Nghiên cứu công nghệ VOIP over WLAN - pdf 14

Download miễn phí Nghiên cứu công nghệ VOIP over WLAN
LỜI NÓI ĐẦU

--------------o0o-------------
Trong những năm gần đây, Internet bùng nổ và phát triển mạnh mẽ cùng với nó là một loạt các công nghệ khác cũng phát triển ngày càng lớn mạnh và chiếm ưu thế hơn, điển hình là VoIP. Đồng thời công nghệ không dây cũng trở lên khá phổ biến, ngày càng có nhiều người truy nhập Internet qua mạng không dây như Wi-Fi, Wimax. VoIP có ưu điểm là chi phí tương đối rẻ, chất lượng cuộc gọi cũng khá tốt, tuy nhiên tất cả người sử dụng VoIP đều gặp một vấn đề là để tiến hành được cuộc gọi thì họ phải có một chiếc máy tính kết nối Internet. Đó chính là một nhược điểm lớn của VoIP. Do đó một xu hướng mới chính là kết hợp hai công nghệ VoIP và công nghệ không dây, dẫn tới sự ra đời của VOIP over WLAN. Trong bối cảnh này VoIP qua WLAN xuất hiện như một giải pháp rõ ràng nhất cho các thông tin liên lạc bằng giọng nói của các loại điện thoại di động, một trong những ứng dụng không thể thiếu hàng ngày của con người. Tuy nhiên, kết hợp hai công nghệ trên hiện nay là rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao.

VOIP over WLAN kế thừa các ưu điểm của VoIP và mạng không dây, nó tạo ra sự linh động trong VoIP, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

Từ thực tiễn trên, đề tài này sẽ tiến hành nghiên cứu công nghệ VOIP over WLAN với những nội dung chính sau:

Chương 1: Tổng quan về VOIP over WLAN
Chương 2: Các công nghệ cơ bản của VOIP over WLAN
Chương 3: Những vấn đề cơ bản trong VOIP over WLAN
Do còn nhiều hạn chế về trình độ và thời gian nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn đọc.

Chúng Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2011

MỤC LỤC
--------------o0o-------------
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VOIP OVER WLAN 2
1.1 Giới thiệu chung. 2
1.2 Cấu trúc mạng VOIP over WLAN 3
1.3 Cơ sở hạ tầng mạng. 4
1.3.1 Mạng Access Point truyền thống. 4
1.3.2 Mạng chuyển mạch không dây. 5
1.4 Tín hiệu trong VOIP over WLAN 8
1.4.1 Tín hiệu Thoại 8
1.4.2 Tín hiệu Video. 8
1.4.3 Lưu lượng VoIP. 9
CHƯƠNG II: CÁC CÔNG NGHỆ CƠ BẢN VOIP OVER WLAN 10
2.1 Công nghệ VoIP. 10
2.1.1 Tổng quan về VoIP. 10
2.1.2 Ưu nhược điểm của VoIP. 10
2.1.3 Kiến trúc mạng VoIP. 10
2.1.4 cách hoạt động. 11
2.1.5 Các giao thức báo hiệu. 12
2.1.5.1 Giao thức MGCP. 12
2.1.5.2 Giao thức H323. 13
2.1.5.3 Giao thức SIP. 14
2.2 Công nghệ WLAN 14
2.2.1 Tổng quan về WLAN 14
2.2.2 Ưu nhược điểm của WLAN 15
2.2.3 Mô hình WLAN 16
2.2.3.1 Mô hình Ad-hoc (IBSS-Independent Basic Service Set) 16
2.2.3.2 Mô hình mạng cơ sở hạ tầng (Infrastructure Basic Service Set) 17
2.2.4 Các thiết bị cơ bản của mạng WLAN 18
2.2.4.1 Card mạng không dây (Wireless NIC) 18
2.2.4.2 Các điểm truy cập (Access Point) 18
2.2.4.3 Bridge không dây (WBridge) 18
2.2.4.4 Các router điểm truy cập (Access Point Router) 18
2.2.5 Các chuẩn WLAN 19
2.2.5.1 IEEE 802.11. 19
2.2.5.2 HiperLAN 20
2.2.5.3 Các chuẩn khác. 21
CHƯƠNG III: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG VOIP OVER WLAN 22
3.1 Dung lượng hệ thống và QoS. 22
3.1.1 Phân loại lưu lượng. 22
3.1.2 Giao Thức GEDCF. 23
3.1.3 Giao Thức HCF. 25
3.1.4 Thực hiện QoS cho VOIP over WLAN 26
3.1.5 Dung lượng hệ thống. 28
3.2 Bảo mật trong VOIP over WLAN 30
3.2.1 Sự cần thiết của bảo mật 30
3.2.1.1 Điều khiển thụ động. 31
3.2.1.2 Truy cập trái phép. 31
3.2.1.3 Từ chối dịch vụ. 32
3.2.2 Các phương pháp bảo mật cho VOIP over WLAN 32
3.2.2.1 Xác thực. 32
3.2.2.2 Mã hóa dữ liệu truyền. 35
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

rame đệm lưu trong AP.
2.2.4 Các thiết bị cơ bản của mạng WLAN
2.2.4.1 Card mạng không dây (Wireless NIC)
Card mạng không dây giao tiếp máy tính với mạng không dây bằng cách điều chế tín hiệu dữ liệu với chuỗi trải phổ và thực hiện một giao thức truy nhập cảm ứng sóng mang. Card mạng có dây có thể sử dụng khe cắm ISA (hiện nay hầu như không còn sử dụng), khe cắm PCI (sử dụng phổ biến), hay cổng USB trên máy tính để bàn hay sử dụng khe cắm PCMCIA trên các laptop. Card mạng không dây thường có một ăng-ten ngoài và có thể gắn vào tường hay một vị trí nào đó trong phòng.
Hình 2.9: Card mạng không dây sử dụng khe cắm PCI
2.2.4.2 Các điểm truy cập (Access Point)
Các điểm truy cập không dây AP (Access Point) tạo ra các vùng phủ sóng, nối các nút di động tới các cơ sở hạ tầng LAN có dây .
Hình 2.10: Access Point
2.2.4.3 Bridge không dây (WBridge)
Các WBridge (Bridge không dây) tương tự như các điểm truy cập không dây trừ trường hợp chúng được sử dụng cho các kênh bên ngoài. Phụ thuộc vào khoảng cách và vùng mà cần dùng tới ăng-ten ngoài. WBridge được thiết kế để nối các mạng với nhau, đặc biệt trong các toà nhà có khoảng cách xa tới 32 km.
2.2.4.4 Các router điểm truy cập (Access Point Router)
Một “AP router” là một thiết bị mà nó kết hợp các chức năng của một Access Point và một router. Khi là Access Point, nó truyền dữ liệu giữa các trạm không dây và một mạng hữu tuyến cũng như là giữa các trạm không dây. Khi là router, nó hoạt động như là điểm liên kết giữa hai hay nhiều mạng độc lập, hay giữa một mạng bên trong và một mạng bên ngoài.
2.2.5 Các chuẩn WLAN
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng không dây, các chuẩn (và đồng thời là các thiết bị) mạng không dây lần lượt ra đời và ngày càng được nâng cấp, cải tiến. Những chuẩn đã ra đời sớm nhất như IEEE 802.11 đã trở nên phổ biến. Sau đó là HiperLAN, HomeRF, OpenAir và gần đây là Bluetooth. Mỗi chuẩn đều mang một số đặc tính, ưu điểm riêng của nó.
2.2.5.1 IEEE 802.11
Hình 2.11: IEEE 802.11 và OSI
Hiện nay tiêu chuẩn chính cho Wireless là một họ giao thức truyền tin qua mạng không dây IEEE 802.11. Do việc nghiên cứu và đưa ra ứng dụng rất gần nhau nên có một số giao thức đã thành chuẩn của thế giới, một số khác vẫn còn đang tranh cãi và một số còn đang dự thảo. Một số chuẩn thông dụng như: 11802.11b (cải tiến từ 802.11), 802.11a, 802.11h, 802.11g.
1. IEEE 802.11b(Wifi) :Là chuẩn quốc tế cho mạng không dây hoạt động trong dải tần số 2.4 GHz (2.4 GHz tới 2.4835 GHz) và cung cấp một lưu lượng lên trên 11 Mbps. Đây là một tần số rất thường sử dụng. Các lò vi ba, các điện thoại không dây, thiết bị khoa học và y học, cũng như các thiết bị Bluetooth, tất cả làm việc bên trong dải tần số 2.4 GHz.
2. IEEE 802.11a: Là một chỉ tiêu kỹ thuật IEEE cho mạng không dây hoạt động trong dải tần số 5 GHz (5.725 GHz tới 5.85 GHz) với tốc độ truyền dữ liệu cực đại 54 Mbps. Dải tần số 5 GHz không nhiều như tần số 2.4 GHz, vì chỉ tiêu kỹ thuật chuẩn IEEE 802.11 đề nghị nhiều kênh vô tuyến hơn so với chuẩn IEEE 802.11b. Sự bổ sung các kênh này giúp tránh giao thoa vô tuyến và vi ba.
3. IEEE 802.11g: Tương tự tới chuẩn IEEE 802.11b, chuẩn lớp vật lý này cung cấp một lưu lượng lên tới 54 Mbps. Nó cũng hoạt động trong dải tần số 2.4 GHz nhưng sử dụng một công nghệ vô tuyến khác để tăng dải thông toàn bộ. Chuẩn này được phê chuẩn cuối năm 2003.
4. IEEE 802.11h: Chuẩn này được dùng ở châu Âu ,dải tần 5 Ghz. Nó cung cấp chức năng sự lựa chọn kênh động và điều khiển công suất truyền dẫn TPC, nhằm tránh can nhiễu. Ở châu Âu người ta chủ yếu sử dụng thông tin vệ tinh, nên phần lớn các quốc gia ở đây sử dụng chỉ sử dụng Wireless LAN ở trong nhà (Indoor). Chuẩn này đang ở giai đoạn chuẩn hóa
Sau đây là bảng tóm tắt thông số các chuẩn IEEE 802.11 thông dụng:
Chuẩn WiFi
Tần số (GHz)
Tốc độ (Mbps)
Khoảng cách (m)
802.11a
5
54
12m với 54Mb/s
90m với 6Mb/s
802.11b
24
11
30m với 11Mb/s
90m với 1Mb/s
802.11g
2,4
54
15m với 54Mb/s
45m với 11Mb/s
2.2.5.2 HiperLAN
Sự phát triển của thông tin vô tuyến băng rộng đã đặt ra những yêu cầu mới về mạng LAN vô tuyến. Đó là nhu cầu cần hỗ trợ về QoS, bảo mật, quyền sử dụng, … ETSI (European Telecommunications Standards Institute-Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu) đã nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn cho các loại LAN hiệu suất cao (High Performance LAN), tiêu chuẩn này xoay quanh mô tả các giao tiếp ở mức thấp và mở ra khả năng phát triển ở mức cao hơn.
Các tiêu chuẩn của ETSI HiperLAN:
HiperLAN
1
HiperLAN
2
HiperLAN
3
HiperLAN
4
Ứng dụng
Wireless LAN
Wireless ATM Indoor Acces
WATM
Wireless ATM Remote Acces
Wireless ATM Interconnect
WATM
Băng tần
2,4 GHz
5 GHz
5 GHz
17 GHz
Tốc độ đạt
được
23,5 Mbps
54 Mbps
54 Mbps
155 Mbps
2.2.5.3 Các chuẩn khác
HomeRF: là chuẩn hoạt động tại phạm vi băng tần 2.4 GHz, cung cấp băng thông 1.6 MHz với thông lượng sử dụng là 659 Kb/s. Khoảng cách phục vụ tối đa của HomeRF là 45m.
OpenAir: là sản phẩm độc quyền của Proxim. OpenAir là một giao thức trước 802.11, sử dụng kỹ thuật nhảy tần (2FSK và 4FSK), có tốc độ 1,6Mbps. OpenAir MAC dựa trên CSMA/CA và RTS/CTS như 802.11. Tuy nhiên OpenAir không thực hiện việc mã hóa tại lớp MAC, nhưng lại có ID mạng dựa trên mật khẩu. OpenAir cũng không cung cấp chức năng tiết kiệm công suất.
Bluetooth: là công nghệ radio phạm vi hẹp để kết nối giữa các thiết bị không dây. Hoạt động trong dải băng tần ISM (2.4 GHz). Chuẩn này xác định một đường truyền vô tuyến phạm vi hẹp song công tốc độ 1Mbps kết nối được tới 8 thiết bị vô tuyến cầm tay. Phạm vi của Bluetooth phụ thuộc vào năng lượng của lớp radio.
CHƯƠNG III: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG VOIP OVER WLAN
--------------o0o-------------
3.1 Dung lượng hệ thống và QoS
3.1.1 Phân loại lưu lượng
802.11e chia lưu lượng thành nhiều loại tùy thuộc theo yêu cầu của lưu lượng. Như chúng ta biết, lưu lượng thoại có nhiều yêu cầu hơn so với lưu lượng dữ liệu. Lưu lượng thoại yêu cầu trễ nhỏ nhất và nó chỉ có thể chịu được mức tổn thất nhất định tùy thuộc vào tài nguyên khả dụng của mạng. Mặt khác, lưu lượng dữ liệu chịu rất ít ảnh hưởng bởi trễ và nó cũng chịu được một mức tổn thất nhất định, nhưng mức tổn thất này luôn lớn hơn so với thoại. Do đó, việc phân loại lưu lượng là một bước khởi đầu tốt cho việc thực hiện QoS.
Phân loại lưu lượng bằng cách sử dụng nhiều hàng đợi trong các thiết bị WLAN như trong hình 3.1. Kế thừa chuẩn 802.11, tất cả các lưu lượng (không quan tâm tới nó là thoại hay dữ liệu, video) từ một trạm được truyền từ một hàng đợi đơn. Điều này có nghĩa là các gói thoại (có kích thước nhỏ) có thể bị trễ trong khi truyền dẫn dữ liệu bùng nổ. Nhận thấy rằng vì các gói dữ liệu lớn hơn các gói thoại và lưu lượng dữ liệu thường bùng nổ một cách tự nhiên, điều này sẽ gây trễ cho các gói thoại và do đó việc truyền các gói thoại này sẽ trở lên khó khăn. Một giải pháp được đặt ra là sử dụng nhiều hàng đợi, các hàng đợi riêng chứa thoại và dữ liệu.
Hình 3.1: Phân loại lưu lượng
Với việc sử dụng hàng đợi này, sẽ tạo ra một sự ưu tiên cho các gói tho...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status