Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Chi nhánh Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Chi nhánh Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam



Văn học Trung Hoa cũng được coi là một trong những cái nôi của văn học Thế giới. Thật vậy, Trung Quốc có những tác phẩm thơ lớn từ thế kỷ VI trước công nguyên, với tác phẩm “Kinh thi” được hoàn thành là tác phẩm thơ lớn nhất của Trung Quốc, bao gồm 305 bài thơ. Nhà văn Khuất Nguyên - nhà thơ lớn của Trung Quốc - viết tập thơ “Ly Tao” - một tác phẩm thơ ca trữ tình dài 3.000 câu. Văn học Trung Quốc phát triển cao hơn trong xã hội phong kiến. Các thể loại văn chương khác nhau được phát triển trong các triều đại nối tiếp nhau như: Lạc phú thời Hán, thơ đường thời Đường.
Trong những năm 20, một số nhà văn tiến bộ như Lỗ Tấn đã sử dụng ngòi bút như một vũ khí sắc bén, đề cao tự do, đả phá xã hội phong kiến. Những tiểu thuyết tiêu biểu của Lỗ Tấn là “AQ chính truyện”., Quách Mạt Nhược với tác phẩm “Nữ thần”. Sau khi khai sinh ra nước Trung Hoa mới, văn học thời kì này tập trung vào ca ngợi chiến công và lòng dũng cảm của nhân dân Trung Hoa trong Vạn Lý Trường Chinh. Những tác phẩm tiêu biểu thời kì này là “Thanh xuân thi ca” của Dương Mạt, “Sáng nghiệp sử” của Dương Thanh.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đất nước Trung Hoa:
2.2.1.1. Vị trí địa lý:
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (hay thường được gọi là Trung Quốc) nằm ở phần phía Đông của Châu á trên bờ biển phía Tây của biển Thái Bình Dương. Trung Quốc có tổng diện tích là 9.569.961km2, rộng sau nước Nga và Canada. Trung Quốc có đường biên giới trên bộ dài khoảng 22.800km. Phía Đông giáp Triều Tiên, phía Bắc giáp Mông Cổ, phía Đông Bắc giáp với Nga, phía Tây giáp với Kadactan, Kirghissia, Tadshikistan, phía Tây và Tây Nam giáp Pakistan, Apghanistan, ấn Độ, Nepan, phía Nam giáp với Mianma, Lào và Việt Nam.
Địa hình Trung Quốc rất đa dạng, nghiêng từ Tây sang Đông theo bốn bậc thang, độ cao nơi cao nhất là Cao nguyên Tây Tạng với độ cao trung bình là 4.000m so với mực nước biển và được biết đến như là “nóc nhà của Thế giới”. Cao nguyên Tây Tạng được cấu thành bởi các dãy núi quanh năm tuyết phủ như: Cônlôn, Hymalaya. Bậc thứ hai là khu vực Nội Mông, và cao nguyên Vân Nam - Quý Châu, Thái Bình Sơn, Tứ Xuyên trên độ cao 1.000 - 2.000m. Bậc thứ ba cao khoảng 500 - 1.000m bắt đầu từ dãy núi Đại Sơn, Thái Bình Sơn và Tuyết Phong chạy từ phía Đông ra bờ biển. Bậc thứ tư là thềm lục địa.
Trung Quốc có phần lớn sông ngòi chảy từ Tây sang Đông đổ vào biển Thái Bình Dương, ngoại trừ một số chảy về phía Nam. Con sông lớn nhất Trung Quốc là sông Trường Giang dài 6.300km, sông Hoàng Hà lớn thứ hai dài 5.464km, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc trong thuỷ điện và phát triển nông nghiệp.
Trung Quốc có 23 tỉnh và 3 Thành phố trực thuộc Trung ương là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, ngoài ra còn có 5 khu tự trị. Trung Quốc có đường biên giới giáp với Việt Nam dài 1.350km, đi qua 6 tỉnh (31 huyện) của Việt Nam là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lao Cai, Lai Châu và 2 tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây.
2.2.1.2. Khí hậu:
Phần lớn diện tích Trung Quốc nằm trong khu vực ôn đới, ở phía Bắc Trung Quốc gần khu vực khí hậu lạnh, ở phía Nam lại gần với khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Vùng Đông Bắc có khí hậu lục địa, mùa hè ấm áp và ngắn ngủi, mùa đông dài và lạnh lẽo, lượng mưa dưới 750mm. Vùng trung tâm Trung Quốc có khí hậu nóng, lượng mưa từ 750mm đến 1.100mm. Khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới cây cỏ xanh tươi quanh năm. Vùng duyên hải phía Đông có khí hậu ấm, độ ẩm cao, một năm có bốn mùa phân biệt, nhưng ở phía sâu trong đất liền khí hậu nhiệt độ thay đổi theo thời gian trong ngày.
2.2.1.3. Dân số:
Trung Quốc là nước có dân số đông nhất Thế giới, khoảng 1,3 tỷ người, chiếm 1/5 dân số Thế giới. Mật độ trung bình là 126 người/km2. Nam chiếm 52% dân số, số còn lại là nữ. Dân cư phân bố không đồng đều, dân cư thành phố chiếm 32%, nông thôn chiếm 68%. Khu vực duyên hải phía Đông có mật độ khoảng 400người/km2, còn khu vực phía Tây, vùng cao nguyên sống rải rác, mật độ khoảng 100 người/km2.
Trung Quốc là một nước đa sắc tộc, bao gồm 56 dân tộc. Trong đó dân tộc chính là dân tộc Hán (chiếm khoảng 91% dân số), còn lại là 55 dân tộc thiểu số như: Mông Cổ, Hiu, Tây Tạng, Triều Tiên, Mãn Châu... (chiếm khoảng 9% dân số). Người Hán có tiếng nói và chữ viết riêng, được biết là tiếng Trung Quốc được dùng trên lãnh thổ Trung Quốc và cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, và là một trong năm ngôn ngữ của Liên hợp quốc. Dân tộc Hồi và Mãn Châu cũng sử dụng tiếng Trung Quốc, còn 53 dân tộc khác sử dụng tiếng nói riêng, trong đó có 23 dân tộc vừa có ngôn ngữ vừa có chữ viết riêng.
2.2.1.4. Kinh tế:
Trung Quốc gặt hái được rất nhiều thành công trong quá trình phát triển kinh tế của mình từ ngày khai sinh ra nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và kể từ khi nền kinh tế mở cửa năm 1979. Đến năm 2001, Trung Quốc đã chen chân vào hàng ngũ các quốc gia có GDP trên 1000 tỷ USD (cụ thể là 1092tỷ USD), tăng 8% so với năm 2000, thành tựu đó đã cho thấy Trung Quốc đã ngăn chặn được xu thế suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 1999, 2000. Thành tựu kinh tế của Trung Quốc trong hơn 20 năm cải cách quả là một kỳ tích. Trước cải cách từ 1952 - 1978, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh tế Trung Quốc là 4,4% thấp hơn bình quân của Thế giới (4,52%). Từ năm 1978 đến 1999, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 7,6%. Năm 2001 như đã nói ở trên là 8% trong khi đó của nền kinh tế Thế giới là 4,7% (theo IMF). Sau 20 năm cải cách (1978 - 1999), GDP Trung Quốc tăng 6,8 lần tính theo giá không đổi.
Ngoại thương: Tính đến năm 2001, xuất khẩu của Trung Quốc đạt 266,2 tỷ USD tăng 28,1% so với năm 2000, đứng thứ 9 trên Thế giới, nhập khẩu đạt 206,1tỷ USD, đứng thứ 7 trên Thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đứng thứ 8 trên Thế giới, kim ngạch ngoại thương tăng 17 lần so với năm 1978 và đang đứng thứ 10 trên Thế giới (năm 1978, đứng thứ 32 trên Thế giới).
Hiện nay, Trung Quốc có sản lượng của một số ngành công nghiệp, nông nghiệp đứng đầu Thế giới như: lúa mì, thịt, hải sản, than đá, ximăng, bông... thêm vào đó là các sản phẩm về thép, sợi hoá học, năng lượng điện, phân bón hoá học nằm trong những nước sản xuất đứng đầu Thế giới. Sự tiến bộ của nền kinh tế Trung Quốc thể hiện rõ trong giáo dục, khoa học, chương trình văn hoá và nâng cao mức sống của người dân.
Ngành du lịch của Trung Quốc phát triển rất mạnh từ khi có cải cách. Cả nước có hơn 5.200 khách sạn với hơn 700 nghìn phòng đã được xây dựng và đưa vào hoạt động, mỗi năm thu hàng tỷ USD, với hàng chục triệu lượt khách du lịch đến tham quan Trung Quốc. Năm 1998, khách du lịch nhập cảnh vào Trung Quốc đạt 63,48 triệu lượt khách, mang lại 12,6 tỷ USD. So với năm 1978, số khách tăng 35 lần, doang thu tăng 48 lần. Đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 40 lên hàng thứ 6 trong số các nước có thu nhập lớn nhất về du lịch (theo đánh giá của WTO - Tổ chức Du lịch Thế giới). Du lịch trong nước vẫn đạt 694 triệu khách, doanh thu đạt 343,9 tỷ NDT, tăng 10,5% so với năm 1997, chiếm 4,32%GDP. Số ngoại tệ do du lịch mang lại đạt gần 50% tổng số thu phi mậu dịch, trở thành nguồn thu nhập quan trọng.
Với mức tăng trưởng về kinh tế như vậy càng làm cho ngành du lịch có điều kiện phát triển hơn nữa. Số lượng người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng. Năm 1998, có 8,424 triệu lượt người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, tăng 3,06% so với năm 1997, trong đó khối cơ quan nhà nước là 5,235 triệu lượt người, giảm 8,7% so với năm trước, khối tư nhân có 3,19 triệu lượt người, tăng 30,77% so với năm ngoái, chiếm 37,86% tổng số người ra nước ngoài du lịch. Như vậy, du lịch Trung Quốc đã phát triển rất mạnh và còn có khả năng phát triển mạnh hơn nữa.
2.2.1.5. Văn hoá:
Nói đến Trung Quốc không một ai không biết đến nền văn minh Trung Hoa cổ đại với la bàn, giấy và thuốc súng. Với 5000 năm xây dựng và củng cố đất nước, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhiều triều đại đã đi qua, các cuộc chiến tranh đã lùi về quá khứ, văn hoá Trung Quốc vẫn còn hiện hữu trong tất cả mọi mặt của cuộc sống như nghệ thuật dân gian, võ thuật, cầm, kỳ, thi, họa, kiến trúc và tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại. Khi nghiên...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status