Hệ thống định tuyến tốc độ cao - pdf 14

Download miễn phí Hệ thống định tuyến tốc độ cao
Các Packet Forwarding Engine cung cấp các gói chuyển mạch layer 2 và layer 3, chuyển tiếp, và chức năng tìm kiếm đường. Các Packet Forwarding Engine được thực thi trong các ASIC có vị trí nằm trên các FPC và PIC.
Mỗi Packet Forwarding Engine bao gồm các thành phần sau:
 ASIC xử lý các gói lớp 2 và lớp 3, cái mà cho phép lớp 2 và lớp 3 đóng và mở gói, và quản lý việc phân chia và lắp ghép lại các gói trong bộ định tuyến T1600.
 Các giao diện hàng đợi và bộ nhớ ASIC, quản lý đệm của các cell dữ liệu trong bộ nhớ và hàng đợi của các thông báo.
 Bộ xử lý Internet T – series, cung cấp các chức năng tìm kiếm đường.
 Giao diện chuyển mạch ASIC, cái mà trích xuất các khóa tìm đường và quản lý dòng các cell dữ liệu qua các kết cấu chuyển mạch.
 Các phương tiện truyền thông cụ thể ASIC trên các PIC thực hiện chức năng kiểm soát phù hợp với các loại phương tiện truyền thông PIC


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ến.
1.3.5 IS – IS (Intermediate System to Intermediate System)
IS-IS là một giao thức định tuyến nội được phát triển năm 1980 bởi Digital Equipment. Sau đó ISIS được công nhận bởi tổ chức ISO như là một giao thức định tuyến chuẩn. ISIS được tạo ra nhằm các mục đích sau: 
Xây dựng một giao thức định tuyến chuẩn.
Có cơ chế định vị địa chỉ rộng lớn.
Có cơ chế định vị có cấu trúc.
Hiệu quả, cho phép hội tụ nhanh và có phí tổn thấp. 
Mục tiêu ban đầu của ISIS là tạo ra một giao thức mà tất cả các hệ thống có thể dùng. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo một yếu tố thực sự mang tính mở (open), ISO đã cố gắng tích hợp mọi đặc điểm mang tính thuyết phục của các giao thức định tuyến khác vào ISIS. Kết quả là ISIS là một giao thức khá phức tạp. Phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) dùng ISIS từ những năm ISIS được tạo ra. Điều này là do ISIS là một giao thức độc lập, có khả năng mở rộng và đặc biệt nhất là có khả năng định nghĩa “kiểu dịch vụ” trong quá trình định tuyến.  
Cấu trúc của ISIS
Level-1 Router
Level-1 router giống stub router trong OSPF vì database của nó chỉ giới hạn đến area. Để đi ra ngoài một vùng khác, dùng default-route đến router level-2 gần nhất.
Level 1-2 Router
Loại router có đầy đủ thông tin trong database là level 1-2. Router này sẽ có các router láng giềng nằm trong các vùng khác nhau bởi vì nó gửi cả hello loại 1 và hello loại 2. Router level 1-2 này sẽ thông báo cho các level-1 router khác về các vùng mà nó liên kết, hơn nữa nó sẽ thông báo cho các level 2 router thông tin về vùng của nó.
Level 2 Router
Để truyền tải lưu lượng giữa các vùng, ta cần có level 2 router. Routing giữa các areas được gọi là interarea routing. Loại router này tương tự như router backbone trong OSPF. Level-2 router sẽ giao tiếp với nhau thông qua Hello. Database của các level-2 router phải giống nhau và chứa các network trong những areas khác.
Các areas trong ISIS được định nghĩa trên các kết nối (link):
Hình 1.6: Định nghĩa các vùng của ISIS
Các level 2 router có khả năng gửi các thông tin cập nhật phải kết nối với nhau liên tục:
Hình 1.7: ISIS-Backbone
Các router thông thường trao đổi các thông tin với nhau để cập nhật các kiến thức của nó về network xung quanh. Ở mức tối thiểu, một router phải truyền đạt cho những router lân cận các thông tin như định danh của router, các cổng giao tiếp của router.
Trong ISIS, nếu các hello-packet được trao đổi và các điều kiện được thỏa mãn, các router sẽ thiết lập quan hệ láng giềng. Mặc dù quá trình hình thành các quan hệ láng giềng phụ thuộc vào hạ tầng mạng được dùng nhưng những thông tin bên trong các hello-packet luôn luôn là giống nhau. Mỗi hello sẽ chỉ ra nguồn gốc của nó và những đặc điểm về cổng của router. Nếu các cổng của router có chung đặc điểm, các quan hệ (adjacency) được tạo ra.
Để một quan hệ được hình thành và duy trì, cả hai cổng giao tiếp của router phải tương đồng với nhau về các đặc điểm sau:
Kích thước packet MTU phải bằng nhau.
Mỗi router phải cần được cấu hình ở cùng một mức routing – nghĩa là hay là level 1 hay level 2. Nếu ở cùng một mức thì router mới có khả năng giải mã những gói tin hello do những router khác gửi đến.
Nếu cả hai router là ở level 1, nó phải ở trong cùng area.
Nếu level 1 router hình thành các quan hệ với các level 1 router và level 2 hình thành các quan hệ với các level-2 router. Để một level-1 router hình thành một quan hệ với một level-2 router, router kia phải được cấu hình như một level 1-2 router.
Nếu quá trình xác thực (authentication) được dùng, nó phải được cấu hình giống nhau trên cả hai router.
1.3.6 EGP và BGP
Đặc điểm
Exterior Gateway Protocol ( EGP ) là một giao thức định tuyến Internet ban đầu được quy định vào năm 1982 bởi Eric C. Rosen của Bolt, Beranek, Newman , và David L. Mills giờ đã lỗi thời . Nó lần đầu tiên được mô tả trong RFC 827 và chính thức quy định tại RFC 904 (1984). EGP là một giao thức đơn giản và không giống như các giao thức hiện đại, nó được giới hạn giống như cây cấu trúc liên kết.
Trong những ngày đầu của Internet, EGP phiên bản 3 (EGP3) đã được sử dụng để kết nối các hệ thống tự trị. Hiện nay, BGP (Border Gateway Protocol) phiên bản 4 là tiêu chuẩn được chấp nhận cho định tuyến Internet và có bản chất thay thế EGP3 hạn chế hơn.
Giao thức BGP đặc trưng bởi một số tính chất :
Sử dụng để thông tin liên lạc với các hệ tự quản AS .
Phối hợp giữa nhiều bộ định tuyến sử dụng BGP.
Nhân bản thông tin về tính liên kết.
Cung cấp thông tin về mô hình trạm kế tiếp theo vector khoảng cách. Hỗ trợ tuỳ chọn các chính sách cho người quản trị mạng.
Giao thức BGP cho phép thông tin về đường đi từ nguồn tới đích.
Hỗ trợ địa chỉ không phân lớp và định tuyến liên vùng.
Tích luỹ thông tin về tuyến đường để bảo vệ băng thông của mạng qua việc gửi một lần cho nhiều đích đến.
BGP cho phép cơ chế xác minh bản tin; kiểm chứng tên của nơi gửi tin.
Giao thức cổng nối biên BGP là một giao thức định tuyến giữa các hệ thống tự trị. BGP dựa trên phương pháp định tuyến có tên định tuyến vector đường đi. Trong định tuyến vector đường đi, mỗi mục trong bảng định tuyến chứa địa chỉ mạng đích, Router tiếp theo và đường đi tới đích. Đường đi thường được định nghĩa là một danh sách có thứ tự các hệ thống tự trị mà gói phải đi qua.
Mỗi Router nhận một thông báo vector đường đi sẽ kiểm tra xem đường đi được quảng cáo có phù hợp với chính sách (tập luật do người quản trị qui định để điều khiển các tuyến) của nó hay không. Nếu phù hợp, Router cập nhật bảng định tuyến và thay đổi thông báo trước khi gửi nó đến láng giềng tiếp theo. Sự thay đổi này gồm thêm số AS vào đường đi và thay thế mục Router kế tiếp bằng số hiệu của chính nó.
Hình 1.8: Mô tả liên kết giữa các khu vực tự trị của giao thức EGP
1.4 Kết luận chương 1
Các giao thức định tuyến có nhiệm vụ cung cấp thông tin bảng định tuyến cho các Router, hình thành cơ chế trao đổi thông tin định tuyến sau đó dựa vào các giải thuật để chọn đường đi tối ưu. Các giao thức định tuyến được chia thành hai nhóm, một là các giao thức định tuyến được sử dụng bên trong hệ thống tự trị (IGP) như RIP, OSPF, EIGP, IS-IS, IGRP… hai là các giao thức sử dụng để liên kết các hệ thống tự trị (EGP) như BGP, EGP. Ngoài ra có một số giao thức không những được sử dụng bên trong một AS mà còn cả bên ngoài AS như EIGRP. Tuỳ theo mỗi giao thức khác nhau mà các giải thuật định tuyến được sử dụng.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH TUYẾN TỐC ĐỘ CAO
2.1. Giới thiệu hệ thống định tuyến tốc độ cao
Định tuyến là một phần quan trọng của mạng dựa trên nền IP và nó được định nghĩa như là quá trình tìm kiếm một đường truyền (một tuyến) để gửi một gói tin từ nguồn tới đích tương ứng. Việc định tuyến liên quan với việc tìm kiếm đường truyền tốt nhất có thể giữa hai node bất kỳ nào, và với giá trị liên kết là thấp nhất. Thiết bị phần cứng chuyên dùng được gọi là router (hệ thống định tuyến).
Tất cả các đường truyền đư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status