu rất lớn về vốn. Trong thời gian hiện nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò như là một chiếc cầu nối từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ nơi có vốn đến nơi cần vốn. Như vậy, các NHTM đóng vai trò rất quan trọng, là một điều kiện tiên quyết, không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Vậy tình hình huy động vốn (HĐV) của các NHTM nước ta như thế nào? Thực trạng ra sao? Phương pháp để nâng cao hiệu quả HĐV của các NHTM trong sự phát triển kinh tế xã hội là gì? Để làm rõ những vấn đề này, tui chọn đề tài tiểu luận: “Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2010”.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong nước.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về NHTM và họat động huy động vốn của các NHTM trong nước.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động huy động vốn của các NHTM.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các NHTM ở nước ta.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: giai đoạn 2008-2010.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích số liệu.
6. Kết cấu nội dung:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bài tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về NHTM và hoạt động huy động vốn của các NHTM trong nước.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn của các NHTM.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các NHTM.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NHTM TRONG NƯỚC
1. Khái niệm NHTM
Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997 định nghĩa: NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan.
Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
2. Bản chất, chức năng của NHTM:
2.1. Bản chất:
- NHTM là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ-dịch vụ tài chính tiền tệ.
- Là trung gian tài chính đứng ra vay vốn của những người cho vay rồi dùng số vốn đó cho người thiếu vốn vay lại.
- Làm cho nguồn vốn không sinh lời của dân chúng được chuyển đến cho các doanh nghiệp lớn nhỏ thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và sinh lời.
2.2. Chức năng:
- Chức năng trung gian tài chính.
- Chức năng tạo tiền.
- Chức năng cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán.
- Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính.
3. Vai trò của NHTM:
- NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.
- NHTM là cầu nối của doanh nghiệp và thị trường.
- NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tài chính quốc tế.
4. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại:
4.1. Khái niệm hoạt động huy động vốn của NHTM:
Hoạt động HĐV là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Nhìn vào bảng cân đối tài sản của NHTM chúng ta thấy rằng hoạt động HĐV được phản ánh bên phần tài sản nợ. Do vậy, HĐV còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ.
4.2. Các hình thức huy động vốn của NHTM:
Theo nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM nhằm cụ thể hóa việc thi hành Luật các tổ chức tìn dụng, NHTM được HĐV dưới các hình thức sau đây:
- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ khác có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.
- Các hình thức HĐV khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
4.3. Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn:
4.3.1. Đối với NHTM:
Hoạt động HĐV góp phần mạng lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Không có hoạt động HĐV, NHTM sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua hoạt động HĐV NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động HĐV để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nới hoạt động HĐV góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng.
4.3.2. Đối với khách hàng:
Hoạt động HĐV không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Đối với khách hàng, hoạt động HĐV cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác hoạt động HĐV còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Cuối cùng hoạt động HĐV giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn sản xuất, kinh doanh hay cần tiền cho tiêu dùng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
GIAI ĐOẠN 2008-2010
1. GDP nước ta giai đoạn 2008-2010:
Năm 2008 là một năm Việt Nam gặp nhiều khó khăn. GDP tăng trưởng 6,23% (đạt khoảng 1487 nghìn tỷ đồng) thấp hơn chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Tốc độ tăng trưởng hoạt động HĐV đạt 23,33% tương đương với tốc độ tăng tưởng tìn dụng (23,38%). Tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu thì tốc độ tăng trưởng như vậy cũng là một thành tựu rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi để giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tói nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta. Tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm tron...


s/igyr2sidh0h54b421j4ja11i8rpwjldv
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status