Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Chương I: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở các nước đang phát triển. 2
I. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở các nước đang phát triển. 2
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 2
2. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài ở các nước đang phát triển. 2
2.1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. 3
2.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh. 3
2.3. Hìn thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 4
2.4. Hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT). 4
II. Doanh nghiệp ở các nước đang phát triển với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 5
1. Sự cần thiết phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cuả các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển. 5
1.1. Giúp doanh nghiệp ở các nước đang phát triển làm quen và thích nghi với thị trường thế giới. 5
1.2. Giúp doanh nghiệp ở các nước đang phát triển tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ. 5
1.3. Giúp các doanh nghiệp san sẻ rủi ro trong đầu tư và kinh doanh. 6
1.4. Tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới cơ cấu sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 6
1.5. Giúp các doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình. 6
2. Những điều kiện để các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 7
2.1. Các điều kiện về phía bản thân các doanh nghiệp. 7
2.2. Về phía Nhà nước. 8
Chương II. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1989 đến nay. 10
I. Quan điểm của Nhà nước Việt Nam đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 10
II. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 10
1. Tình hình chung của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 10
2. Đầu tư ra nước ngoài phân theo đối tác đầu tư chủ yếu. 14
3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành kinh tế. 17
4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo hình thức đầu tư. 19
II. Đánh giá tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 1989 đến nay. 19
1. Những thành tựu đã đạt được. 19
2. Những khó khăn vướng mắc còn gặp phải. 21
3. Nguyên nhân của những hạn chế. 23
3.1. Do bản thân các doanh nghiệp. 23
3.2. Do quy định của Nhà nước. 24
Chương III. Các giải pháp để thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong thời gian tới. 26
I. Những thuận lợi và thách thức trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam hậu WTO. 26
1. Những thuận lợi. 26
2. Những thách thức đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 27
II. Các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. 30
1. Cần có sự "nhận thức lại" của các cấp các ngành và bản thân các DN, doanh nhân Việt Nam về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 31
2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. 31
3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 33
4. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. 34
5. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực FDI. 36
III. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 37
1. Về phía Nhà nước. 37
2. Về phía doanh nghiệp. 39
KẾT LUẬN 40
Tài liệu tham khảo 41
LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thế giới hiện nay. Đối với mỗi quốc gia đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó không chỉ tạo ra nguồn thu thứ cho nền kinh tế mà còn góp phần giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh các rào cản thuế quan và phi thuế quan, mở rộng thị trường... Nhận thức được tầm quan trọng đó trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm khai thác lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam mới chỉ ở những bước đi chập chững đầu tiên. Đồng thời hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã bộc lộ nhiều hạn chế như: vốn đầu tư ít, không có chiến lược đầu tư dài hạn, các doanh nghiệp thì thiếu kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường quốc tế... thêm vào đó cơ chế chính sách của Nhà nước tuy đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn nhiều rào cản, thiếu chính sách thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Trên cơ sở thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”.

Chương I: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở các nước đang phát triển.

I. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở các nước đang phát triển.
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Theo Luật Đầu tư Việt Nam 2005 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2006): Ðầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
2. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài ở các nước đang phát triển.
Có thể nói FDI được thực hiện thông qua hai kênh chủ yếu là: Đầu tư mới (GI) và Liên minh và sáp nhập (M&A).
Đầu tư mới là hình thức các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua một doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư truyền thống và thường gặp ở các nước đang phát triển.
M&A là hình thức mà chủ đầu tư tiến hành thông qua mua lại, liên minh và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Kênh đầu tư này chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển.
So với doanh nghiệp ở các nước phát triển thì doanh nghiệp ở các nước đang phát triển khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có các đặc diểm khác sau:
- Về quy mô vốn: Trong khi doanh nghiệp ở các nước phát triển khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thường là các dự án với quy mô khá lớn thì đa số hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, số vốn nhỏ bé. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì các dự án có quy mô lớn rất khiêm tốn, dự án lớn nhất mà Việt Nam tham gia chỉ có quy mô khoảng trên 200 triệu USD.


sBtKhZMhgOa9lPW
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status