Những cái nhìn đầu tiên về Thị trường chứng khoán - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Những cái nhìn đầu tiên về Thị trường chứng khoán



Mục lục
Trang
Mục lục 3
Lời nói đầu 5
Chương I. 6
Định nghĩa TTCK và Chứng khoán 7
1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của TTCK
2. Định nghĩa về TTCK 8
3. Định nghĩa về Chứng khoán 9
Chương II.
Chức năng của TTCK 11
I. TTCK và hệ thống tài chính
II. TTCK và tài chính của các DN 12
1. TTCK và tài chính của các DN có giá trị và
không có giá trị và không có giá tri trên TTCK
2. Tài trợ các DN qua TTCK
3. Phát hành và trao đổi CK 13
4. Những lợi ích và bất lợi khi ra nhập TTCKư 14
III. TTCK và tài chính Nhà nước 16
1. Sử dụng thường xuyên
2. Sử dụng bất thường 17
IV. TTCK và tài chính của các hộ gia đình 18
1. TTCK và tiền tiết kiệm
2. Mục tiêu của đơn vị mua CK 19
3. Trực tiếp hay gián tiếp mua CK trên TTCK 20
V. TTCK và các cơ quan đầu tư chuyên môn
(công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí.) 21
1. TTCK và giá một công ty có bảng giá
2. TTCK phản ánh tình trạng chính trị và kinh tế
vĩ mô 22
Chương III.
Cơ chế TTCK 23
I. Những chứng thư chính trên TTCK
1. Cổ phiếu
2. Trái phiếu 25
II. Các nhân tố của giá cả trên TTCK 27
1. Giá cổ phiếu
2. Các chỉ số chính của TTCK
3. Giá trái phiếu 28
Chương IV
Một TTCK tại Việt Nam 29
1. Nguyên tắc hoạt động của các quỹ đầu tư
2. Việt nam growth - các tác nhân
3. TTCK tại Việt nam - điều kiện 31
Chương V 33
Kết luận
1. Những khó khăn
2. Những thuận lợi 35
Tài liệu tham khảo 37
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

án.
2. Tài trợ các doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán
Doanh nghiệp được tài trợ qua ba phương pháp đã đề cập đến phần đầu: Tự tài trợ- vay ngân hàng dài hạn hay trung hạn- tài trợ qua TTCK. Trong phần này, ta tìm hiểu thêm về cách tài trợ qua TTCK. Có hai phương pháp:
-Tăng vốn bằng cách gọi tiền mặt: Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu mới, người đã có cổ phiếu của doanh nghiệp này có quyền ưu tiên mua. Quyền này được biểu hiện bằng một phiếu, gọi là phiếu ghi mua, nó là phần thưởng cho người đã chấp nhận rủi ro ban đầu. Cũng vì lý do trên, quyền ưu tiên ghi mua có một trị giá: người có quyền tiết kiệm, muốn mua cổ phiếu của doanh nghiệp này phải mua quyền ưu tiên của những người đã có cổ phiếu nhưng không muốn mua thêm vì họ không có tiền hay họ thấy chịu rủi ro với doanh nghiệp này như thế là đủ rồi.
- Vay dài hạn bằng cách phát hành trái phiếu. Trường hợp này, người ta đã có trái phiếu không có quyền ưu tiên.
3. Phát hành và trao đổi chứng khoán
Quá trình giao dịch được chia làm ba giai đoạn:
- Bước đầu, doanh nghiệp phát hành chứng khoán, nhận được tiền. Người xuất vốn nhận được chứng khoán.
- Bước hai, để có sự giao dịch trên TTCK, doanh nghiệp có trách nhiệm thông tin cho thị trường qua báo cáo hàng năm, hàng ngày, qua bảng tổng kết tài sản... để những người có cổ phiếu có thông tin để quyết định giữ hay bán cổ phiếu.
Bước ba, sau đại hội cổ đông, tiền lãi cổ phần được doanh nghiệp phân chia và gửi đến tài khoản của mỗi cổ đông.
Phát hành và trao đổi cố phiếu
Thông tin kinh tế
cổ đông 1 cổ đông 2 cổ đông 3
Tiền
Tiền
Thị trường chứng khoán
Doanh nghiệp phát hành
(Sơ đồ 3)
4. Những lợi ích và bất lợi ích khi gia nhập TTCK
Tuỳ theo kế hoạch hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp, tuỳ theo mức lãi suất ngân hàng, giá cả trên thị trường chứng khoán, ban quản trị sẽ chọn giải pháp thích hợp:
a) ích lợi
Gia nhập TTCK sẽ có lợi cho doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực:
- Doanh nghiệp có thêm một nguồn tài trợ để tiếp tục phát triển, có thể rẻ hơn là vay ngân hàng, tuỳ theo mức lãi suất.
- Doanh nghiệp có thêm tiếng tăm: dư luận nói đến những kết quả ban quản trị đã đạt được trên mọi thị trường, những thành công về xuất khẩu, những phát minh mới được áp dụng theo nhu cầu đòi hỏi của giới tiêu thụ.
- Doanh nghiệp gia đình kiếm thêm được một nguồn vốn để tiếp tục phát triển.
- Doanh nghiệp được TTCK đánh giá hàng ngày. Người quản trị doanh nghiệp có một giá tham khảo qua thị giá của cổ phần trên TTCK. Giá đó sẽ được áp dụng trong kế hoạch phát triển đã định: Trao đổi cổ phần với doanh nghiệp bạn... Thí dụ: doanh nghiệp bạn A mua X % cổ phần của doanh nghiệp B, doanh nghiệp B mua Y % cổ phần của doanh nghiệp A. Đó là một chính sách bảo trợ nhau, trao đổi tin tức với nhau.
- Doanh nghiệp còn có thể dùng chính sách "cưỡng ép" mua doanh nghiệp đối thủ một cách công khai, bằng cách qua mặt ban quản trị doanh nghiệp này, đề nghị với những người có cổ phiếu của doanh nghiệp đó để mua lại cổ phiếu của họ với một giá cao hơn giá thị trường (nếu không cao hơn thì họ không bán làm gì!) hay mua bằng tiền mặt. Hành động này được gọi là "công khai hỏi mua". Ngoài ra, còn có phương pháp để trao đổi cổ phiếu giữa hai hãng với nhau. Hành động này được gọi là "công khai dạm hỏi đổi cổ phiếu".
b. Bất lợi
- Doanh nghiệp phải chấp nhận công khai hoá các hoạt động chính của mình. Phải báo cáo tin tức thất bại và thành công của doanh nghiệp trên mọi thị trường, nghiên cứu phát triển, cách sử dụng nhân viên...
- Doanh nghiệp phải giải thích kế hoạch đã quyết định áp dụng, lý do, năng lực...
- Nếu không đạt được kết quả ngắn hạn như mong muốn, hay giải thích không được thoả đáng, doanh nghiệp sẽ bị doanh nghiệp khác để ý đến, công khai hỏi mua hay công khai dạm hỏi.
- Doanh nghiệp có thể bị một doanh nghiệp đối thủ để ý, trực tiếp giao dịch với hội đồng cổ phiếu của mình và đề nghị công khai hỏi mua hay công khai dạm đổi cổ phiếu.
Nhập TTCK: Lợi và bất lợi cho DN
Lợi Bất lợi
- Thêm nguồn tài trợ - Phải công báo thông tin
- Thêm tiếng tăm kinh tế về DN
- Công ty cổ phần gia đình - Phải công báo chiến lược
kiêm thêm vốn để phát triển
- DN được đánh giá hàng
ngày
- Tập trung / đa năng hoá mua - Có thể bị DN khác mua
cổ phiếu = mua DN (công
khai hỏi mua công khai dạm
đổi)
(Sơ đồ 4)
III . TTCK và tài chính nhà nước
1. Sử dụng thường xuyên
Việc sử dụng thường xuyên ngân sách nhà nước đã được đề cập đến trong phần (I), ở đây chúng ta chỉ nhấn mạnh đến việc ngân sách bội chi. Chính phủ phải tìm cách tài trợ sự chênh lệch đó. Có hai cách: chính phủ vay tiền của Ngân hàng Nhà nước, giải pháp này có thể gây ra lạm phát. Cách thứ hai là chính phủ phát hành phiếu kho bạc, thu hút tiền tiết kiệm vào ngân sách nhà nước. Hiện nay, bội chi là một hiện tượng rất thông thường trong các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. ở những nước phát triển, người ta nhận thấy sự tài trợ cho ngân sách nhà nước đã được quốc tế hoá: Thí dụ tiền tiết kiệm ở Nhật dùng để tài trợ khoản thiếu hụt của ngân sách Mỹ.
2. Sử dụng bất thường
Tuỳ theo mục đích kinh tế và chính trị, nhà nước có thể sử dụng hai chính sách: Quốc hữu hoá và tư hữu hóa.
- Quôc hữu hoá là chuyền quyền sở hữu các cổ phiếu vào tay chính phủ. Có hai cách quốc hữu hoá, quốc hữu hóa không bồi thường và quốc hữu hoá có bồi thường. Năm 1982, khi Tổng thống Pháp Mitterrand và Đảng Xã Hội lên nắm chính quyền, một quỹ quốc gia công nghiệp và một quỹ quốc gia ngân hàng đẫ được thành lập để đổi cổ phiếu các xí nghiệp bị quốc hữu hoá thành trái phiếu dài hạn của nhà nước. Đối với ngân sách nhà nước, quốc hữu hóa theo cách thứ hai này không thu vào cho nhà nước thêm đồng nào, trái lại, nhà nước lại có thêm một món nợ dài hạn. Đối với TTCK, các xí nghiệp bị quốc hữu hoá sẽ mất thị giá và tên trên thị trường cổ phiếu. Tiềm năng buôn bán trên thị trường này sẽ kém đi, ngược lại trên nguyên tắc, tiềm năng trên thị trường trái phiếu được tăng lên.
- Tư hữu hoá là nước bán cổ phiếu của các doanh nghiệp quốc doanh. Đối với TTCK, bảng giá các doanh nghiệp có tên tuổ được tăng thêm, do vậy tiềm năng buôn bán của các doanh nghiệp cổ phiếu cũng được rộng hơn. Do bán cổ phiếu, ngân sách nhà nước sẽ có một nguồn thu bất thường. Nhưng mỗi chính quyền có thể tư hữu hóa vì nhiều lý do khác nhau. Thí dụ lý do chính sách kinh tế: Tại Pháp năm 1986, cánh hữu lên cầm quyền, chính phủ quyết định" tự do hoá" nền kinh tế. Nhà nước Anh cũng nhiều lần giải thích chính sách của họ như thế. Nhà lãnh đạo còn có lý do khác để áp dụng chương trình tư hữu hoá. Mục đích là cải tiến phương pháp quản lý của các doanh nghiệp quốc doanh, họ quan niệm rằng doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả hơn quốc doanh.
Ngày nay trên thế giới, trong các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đang có phong...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status