Hệ thống viễn thông với công nghệ mới - pdf 14

Download miễn phí Hệ thống viễn thông với công nghệ mới
Phần1. Đề tài và mục đích thực hiện đề tài 3
1.1 Đề Tài 4
1.2 Mục đính thực hiện 4
Phần 2: Tổng quan về mạng VPN 5
2.1 Giới thiệu về công nghệ VPN 5
2.2 Khái niệm 5
2.3 Các loại VPN 6
VPN truy cập từ xa 6
VPN điểm-nối-điểm 7
2.4 Các yêu cầu đối với VPN 7
2.4.1 Bảo mật trong VPN 8
Máy chủ AAA 9
2.4.2 Tính sẵn sàng và tính tin cây. 9
2.4.3 Chất lượng dịch vụ 9
2.4.4 Khả năng quản trị 10
2.4.5 Khả năng tương thích 10
2.4.6 Sản phẩm công nghệ dành cho VPN 11
2.5 Các kĩ thuật trong mạng VPN 11
2.5.1 Kỹ thuật Tunneling trong mạng VPN điểm-nối điểm 12
2.5.2 Kỹ thuật Tunneling trong mạng VPN truy cập từ xa 12
2.6 Các thành phần trong mạng VPN 12
2.6.1 Các thành phần của một tunning 12
2.6.2 Định dạng gói dữ liệu VPN. 13
2.7 Hoạt động của VPN 14
Phần 3: Công Nghệ Mạng Riêng Ảo (VPN) 16
3.1 Point-to-Point Protocol (PPP). 16
3.1.1 Quá trình hoạt động PPP 17
3.1.2 PPP Packet Format 18
3.1.3 PPP Link Control 18
3.2 Point-to-Point Tunneling Protocol (PPTP) 19
3.2.1 Vai trò của PPP trong giao dịch PPTP 20
3.2.2 Các thành phần của quá trình giao dịch PPTP 21
3.2.3 Quá trình xữ lý PPTP 22
Phần 4: Triển khai hệ thống VPN 26
4.1 Mô tả mô hình 26
4.2 Thiết lập máy chủ CA (Certificate Authority) cho máy chủ OpenVPN và các máy khách 26
4.3 Cấu hình cho máy chủ và máy khách kết nối VPN 29
4.3.1 Tệp cấu hình cho máy chủ 29
4.3.2 Tệp cấu hình cho máy khách 34
4.3.3 Kết quả: 37
Phần 5: Kết luận 39
5.1.1 Thuận lợi 39
5.1.2 Bất lợi 39


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

truyền qua môi trường không tin cậy. Giao thức bảo mật giao thức Internet (IPSec) cung cấp những chức năng an ninh cao cấp như các thuật toán mã hóa tốt hơn, quá trình thẩm định quyền đăng nhập toàn diện hơn.
IPSec có hai cơ chế mã hóa là Tunnel và Transport. Tunnel mã hóa tiêu đề (header) và kích thước của mỗi gói tin còn Transport chỉ mã hóa kích thước. Chỉ những hệ thống nào hỗ trợ IPSec mới có thể tận dụng được giao thức này. Ngoài ra, tất cả các thiết bị phải sử dụng một mã khóa chung và các tường lửa trên mỗi hệ thống phải có các thiết lập bảo mật giống nhau. IPSec có thể mã hóa dữ liệu giữa nhiều thiết bị khác nhau như router với router, firewall với router, PC với router, PC với máy chủ.
Máy chủ AAA
AAA là viết tắt của ba chữ Authentication (thẩm định quyền truy cập), Authorization (cho phép) và Accounting (kiểm soát). Các server này được dùng để đảm bảo truy cập an toàn hơn. Khi yêu cầu thiết lập một kết nối được gửi tới từ máy khách, nó sẽ phải qua máy chủ AAA để kiểm tra. Các thông tin về những hoạt động của người sử dụng là hết sức cần thiết để theo dõi vì mục đích an toàn.
2.4.2 Tính sẵn sàng và tính tin cây.
Tính sẵn sàng chỉ tổng thời gian tối đa mà người dùng có thể truy cập vào mạng. trong các mạng riêng và mạng Intranet thời gian này tương đối cao vì toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng thuộc quyền sở hữu riêng và do tổ chức tự quản lý. Mặc dù vậy VPN sử dụng các mạng tương tác trung gian như Internet vì vậy các các thiết lập dựa trên VPN phụ thuộc nhiều vào mạng trung gian. Mà nhân tố then chốt trong trường hợp này chính là tính sẵn sàng của các ISP.
Tính tin cậy cũng là một yêu cầu quan trọng của mạng VPN và nó gắn chặt với nhân tố tính sẵn sàng. Tính tin cậy trong VPN bảo đảm rằng những người dùng cuối được phân phối dữ liệu trong mọi hoàn cảnh. Cũng như hầu hết các thiết lập mạng khác, tinh tin cậy trong môi trường dựa trên VPN có thể thể đạt được bằng cách chuyển mạch các gói dữ liệu trên các đường dẫn khác nếu liên kết đã tạo hay thiết bị trong đường bị lỗi. Toàn bộ quá trình này trong suốt với người dùng cuối. Và có thể đạt được bằng việc thực hiện dư thừa kết nối.
2.4.3 Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là khả năng phản hồi trong các hoàn cảnh tới hạn bằng cách gán một tỉ lệ phần trăm cao của băng thông mạng và các tài nguyên giới hạn lỗi cho các ứng dụng nhạy cảm với độ trễ và giới hạn của băng thông. Ví dụ như các ứng dụng hội nghị trực tuyến, giao dịch tài chính…rất nhạy cảm với độ trễ và yêu cầu băng thông lớn đáp ứng liên tục, ổn định .
Chất lượng dịch vụ bao gồm hai yếu tố: Góc trễ và Thông lượng.
Góc trễ là độ trễ trong một quá trình truyền thông đang tiếp diễn và rất quan trọng với các ứng dụng âm thanh và video.
Thông lượng liên quan đến tính sẵn có của băng thông thích hợp cho tất cả các ứng dụng.
Trong VPN QoS đảm bảo nhiều ứng dụng khác nhau có thể chạy trên VPN. Trong cấu trúc VPN, một chính sách thường được dùng để phân loại ứng dụng, người dùng hay nhóm người dùng dựa vào quyền ưu tiên đã xác định.
2.4.4 Khả năng quản trị
Việc kiểm soát hoàn toàn các hoạt động và tài nguyên trong mạng, cùng với việc quản trị thích hợp là rất quan trọng đặt ra với các đơn vị tổ chức có mạng kết nối toàn cầu. Hầu hết mạng của các tổ chức ngày nay kết nối với các nguồn tài nguyên của thế giới bằng sự trợ giúp của các ISP dẫn đến việc không thể kiểm soát được các đầu cuối trong mạng Intranet của một đơn vị vì phải qua mạng trung gian của các ISP. Nhờ có mạng VPN mà công việc quản trị có thể được phân chia giữa các tổ chức và ISP.
2.4.5 Khả năng tương thích
VPN sử dụng mạng công cộng để kết nối các đầu cuối ở xa, các mạng trung gian này có thể dựa trên IP như Internet hay cũng có thể trên các công nghệ khác như FR, ATM. Kết quả là VPN có thể sử dụng tất cả các kiểu công nghệ và các giao thức cơ sở.
Trong trường hợp mạng tương tác trung gian dựa trên IP, VPN phải có khả năng dùng địa chỉ IP và các ứng dụng IP, để đảm bảo khả năng tương thích với cơ sở hạ tầng trên nền IP, các phương pháp sau phải được tích hợp vào VPN.
Sử dụng Gateway IP: Gateway IP dịch chuyển các các giao thức không dựa trên IP thành các giao thức IP. Các thiết bị này có thể là các thiết bị mạng chuyên dụng hay các phần mềm ứng dụng. Gateway IP được cài đặt trên mọi Server thường được dùng để chuyển đổi dòng lưu lượng.
Sử dụng đường hầm: Tạo đường hầm là kĩ thuật đóng gói các gói dữ liệu không IP thành các gói IP để truyền trên một hạ tầng IP. Các thiết bị cuối khác khi nhân được các gói dữ liệu đã đóng gói này sẽ xử lý và loại bỏ phần tiêu đề IP để lấy lại dữ liệu gốc.
Sử dụng định tuyến IP ảo (VIPR): VIPR làm việc bằng cách phân vùng logic một router vậ lý tại vị trí nhà cung cấp dịch vụ sau cùng (Thuộc ISP). Mỗi một phân vùng được cấu hình quản trị như một Router vật lý để hỗ trợ một VPN. Như vậy ta có thể hiểu mỗi một phân vùng logic được coi như một router với đầy đủ các chức năng của nó. Kết quả là, phân vùng Router logic có thể hỗ trợ nhiều giao thức và có khả năng chứa địa chỉ IP riêng. Với các công nghệ và giao thức không dựa trên IP như ATP, công nghệ đường điện thoại riêng VPT được sử dụng. VPT tương thích với nhiều giao thức và dựa trên công nghệ chuyển mạch gói. Vì vậy nó sử dụng các kênh cố định ảo PVC và kênh chuyển mạch ảo SVC cho việc truyền dữ liệu. Các PVC thường được dùng cho việ liên kết các site trong một mạng riêng hay Intranet. SVC thì ngược lại được dùng để liên kết các site trong một Extranet.
2.4.6 Sản phẩm công nghệ dành cho VPN
Tùy vào loại VPN (truy cập từ xa hay điểm-nối-điểm), bạn sẽ cần cài đặt những bộ phận hợp thành nào đó để thiết lập mạng riêng ảo. Đó có thể là:
Phần mềm cho desktop của máy khách dành cho người sử dụng từ xa.
Phần cứng cao cấp như bộ xử lý trung tâm VPN hay firewall bảo mật PIX.
Server VPN cao cấp dành cho dịch vụ Dial-up.
NAS (máy chủ truy cập mạng) do nhà cung cấp sử dụng để phục vụ người sử dụng từ xa
Mạng VPN và trung tâm quản lý.
2.5 Các kĩ thuật trong mạng VPN
Hầu hết các VPN đều dựa vào kỹ thuật gọi là Tunneling để tạo ra một mạng riêng trên nền Internet. Về bản chất, đây là quá trình đặt toàn bộ gói tin vào trong một lớp header (tiêu đề) chứa thông tin định tuyến có thể truyền qua hệ thống mạng trung gian theo những "đường ống" riêng (tunnel).
Khi gói tin được truyền đến đích, chúng được tách lớp header và chuyển đến các máy trạm cuối cùng cần nhận dữ liệu. Để thiết lập kết nối Tunnel, máy khách và máy chủ phải sử dụng chung một giao thức (tunnel protocol). Giao thức của gói tin bọc ngoài được cả mạng và hai điểm đầu cuối nhận biết. Hai điểm đầu cuối này được gọi là giao diện Tunnel (tunnel interface), nơi gói tin đi vào và đi ra trong mạng.
Kỹ thuật Tunneling yêu cầu 3 giao thức khác nhau:
Giao thức truyền tải (Carrier Protocol) là giao thức được sử dụng bởi mạng có ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status