Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định - Thực trạng và giải pháp - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định - Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 1
NỘI DUNG . . 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG . .3
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN . . .3
1. Đầu tư . .3
2. Đầu tư phát triển . .3
2.1. Khái niệm đầu tư phát triển . . .3
2.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển . . .4
3. Vai trò của đầu tư phát triển . . 5
3.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc gia . . .5
3.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ . .7
II. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀ NỘI DUNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ.8
1. Bản chất nguồn vốn đầu tư . .8
2. Nguồn vốn đầu tư. . .11
2.1. Vốn đầu tư của đất nước . . 11
2.2. Vốn đầu tư của cơ sở . 11
2.3. Mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài .12
3. Nội dung của vốn đầu tư . 14
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI . . . . .15
1. Khái niệm và các nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội .15
1.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá .15
1.2. Các nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội . 16
2. Tác động của đầu tư đối với phát triển kinh tế xã hội .18
2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .18
2.2. Tiến bộ công nghệ trong sản xuất kinh doanh . .20
2.3. Nâng cấp và làm mới hạ tầng . .22
2.4. Tăng khả năng cạnh tranh và xuất khẩu . .22
2.5. Đầu tư góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân . .23
3. Phát triển kinh tế - xã hội tác động trở lại đến sự tăng vốn và hiệu quả trong đầu tư.24
3.1. Gia tăng tiết kiệm và tích luỹ trong nước.24
3.2. Nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao là điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.24
3.3. Phát triển kinh tế xã hội nâng cao hiệu quả đầu tư.25
IV. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG . . . .26
1. Kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư ở Hải Phòng . .26
2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở Đà Nẵng .28
3. Kinh nghiệm đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ở Tiền Hải - Thái Bình .29
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 1998 - 2003 . .31
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NAM ĐỊNH . . .31
1. Vị trí địa lý, khí hậu . .31
2. Tài nguyên thiên nhiên . .32
3. Tiềm năng du lịch . .35
4. Dân số và lao động . . .35
5. Điều kiện kinh tế xã hội . .36
6. Những đặc điểm riêng của Nam Định so với các địa phương . .37
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 1998 -2003 .38
1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh .38
2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển theo nguồn huy động .39
3. Tình hình đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực .43
3.1. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp . . .43
3.2. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng . .44
3.3. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ . .45
3.4. Các lĩnh vực văn hóa xã hội . . .46
4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo hình thức quản lý . .46
5. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển theo yếu tố cấu thành .48
6. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo vùng . .51
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 1998 -2003 . 54
1. Những kết quả đạt được . 54
1.1. Tăng trưởng kinh tế . . .54
1.2. Tăng năng lực sản xuất và tài sản cố định cho các ngành, lĩnh vực .59
1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .61
1.4. Hiệu quả xã hội . 67
2. Một số tồn tại và nguyên nhân . .69
2.1. Về huy động vốn cho đầu tư phát triển . .69
2.2. Về cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực . 70
2.3. Về cơ chế chính sách.72
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010 .75
I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI.75
1. Phương hướng phát triển . . .75
2. Mục tiêu . . .76
2.1. Mục tiêu tổng quát . .76
2.2. Mục tiêu cụ thể 76
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TẠI NAM ĐỊNH ĐẾN 2010 . .77
1. Giải pháp huy động vốn . .77
2. Hướng sử dụng vốn .81
2.1. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và kinh tế nông thôn . .81
2.2. Phát triển công nghiệp .83
2.3. Phát triển thương mại dịch vụ . 87
2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng . . .88
2.5. Phát triển các lĩnh vực xã hội .89
2.6. Định hướng phát triển các vùng, các tuyến hành lang kinh tế đô thị .91
3. Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển . .93
KẾT LUẬN .96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .97
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ọng: 30,57% năm 1998; 31,30% năm 1999; 33,97% năm 2000; 34,65% năm 2001; năm 2002 đạt 31,68% và năm 2003 là 39,36%; từ năm 2000 đã đạt mức trên 500 tỷ đồng/năm. Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá để tăng cường thu hút vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây công nghiệp dân doanh phát triển mạnh mẽ và năng động, nhất là khu vực sản xuất công nghiệp tư nhân, cá thể, hộ gia đình.
Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đầu tư xây dựng của tỉnh cũng tăng nhanh bao gồm cả đầu tư Nhà nước và đầu tư từ dân cư, tư nhân: đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trụ sở làm việc khối quản lý Nhà nước; đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế; đầu tư xây dựng, cải tạo nhà cửa, nhà xưởng của dân cư, tư nhân... Chỉ riêng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tỉnh điều hành (không tính vốn cho thiết kế quy hoạch và chuẩn bị đầu tư) năm 2000 là 112,2 tỷ đồng; năm 2001 là 164 tỷ đồng (tăng 46,2%); năm 2002 là 203,7 tỷ đồng (tăng 24,2%); năm 2003 là 267,5 tỷ đồng (tăng 31,3%).
Cùng với sự biến đổi về tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản, sự tăng trưởng của vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng biểu hiện chuyển biến trong cơ cấu đầu tư nhằm mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mặc dù vậy, cũng như trong lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản, sự chuyển biến này trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng còn chậm.
3.3. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ.
Cùng với chủ trương của tỉnh Nam Định là phát triển thương mại, du lịch và các ngành dịch vụ then chốt: sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân; khách sạn - nhà hàng; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; tài chính tín dụng; kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn... nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này tương đối lớn, ổn định và chiếm tỷ trọng cao (khoảng 25% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh). Nguồn vốn đầu tư tập trung cho phát triển mạnh các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch, tham quan, lễ hội; đồng thời chú trọng phát triển theo hướng đa dạng hoá nhằm tăng nhanh chủng loại, số lượng và nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Về lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân tại tỉnh Nam Định, đầu tư của tư nhân giữ vai trò chủ đạo.
3.4. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội.
Tỉnh Nam Định là địa phương quan tâm đến đầu tư phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội, tạo ra sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực này trong thời gian qua. Nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế - xã hội, văn hoá - thể thao ngày càng tăng và có tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh cao hơn mức bình quân cả nước; vốn đầu tư cho các lĩnh vực này hàng năm khoảng 6,5 - 9% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh.
Vốn đầu tư cho lĩnh vực này chủ yếu là nguồn vốn Nhà nước bao gồm nguồn vốn bổ sung từ ngân sách Trung ương, nguồn vốn để lại do tỉnh điều hành và vốn huy động trong dân cư. Vốn được đầu tư cho các lĩnh vực: phổ cập giáo dục, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, hoàn chỉnh hệ thống điện, đường, trường, trạm, nước sạch trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức các hoạt động thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho người dân...
Những ngành và lĩnh vực khác: quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc, cứu trợ xã hội, hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội; các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng... trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng có sự gia tăng vốn cho đầu tư phát triển theo sự phát triển chung của vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh và vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực chủ yếu; hàng năm chiếm khoảng 9 - 17%, tuy nhiên về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh có xu hướng giảm dần từ trên 16% các năm 1998, 1999 xuống dưới 10% các năm 2002, 2003.
4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo hình thức quản lý.
Phân theo hình thức quản lý, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định bao gồm nguồn vốn Trung ương quản lý, vốn do địa phương quản lý (tỉnh điều hành; huyện, xã điều hành) và vốn FDI.
Bảng 8: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 theo hình thức quản lý.
Đơn vị tính: triệu đồng
Hình thức quản lý
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
1489650
1526900
1600000
1725464
1775227
2047763
1. Trung ương quản lý
482795
480120
533414
375945
316223
319246
2. Địa phương quản lý
1004895
1041047
1066086
1343019
1459004
1728517
3. Vốn FDI
1960
5733
500
6500
0
0
(Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định)
Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 theo hình thức quản lý.
Đơn vị tính:%
Hình thức quản lý
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
2.50
4.78
7.84
2.88
18.67
1. Trung ương quản lý
-0.55
11.10
-29.53
-15.89
0.96
2. Địa phương quản lý
3.59
2.40
2.60
8.63
18.47
3. Vốn FDI
192.50
-91.28
1200.00
-
-
( Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định)
Nguồn vốn Trung ương quản lý bao gồm vốn của các doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý, vốn của các dự án nhóm A, B đầu tư qua các Bộ trên địa bàn tỉnh. Trong tổng số 163 doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần tại Nam Định ở thời điểm 01/01/2003 có 17 doanh nghiệp do Trung ương quản lý, chiếm 10,44% gồm: 2 doanh nghiệp thuộc khối nông - lâm - thuỷ sản; 7 doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp chế biến; 2 doanh nghiệp thuộc khối xây dựng; 5 doanh nghiệp khối thương nghiệp; 1 doanh nghiệp thuộc khối vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông. Các dự án nhóm A, B đầu tư qua các Bộ trên địa bàn tỉnh Nam Định chủ yếu vào lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản và đầu tư công cộng, phát triển đô thị loại II. Nhìn chung nguồn vốn này có chiều hướng giảm dần cả về quy mô và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh Nam Định: 482,795 tỷ đồng năm 1998 (32,4%); 480,120 tỷ đồng năm 1999 (31,44%); 375,945 tỷ đồng năm 2001 (21,27%); 316,223 tỷ đồng năm 2002 (17,81%) và 319,246 tỷ đồng năm 2003 (15,59%). Riêng năm 2000 do thực hiện dự án lớn xây dựng cầu Tân Đệ qua sông Hồng nối liền hai tỉnh Nam Định - Thái Bình và quốc lộ 10 tạo thành tuyến liên tỉnh Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình... nên trong năm này nguồn vốn do Trung ương quản lý có sự gia tăng lên tới 533,4 tỷ đồng, tương đương 33,34%, cao nhất trong cả giai đoạn 1998 - 2003.
Bảng 10: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 phân theo hình thức quản lý.
Đơn vị tính: %
Hình thức quản lý
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
1. Trung ương quản lý
32.40
31.44
33.34
21.27
17.81
15.59
2. Địa phương quản lý
67.47
68.18
66.63
77.83
82.19
84.41
3. Vốn FDI
0.13
0.38
0.03
0.38
0.00
0.00
(Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định)
Cùng với sự giảm dần nguồn vốn do Trung ương quản ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status