Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất: Thực trạng và giải pháp - pdf 14

Download miễn phí Chuyên đề Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất: Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP HOÁ CHẤT (GỌI TẮT LÀ CÔNG TY XÂY LẮP HOÁ CHẤT) TRONG THỜI GIAN QUA. 2
1.1.Tổng quan về công ty Xây lắp Hoá chất. 2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: 2
1.1.2.Cơ cấu tổ chức. 4
1.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 4
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 6
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh: 8
1.1.3.1. Xây dựng: 8
1.1.3.2. Tư vấn và thiết kế: 9
1.1.3.3. Sản xuất công nghiệp: 9
1.1.3.4. Dịch vụ: 9
1.1.4. Năng lực công ty: 9
1.1.4.1. Năng lực tài chính: 9
1.1.4.2. Nhân lực: 9
1.1.4.3. Năng lực về máy móc thiết bị thi công: 10
1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. 12
1.3. Vai trò của đầu tư phát triển trong nền kinh tế và tính tất yếu khách quan phải mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại công ty. 13
1.3.1. Vai trò của đầu tư phát triển: 13
1.3.1.1. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: 14
1.3.1.2. Đối với nền kinh tế: 14
1.3.2. Tính tất yếu khách quan phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại công ty: 16
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại công ty. 17
1.3.3.1. Lợi nhuận kì vọng tương lai: 17
1.3.3.2. Lãi suất thực tế: 18
1.3.3.3. Sản lượng quốc gia: 18
1.3.3.4. Khoa học công nghệ: 19
1.3.3.5. Vốn đầu tư: 19
1.3.3.6. Con người và quản lý: 20
1.4. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển ở công ty Xây lắp Hoá chất trong thời gian vừa qua. 20
1.4.1. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển. 20
1.4.1.1. Vốn đầu tư: 20
1.4.1.2. Nguồn vốn đầu tư: 22
1.4.2. Lĩnh vực đầu tư theo đối tượng đầu tư: 27
1.4.2.1.Đầu tư vào máy móc thiết bị: 27
1.4.2.2.Đầu tư vào nhà xưởng (Đầu tư xây lắp): 34
1.4.2.3.Đầu tư vào nguồn nhân lực: 36
1.4.2.4. Đầu tư vào các lĩnh vực khác: 39
1.4.3. Đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực kinh tế: 40
1.4.3.1. Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng: 40
1.4.3.2. Đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp: 41
1.5. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong thời gian qua: 42
1.5.1. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty. 42
1.5.1.1. Đánh giá kết quả đầu tư: 42
1.5.1.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư: 45
1.5.2. Thành tựu: 50
1.5.3. Hạn chế: 57
1.5.3.1. Công tác đầu tư và quản lý sau đầu tư: 57
1.5.3.2. Công tác tổ chức, đào tạo và lao động tiền lương: 57
1.5.3.3. Hạn chế về vốn đầu tư: 58
1.5.3.4. Hạn chế trong công tác kế hoạch hoá đầu tư và lập dự án đầu tư: 58
1.5.3.5. Công tác thị trường và nhận việc làm: 59
1.5.3.6. Công tác tài chính kế toán và quản lý chi phí sản xuất: 59
1.5.3.7. Công tác tổ chức điều hành sản xuất: 60
1.5.3.8. Một số hạn chế khác: 61
CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 63
2.1. Định hướng cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty. 63
2.1.1. Mục tiêu chung của toàn công ty: 63
2.1.2. Mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty. 65
2.2. Đánh giá công ty theo mô hình SWOT: 65
2.2.1. Điểm mạnh (S): 65
2.2.2. Điểm yếu (W). 66
2.2.3. Cơ hội (O). 66
2.2.4. Thách thức (T). 67
2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển: 67
2.4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty: 68
2.4.1. Các giải pháp về vốn: 68
2.4.1.1. Đối với nguồn vốn tự có: 69
2.4.1.2. Về nguồn vốn ngân sách: 70
2.4.1.3. Đối với vốn vay: 70
2.4.1.4.Nhóm giải pháp về quản lý và sử dụng vốn: 71
2.4.1.5. Một số giải pháp về vốn khác: 73
2.4.2. Giải pháp về con người: 73
2.4.2.1. Đối với công tác tuyển dụng lao động: 74
2.4.2.2. Đối với công tác đào tạo: 75
2.4.3. Giải pháp về cơ cấu tổ chức: 76
2.4.4. Giải pháp về công nghệ và máy móc thiết bị phục vụ thi công: 77
2.4.5. Giải pháp về thị trường: 78
2.4.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các thành quả đầu tư tạo điều kiện tiền đề đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển: 79
2.4.7. Một số giải pháp khác: 79
2.5. Kiến nghị: 80
2.5.1. Về phía Nhà nước: 80
2.5.2. Kiến nghị với Tổng Công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam: 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

động dôi dư theo chế độ chính sách của nhà nước quy định, động viên và giải quyết kịp thời theo Nghị định 41/CP được 180 người với kinh phí 4,7 tỷ đồng, trong đó kinh phí công ty cấp 512 triệu đồng.
* Trong năm 2006, với điều kiện thị trường xây dựng cơ bản ngày càng phát triển, sự cạnh tranh về nguồn lực đặc biệt là nhân lực trong các đơn vị cùng ngành nghề ngày càng diễn biến phức tạp công tác tổ chức, đào tạo, tuyển dụng đã được chú trọng và có những điều chỉnh kịp thời, việc quan tâm và bổ sung lực lượng cho các đơn vị, các ban điều hành dự án, lực lượng kĩ thuật và công nhân kĩ thuật lành nghề đã được tăng cường. Trong năm công ty đã tuyển dụng 45 cán bộ quản lý, 16 công nhân kĩ thuật, bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại 18 đồng chí là Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh và nhiều trưởng phó phòng ban trong toàn Công ty. Tuy nhiên lực lượng xin đi cũng đáng kể - 36 gián tiếp, lực lượng trực tiếp xin chấm dứt và nghỉ hưu là 64 người. Lực lượng trẻ mới tuyển dụng đã hoà nhập và thực sự an tâm, sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo yêu cầu của công việc.
Việc cùng triển khai thi công nhiều dự án lớn, trọng điểm: Lắp luyện đồng Sin quyền, gói thầu CV2 lọc dầu Dung Quất, Xi măng Thái Nguyên…đã gây nên những khó khăn trong việc tổ chức quản lý và điều hành thi công, lực lượng cho ban điều hành dự án còn thiếu hụt, chưa đồng bộ, chất lượng chuyên môn chưa cao đặc biệt là lực lượng thanh toán và xác định giá đầu vào, lực lượng quản lý kĩ thuật tại hiện trường có trình độ về ngoại ngữ chuyên môn cũng như ngoại ngữ giao tiếp còn hạn chế.
1.4.2.4. Đầu tư vào các lĩnh vực khác:
Ngoài các lĩnh vực đầu tư trên công ty còn tham gia đầu tư vào các lĩnh vực khác như:
Đầu tư vào nhà đất: Lĩnh vực đầu tư này còn khá mới mẻ ở công ty Xây lắp Hoá chất, lần đầu tiên công ty tham gia, còn thiếu kinh nghiệm vì vậy không tránh khỏi những bất cập trong quá trình triển khai làm thủ tục và thực hiện dự án đã ảnh hưởng đến việc quyết toán đầu tư khu Xuân La I và triển khai Xuân La II. Dự án Xuân La II đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý, được UBND thành phố có quyết định giao đất từ tháng 12/2004 và đã tổ chức khởi công vào tháng 3/2005, song công tác giải phóng mặt bằng chậm đã ảnh hưởng đến việc thực thi dự án.
Đầu tư vào thương hiệu:
Trong cơ chế thị truờng hiện nay, doanh nghiệp muốn tạo được chỗ đứng trên thị trường thì đòi hỏi doanh nghiệp phải chú ý đầu tư cho thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm. Vấn đề thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phần nào phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Nhận biết được vai trò quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm từ lâu công ty đã có chiến lược đầu tư cho nội dung này và kết quả đạt được là hiện nay, công ty Xây lắp Hoá chất được biết đến qua các công trình lớn như Nhiệt điện Cao Ngạn, Khu tuyển- Tổ hợp đồng Sin quyền, Xi măng Hải Phòng mới, Xi măng Lam Thạch, Thuỷ lợi thuỷ điện Quảng Trị, Đuôi hơi 2.1 phần mở rộng v.v… được chủ đầu tư, tổng công ty và các công ty bạn bước đầu ghi nhận, được các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao như Dự án lắp đặt điện đo lường tự động hoá- Hầm đường bộ đèo Hải Vân.
Công ty chưa làm tốt công tác tự xây dựng thương hiệu riêng của chính mình. Công ty vẫn chưa có phòng Marketing và cũng không có chuyên gia thực sự am hiểu về lĩnh vực này. Các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại… mang tính chất đơn lẻ nằm chủ yếu ở các phòng như phòng cơ điện, phòng dự án, ban đầu tư nhà đất chứ chưa tập trung thống nhất vào một phòng chức năng chuyên biệt. Điều này hạn chế rất lớn đến hiệu quả của công tác marketing của công ty. Nguyên nhân là do lãnh đạo công ty chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động marketing, còn trông chờ vào sự giúp đỡ của Tổng công ty, trên thực tế các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn khá tốt nên có thể đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự chủ quan xem nhẹ hoạt động này. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay.
Các hoạt động quảng cáo, quảng bá chưa tốt. Công ty hầu như không có hoạt động quảng cáo, quảng bá nào đáng kể, thông tin về công ty không được phổ biến rộng rãi. Trong thời đại ngày nay thì hoạt động quảng cáo cho bất kì một công ty nào cũng được diễn ra trên mạng Internet tuy nhiên ở Công ty Xây lắp Hoá chất lại là một ngoại lệ. Các hoạt động quảng cáo cho công ty rất ít mà chỉ tập trung vào báo chí và truyền hình chứ Công ty không hề có trang web riêng để quảng cáo về mình. Đây là một hạn chế rất lớn so với các doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài, họ luôn dành một phần ngân sách lớn cho các hoạt động quảng cáo, quảng bá cho doanh nghiệp của họ.
Trong việc đầu tư cho nhãn hiệu một phần cũng do tập quán kinh doanh của người Việt Nam chưa thực sự quen với việc chú trọng đầu tư cho nhãn hiệu.
Các máy tính của Công ty không kết nối mạng internet nên thông tin thu thập được không cập nhật. Đây cũng là một điểm yếu của Công ty khi mà thời đại ngày nay công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều
1.4.3. Đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực kinh tế:
1.4.3.1. Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng:
Công trình dân dụng thực chất là các công trình phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh dịch vụ và cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân. Hoạt động đầu tư vào xây dựng các công trình dân dụng, có thể được hiểu một cách chung nhất là hoạt động công ty tự bỏ vốn, góp vốn, hay vay vốn để tiến hành xây dựng các công trình dân dụng này và sau đó sẽ tiến hành kinh doanh các công trình đã xây dựng. Nhìn chung nội dung chủ yếu của các công trình xây dựng dân dụng bao gồm: Các khu đô thị và nhà ở, khách sạn, hệ thống cảng biển, đường giao thông, cơ sở hạ tầng để thực hiện kinh doanh các dịch vụ khác.
Các công trình dân dụng đã được công ty thực hiện gồm: Trụ sở Sở văn hoá tỉnh - Tỉnh Phú Thọ (thời gian hoàn thành năm 2002, giá trị hợp đồng là 3127 triệu đồng); Ngân hàng công thương quận Hai Bà Trưng (thời gian hoàn thành năm 2001, giá trị hợp đồng 6752 triệu đồng); Nhà làm việc quân khu thủ đô (thời gian hoàn thành năm 2005, giá trị hợp đồng 6015 triệu đồng); Nhà ở chuyên gia Hàn Quốc (thời gian hoàn thành năm 1995, giá trị hợp đồng 3500 triệu đồng); Trụ sở nhà máy xi măng Lạng Sơn (thời gian hoàn thành năm 2002, giá trị hợp đồng 4472 triệu đồng)…
1.4.3.2. Đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp:
Các công trình xây dựng công nghiệp bao gồm các công trình xây dựng để tạo cơ sở hạ tầng cho việc sản xuất và khai thác các sản phẩm công nghiệp. Như vậy có thể đưa ra một số ví dụ về công trình xây dựng công nghiệp như: nhà máy sản xuất gạch, nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, nhà máy sản xuất tấm lợp… Hoạ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status