Báo cáo Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của nhà máy thiết bị Bưu điện - pdf 14

Download miễn phí Báo cáo Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của nhà máy thiết bị Bưu điện



MỤC LỤC
 
Phần I. Tổng quan về Nhà máy thiết bị Bưu điện
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy
II. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy.
1. Đặc điểm quy trình công nghệ.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Phần II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của nhà máy thiết bị Bưu điện.
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.
2. Hình thức tổ chức công tác kế toán.
Phần III. Đánh giá tổ chức hạch toán kế toán tại Nhà máy thiết bị Bưu điện.
1. Những thành tựu đạt được.
2. Những tồn tại cần khắc phục.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

mục lục
Phần I. Tổng quan về Nhà máy thiết bị Bưu điện
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy
II. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy.
1. Đặc điểm quy trình công nghệ.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Phần II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của nhà máy thiết bị Bưu điện.
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.
2. Hình thức tổ chức công tác kế toán.
Phần III. Đánh giá tổ chức hạch toán kế toán tại Nhà máy thiết bị Bưu điện.
1. Những thành tựu đạt được.
2. Những tồn tại cần khắc phục.
Phần I. tổng quan về Nhà máy thiết bị bưu điện.
Nhà máy Thiết bị bưu điện – tên viết tắt POSTEF, Trụ sở chính: 61 Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội, là một trong những doanh nghiệp sản xuất độc lập trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phục vụ cho ngành viễn thông, nhà máy đã không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành bưu điện.
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy thiết bị Bưu điện.
Trong chiến tranh cũng như thời bình vị trí của ngành bưu điện là hết sức quan trọng và cần thiết. Trước yêu cầu bức thiết đặt ra cho ngành bưu điện, năm 1954 Nhà máy Thiết bị Bưu điện ( tên gọi ban đầu là Nhà máy thiết bị truyền thanh ) được thành lập theo quyết định của Tổng cục Bưu điện để sản xuất những sản phẩm phục vụ cho ngành bưu điện và dân dụng. Quá trình phát triển của nhà máy được chia thành 5 giai đoạn:
- Từ năm 1954 – 1966: là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của nhà máy. Nhiệm vụ chính là đáp ứng nhu cầu chủ yếu về thông tin liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác thông tin. Sản phẩm chính bao gồm: loa truyền thanh, điện thoại từ thanh và các thiết bị bưu điện thô sơ.
- Năm 1967: Công cuộc xây dựng tổ quốc XHCN đang phát triển mạnh mẽ cùng với cuộc chiến đấu giải phòng miền Nam đạt đến đỉnh cao. Để đáp ứng nhu cầu thông tin theo chiều rộng phù hợp với tình hình thời chiến Tổng cục bưu điện quyết định tách nhà máy bưu điện truyền thanh thành 4 nhà máy trực thuộc
(đặt tên là nhà máy 1, 2, 3, 4).
- Đầu những năm 70: kỹ thuật thông tin bưu điện đã phát triển lên một bước mới, chiến lược đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp mạng thông tin phục vụ cho công tác tuyên truyền của Đảng. Trước tình hình đó Tổng cục bưu điện đã sát nhập nhà máy 1, 2, 3 thành một nhà máy thực hiện hạch toán độc lập. Nhiệm vụ được ghi rõ là sản xuất các loại thiết bị dùng về hữu tuyến, vô tuyến, thiết bị
truyền thanh và một số thiết bị sản xuất chuyên dùng cho các cơ sở sản xuất
ngành, ngoài ra còn có một số sản phẩm dân dụng khác.
- Tháng 12 năm 1986: do yêu cầu của Tổng cục bưu điện, nhà máy lại một lần nữa tách ra thành 2 nhà máy đó là Nhà máy Thiết bị Bưu điện và Nhà máy vật liệu từ loa.
- Tháng 4 năm 1990: Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường để tăng cường năng lực sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh, Tổng cục Bưu điện quyết định sát nhập Nhà máy vật liệu từ loa vào thành nhà máy Thiết bị Bưu điện.
Theo quyết định số 202/QĐ-TCBĐ ngày 15/03/1993 do Tổng cục bưu điện ký, số vốn kinh doanh lúc đó của nhà máy là: 20.276.854.154đ. Trong đó:
- Vốn cố định là: 8.135.073.887 đồng.
- Vốn lưu động là: 12.14.870.267 đồng.
Theo cơ cấu nguồn:
- Vốn ngân sách cấp: 5.653.356.677 đồng.
- Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 14.623.497.477 đồng.
Đăng ký kinh doanh số 105985 do Chủ tịch trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 6/5/1993.
- Tên doanh nghiệp: Nhà máy thiết bị Bưu điện.
- Hình thức sở hữu vốn: Doanh nghiệp nhà nước.
- Hình thức hoạt động: Hạch toán độc lập theo luật doanh nghiệp, là đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam,
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất thiết bị linh kiện kỹ thuật, thông tin, sản
phẩm điện tử tin học, cơ khí v.v...
Năm 1996 Nhà máy được thành lập lại theo quyết định 427/TCBC ngày 9/9/1996 trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam.
Hiện nay Nhà máy có 4 cơ sở:
- Cơ sở 1: 61 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 2: 63 Nguyễn Huy Tưởng, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Cơ sở 3: Thị trấn Lim, Huyện Tiên Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
- Cơ sở 4: Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra nhà máy có văn phòng tại các thành phố lớn như Đà Nẵng, TP
Hồ Chí Minh …
Đến năm 1997 nhà máy lại tiếp nhận khu kho đồi A02 Lim – Hà Bắc. Từ khi được tiếp nhận đến nay nhà máy không ngừng phát huy mọi khả năng có thể, hệ thống kho tàng được cải tạo tu sửa và đưa vào hoạt động trở thành cơ sở sản xuất thứ 3 của nhà máy.
Với khả năng và sự nỗ lực phấn đấu của mình nhà máy Thiết bị Bưu điện đã đạt được những thành tích không nhỏ mà ta sẽ thấy thông qua một số chỉ tiêu được thể hiện trên báo cáo tài chính trong những năm gần đây:
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
2002
1
Doanh thu
Tỷ đồng
163
168
169
150
153
2
Lợi nhuận
Triệu đồng
4.320
4.510
5.030
5.793
6.110
3
TNBQ1 lao động
Nghìn đồng
1.299
1.310
1.348
1.300
1.452
4
Tổng quỹ lương
Triệu đồng
7.240
7.074
7.347
7.163
8.230
5
Các khoản phải nộp NS
Triệu đồng
8.124
8.254
8.567
7.476
7.619
6
Đầu tư mới
Tỷ đồng
20
22
20
20
21
7
Lao động
Người
550
540
545
551
586
Tổng tài sản năm 2001 là 118.269.460.000 đ; năm 2002 là 140.882.465.000 đ. Trong đó vốn chủ sở hữu năm 2001 là 46.235.377.000 đ; năm 2002 là 53.458.059.000 đ.
Định hướng phát triển 2003 đến 2007:
- Đổi mới công nghệ.
- Đầu tư chiều sâu.
- Tăng sản lượng.
- Tăng doanh thu.
- Tăng lợi nhuận.
- Tăng thu nhập cán bộ công nhân viên.
- Tăng các khoản nộp ngân sách.
II. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý
sản xuất của nhà máy.
1. Đặc điểm quy trình công nghệ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, Nhà máy đã tiến hành đa dạng hoá các sản phẩm như:
- Các sản phẩm chủ yếu như về sản xuất, lắp ráp điện thoại các loại (máy điện thoại ấn phím, máy điện thoại di động, fax..) uniton có màn hình và không có màn hình, micro, ô chia buồng đàm thoại.
- Sản phẩm phục vụ ngành bưu chính như dấu bưu chính, dấu nhật ấn, má in cước, máy xoá tem, cân điện tử chuyên dùng, kìm niêm phong.
- Sản phẩm phục vụ sản xuất công nghiệp như: biến thế, khung công tơ ba pha, loa nén và sản phẩm để xuất khẩu: giá để tủ, dao gài IDF, điện thoại A.TAN.T...
Cùng với xu thế phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế, Nhà máy thiết bị Bưu điện là đơn vị hàng đầu trng sản xuất, cung cấp thiết bị cho ngành Bưu điện Việt nam, một trong những ngành phát triển nhất hiện nay.
Hiện này hai loại sản phẩm chính Nhà máy Thiết bị Bưu Điện sản xuất là:
-Sản phẩm chế tạo (chủ yếu là cơ khí) như: các loại tủ, hộp đấu dây…
-Sản phẩm lắp ráp như: điện thoại, bảo an, block …
Sản phẩm sản xuất ra gồm nhiều loại dẫn đến quy trình công nghệ cũng rất phức tạp, qua nhiều bước công việc. Từ khi đưa nguyên...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status