Phân tích tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư và một số biện pháp nâng cao tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su sao vàng - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI NÓI ĐẦU 1
1.Tính cần thiết của đề tài 1
2.Đối tượng phạm vi của đề tài 2
a.Đối tượng 2
b.Phạm vi 2
3.Phương pháp nghiên cứu 2
4.Nội dung đồ án 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 4
I. Quá trình hình thành và phát triển 4
II. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 6
III. Công nghệ sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty 8
VI. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất 10
V. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 12
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG ỨNG, DỰ TRỮ VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ 15
I. Khái niệm vật tư 15
1. Khái niệm vật tư 15
2. Phân loại 15
3. Quản lý vật tư 17
II. Định mức tiêu hao vật tư 18
1. Định mức tiêu hao vật tư là gì 18
2. Các phương pháp xây dựng định mức tiêu hao 18
III. Lập kế hoạch cung ứng 19
IV. Xác định nhu cầu vật tư 21
V. Dự trữ vật tư 23
1. Khái niệm và vai trò của dự trữ 23
2. Hệ thống quản lý 25
a. Hệ thống điểm đặt hàng 26
b. Hệ thống tái tạo chu kỳ 28
c. Dự trữ bảo hiểm 30
3. Lựa chọn nguồn cung cấp 31
VI. Tổ chức kho để dự trữ 32
1. Khái niệm và phân loại kho 32
a. Khái niệm 32
b. Phân loại kho 32
2. Nhiệm vụ và nội dung của quản lý kho 32
a. Nhiệm vụ 32
b. Nội dung chủ yếu của quản lý kho 33
VII. Phân tích tình hình cung ứng và dự trữ vật tư 34
1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư 34
a. Phân tích cung ứng vật tư theo số lượng 34
b. Phân tích cung ứng nguyên vật liệu theo chủng loại 35
c. Phân tích cung ứng vật tư về đồng bộ 35
d.Phân tích cung ứng vật tư theo chất lượng 36
e. Phân tích kịp thời của việc cung ứng vật tư 36
g. Phân tích tiến độ và nhịp điệu cung ứng vật tư 37
2. Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu 37
VIII. Phân tích tình hình sử dụng vật tư 40
1. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm 40
2. Phân tích mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm 42
3. Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên vật liệu theo sản xuất sản phẩm 43
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CUNG ỨNG, DỰ TRỮ VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ Ở CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 47
I. Tình hình cung ứng vật tư ở Công ty Cao Su Sao Vàng 47
1. Công tác lập kế hoạch cung ứng vật tư 48
2. Phân tích tình hình cung ứng vật tư 51
a. Cung ứng theo số lượng 51
b. Cung ứng theo chất lượng 52
c. Cung ứng theo chủng loại 53
d. Cung ứng về mặt đồng bộ 55
e. Tính chất kịp thời của việc cung ứng nguyên vật liệu 55
h. Tiến độ cung ứng 56
II. Thực trạng tình hình dự trữ vật tư 56
III. Phân tích hình hình sử dụng vật tư ở công ty 59
1. Phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm 59
2. Phân tích mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm đối với lốp xe đạp 37 - 584 63
CHƯƠNG IV. CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CUNG ỨNG, DỰ TRỮ VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ 66
I. Đánh giá về những ưu, nhược điểm trong công tác quản lý vật tư ở Công ty Cao Su Sao Vàng 66
1. Những ưu điểm 66
2. Những tồn tại 67
3. Những khó khăn 67
II. Đề xuất biện pháp giảm chi phí vật tư trong sản xuất 68
1. Ổn định nguồn cung ứng nguyên vật liệu chính 68
2. Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để giảm được hao phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất 70
KẾT LUẬN CHUNG 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
1.Tính cần thiết của đề tài
Nền kinh tế chuyển sang giai đoạn phát triển mới từ sau đại hội Đảng
toàn quốc lầ thứ IX. Đó là đại hội của tinh thần đổi mới tư duy và đổi mới mọi
hoạt động của Đảng, toàn dân trong sự phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ tổ
quốc. Mờu chốt của quá trình đổi mới này chính là cuộc cách mạng về cơ chế
kế hoạch hoá tập trung sang quản lý kinh tế. Đó là quá trình chuyển hoá từ cơ
chế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có
sự quản lý vỹ mô của nhà nước theo định hướng XHCN. Trong cơ chế của nền
kinh tế tất cả các doanh nghiệp đều có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
Muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải có phương án sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế.
Một quy luật tất yếu trong nền sản xuất kinh tế thị trường đó là quy
luật cạnh tranh: Làm thế nào để đứng vững trên thị trường? Làm thế nào để có
thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng với sản phẩm chất
lượng cao, giá thành hạ? Đây là những câu hỏi luôn đặt ra cho mỗi doanh
nghiệp. Chính vì vậy mà doanh nghiệp sản xuất cần có phương án sản
xuất ngay từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất. Tức là từ
khi tìm nguồn nguyên vật liệu để thu mua đến khi tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm
để đảm bảo thu hồi nhanh đồng vốn lưu động và tăng nhanh tốc độ chu chuyển
vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống
cho người lao động tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp có điều kiện tĩch luỹ,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, điều đó có ý nghĩa quyết định cho các
doanh nghiệp đững vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường nói chung
và công ty nói riêng.
Để thực hiện được điều này, các nhà doanh nghiệp phải tiến hành đồng
bộ các biện pháp quản lý mọi yếu tố liên quan đến sản xuất kinh doanh. Quản lý tốt công tác cung ứng , dự trữ và sử dụng vật tư trong doanh nghiệp cũng là
một phương án góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đem lợi nhuận,
tiết kiệm lao động cho doanh nghiệp. Do vậy, việc thực hiện quản lý vật tư
trong doanh nghiệp cần được hoàn thiện từ khâu tổ chức cung ứng dự trữ
đến việc tính toán chính xác chi phí vật tư làm sao cho hợp lý tiết kiệm và có
hiệu quả thì mới đáp ứng được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.
Sau thời gian học tập lý thuyết ở trường em được về thực tâp tại Công ty
cao su sao vàng. Trong quá trình thực tập, được tiếp xúc với thực tiễn công tác
quản lý tai công ty kết hợp với những kiến thức lý luận cơ bản về công tác
quản lý vật tư, em nhận thấy công tác cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư là
phần quân trọng trong công tác quản lý kinh tế nói chung và công tác cung
ứng, dự trữ và sử dụng vật tư nói riêng tại công ty, vì vậy em xin được đi sâu
nghiên cứu đề tài: "Phân tích tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư
và một số biện pháp nâng cao tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư
tại Công ty cao su sao vàng".
2.Đối tượng phạm vi đề tài
a.Đối tượng.
Phân tích tình hình thực tế công tác cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư
của Công ty cao su sao vàng nhằm tìm ra những điểm yếu, điểm mạnh, vấn đề
cần khắc phục, điểm cần phát huy thông qua số lượng thực tế do công ty cung
cấp.
b. Phạm vi.
Đồ án giới hạn trong phạm vi là phân tích tình hình cung ứng, dự trữ và
sử dụng vật tư, trên cơ sở đó xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản lý vật tư được tốt hơn tại Công ty cao su sao vàng.
3.Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng các phương pháp phân tích so sánh, thay thế liên hoàn kết hợp
với tìm hiểu tình hình thực tế ở các phòng ban, bộ phận trong công ty kết hợp với các tài liệu, sách lý thuyết, và dưới sự hướng dẫn của cô giáo Lê Thị Hồng
Phương. Cuối cùng đưa ra một số biện pháp khắc phục nhược điểm.
4.Nội dung đồ án
Đồ án gồm những phần sau:
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG ỨNG, DỰ TRỮ
VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CHƯƠNG IV: CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
CUNG ỨNG, DỰ TRỮ VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cao Su Sao Vàng
Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty hoá chất Việt Nam
hạch toán kinh tế độc lập tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và chịu sự
quản lý trực tiếp của sở công nghiệp Hà Nội đó chính là công ty Cao Su Sao
Vàng, địa chỉ chính của công ty 231 đường Nguyễn trãi quận thanh xuân Hà
Nội.
Công ty chuyên kinh doanh và sản xuất săm, lốp, pin các loại phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng trong nớc và xuất khẩu.
Cao su là từ phiên âm: CAACHU và CAA là cây o-chu là khóc, chẩy, là tên
gọi của một cây có mủ( cây HeveaBrasilielsis) của ngời thổ dân da đỏ Nam
mỹ, chứng tỏ con người biết đến cao su từ rất sớm hàng nghìn năm về trước
nhưng phải đến thế kỷ 19 con người mới biết sử dụng cao su.
- Năm 1839 Goodyear phát minh ra phương pháp lưu hoá(hấp chín) cao su
bằng lưu huỳnh(S)
- Năm 1888 Dunlop chế tạo thành công lốp bánh hơi( lốp rỗng, lốp có săm)
nên cao su mới đợc sử dụng rộng rãi và nền công nghiệp cao su mới thực sự
phát triển.Cao su với chức năng đặc chưng quí báu nhất là có "tính đàn hồi"cao
và có chức năng cơ lý tốt như: sức bền lớn, ít bị mài mòn, không thấm không
khí, thấm nước . Nên được coi là nguyên liệu lý tưởng mà chưa có một nguyên
liệu nào thay thế đợc để sản xuất săm, lốp, phục vụ trong ngành giao thông vận
tải.
Cho nên nói đến cao su, trước hết phải nói đến công nghiệp sản xuất săm,
lốp.Cây cao su được trồng và phát triển ở Việt Nam năm 1897 do nhà bác học
người pháp A.yersin. Ngày 7/10/1956 do tầm quan trọng của công nghiệp cao su( trên thế giới có
hơn 5000 sản phẩm cao su) trong nền kinh tế quốc dân, xưởng đắp vá săm, lốp
ô tô đợc thành lập tại nhà số 2 phố Đặng Thái Thân( nguyên là xưởng Indoto
của quân đội pháp).
- Tháng 11/1956 xưởng bắt đầu hoạt động và đến năm 1960 thì sát nhập vào
nhà máy Cao Su Sao Vàng
và đây chính là tiền thân của nhà máy Cao Su Sao Vàng Hà Nội sau này.
- Đồng thời trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm, Đảng và
chính phủ đã phê duyệt phương án xây dựng khu công nghiệp Thượng
Đình(1958-1960) gồm ba nhà máy: Cao su-Xà phòng-Thuốc lá Thăng
Long(gọi tắt là khu cao-xà -lá) nằm ở phía nam quận thanh xuân ngày nay.
- Ngày 22/12/1958,công trường đã khởi công và đến ngày 24/2/1959 vinh dự
được Bác Hồ về thăm. Sau hơn 13 tháng miệt mài lao động quá trình xây dựng
nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, đào tạo cán bộ công nhân cơ bản hoàn thành, ngày
6/4/1960 nhà máy tiến hành sản xuất thử những sản phẩm săm, lốp xe đạp đầu
tiên ra đời mang nhãn hiệu"Sao vàng" cũng từ đó nhà máy mang tên nhà máy
Cao Su Sao Vàng Hà Nội.
- Ngày 23/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành và lấy ngày này là
ngày truyền thống, kỷ niệm thành lập nhà máy một bông hoa hữu nghị của tình
đoàn kết keo sơn Việt-Trung bởi toàn bộ công trình xây dựng nằm trong khoản
viện trợ không hoàn lại của đảng và chính phủ Trung Quốc tặng nhân dân ta
- Năm 1960-1987, nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng, số lao
động tăng không ngừng song nhìn chung sản phẩm còn đơn điệu,chủng loại
cùng kiệt nàn, ít đợc cải tiến vì không có đối tượng cạnh tranh, hiệu quả kém nên
thu nhập của ngời lao động còn thấp.
- Năm1988-1989, nhà máy tiến hành tổ chức sắp xếp lại sản xuất có chọn lọc.
- Năm1990, sản xuất dần dần ổn định, thu nhập người lao động đã tăng lên,
chứng tỏ nhà máy có thể tồn tại hoà nhập được trong cơ chế mới.

8zTo4w5ogw4GRgG
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status