Đề án Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: LÍ LUẬN VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2
1. Bản chất của rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 2
1.1. Khái niệm về rủi ro kiểm toán 2
1.2. Các loạn rủi ro kiểm toán 3
1.2.1. Rủi ro tiềm tàng 3
1.2.2. Rủi ro kiểm soát (CR) 4
1.2.3. Rủi ro phát hiện (DR) 5
1.3. Mô hình rủi ro kiểm toán 5
2. Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC 10
2.1. Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn 10
2.2. Đánh giá rủi ro tiềm tàng(IR) 13
2.3.Đánh giá rủi ro kiểm soát (CR) 16
2.4.Xác định rủi ro phát hiện 20
PHẦN II: NHẬN XÉT CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 22
1.Thực tế đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC 22
1.1. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện BCTC 22
1.2. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ 24
2. Những hạn chế trong đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện 27
3. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTCO 28
3.1. Hoàn thiện vấn đề đánh giá rủi ro kiểm soát 28
3.3. Hoàn thiện vấn đề đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ chi tiết cho từng cơ sở dẫn liệu 29
PHẦN KẾT 31
T ÀI LI ỆU THAM KH ẢO



Kiểm toán đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay dịch vụ kiểm toán BCTC vẫn là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Thực hiện đánh giá rủi ro hiệu quả từ đó xác định một kế hoạch kiểm toán hợp lý là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên trên thực tế công việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện do đây là một công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cũng như phán đoán của KTV. Chính vì vậy việc tìm hiểu và hoàn thiện đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC là một vấn đề cần được quan tâm . Do vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính” cho đề án môn học của mình nhằm góp phần giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC. Đề án được nghiên cứu trên cơ sở những kiến thức đã học và tham khảo thêm các tài liệu của các công ty kiểm toán, các tài liệu tự sưu tầm cộng với việc phân tích tổng hợp đánh giá, trên cơ sở đó đề ra những giả pháp nhằm hoàn thiện đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC. Nội dung của đề án gồm hai phần:
Phần 1: Lý luận về rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
Phần 2: Nhận xét chung về thực trạng đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam

PHẦN I
LÍ LUẬN VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN VÀ QUY TRÌNH
ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Bản chất của rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
Khái niệm về rủi ro kiểm toán
Trong kiểm toán nói chung và kiểm toán tài chính nói riêng, rủi ro kiểm toán là khái niệm quen thuộc gắn liền với trách nhiệm của kiểm toán viên. Vì vậy, việc hiểu rõ và quản lý tốt rủi ro kiểm toán là yếu tố quyết định trong việc hạn chế rủi ro kinh doanh của các công ty kiểm toán.
Để hiểu được khái niện rủi ro kiểm toán trước hết ta cần hiểu chung về khái niệm rủi ro.Theo từ điển tiếng việt, “ Rủi ro là tính từ để chỉ việc không may xảy ra” hay “rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến”. Như vậy rủi ro là điều không mong muốn. Trong các lĩnh vực khác nhau thì rủi ro lại có những đặc trưng riêng. Trong lĩnh vực kiểm toán rủi ro kiểm toán đã được định nghĩa trong các văn bản hướng dẫn kiểm toán và chuẩn mực kiểm toán như sau
Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 25(IAG25) “Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà kiểm toán viên có thể mắc phải khi đưa ra nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai phạm trọng yếu. Ví dụ, KTV có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ về một BCTC mà không biết rằng các báo cáo này có những sai phạm trọng yếu”
Cụ thể hơn, theo chuẩn mực kiểm toán việt nam số 400 định nghĩa về rủi ro kiểm toán: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn nhiều sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện”
Như vậy các hội nghề nghiệp về kế toán kiển toán đều có chung một nhận định về rủi ro kiểm toán. Rủi ro kiểmtoán được hiểu là khả năng mà KTV đưa ra ý kiến không chính xác về đối tượng được kiểm toán. Chẳng hạn KTV đưa ra ý kiến rằng BCTC của đơn vị được kiểm toán đã trình bày trung thực hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu,tuy nhiên trên thực tế các báo cáo đã được kiểm toán này vẫn tồn tại các sai phạm trọng yếu mà KTV không phát hiện ra trong quá trình kiểm toán. Loại rủi ro như vậy luôn luôn có thể tồn tại ngay cả khi cuộc kiểm toán được lập kế hoạch chu đáo và thực hiện một cách thận trọng. Rủi ro này sẽ tăng lên nếu việc lập kế hoạch kiểm toán không tốt và thực hiện thiếu thận trọng.
Trong mỗi cuộc kiểm toán, rủi ro kiểm toán được xem xét trong quan hệ với kế hoạch kiểm toán, lấy mẫu kiểm toán và lựa chọn phép thử nên rủi ro kiểm toán được hiểu là khả năng sai sót và việc đánh giá rủi ro tiến hành qua ước tính theo tỷ lệ từ 0% đến 100% hay sử dụng các định tính: cao, trung bình, thấp.
Rủi ro kiểm toán xuất phát từ các sai lệch tiềm ẩn trong BCTC đã vượt qua HTKSNB của đơn vị và không bị các thử nghiệm cơ bảncủa kiểm toán viên phát hiện. Trong thực tiễn thì rủi ro kiểm toán thường xảy ra do giới hạn về quản lý, về kiểm toán mà trực tiếp là chi phí kiểm toán và có quan hệ với lượng bằng chứng kiểm toán thu được. Rủi ro kiểm toán tỉ lệ nghịch với lượng bằng chứng kiểm toán thu được. Tuy nhiên ngay cả khi đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thì rủi ro kiểm toán vẫn tồn tại.
1.2. Các loạn rủi ro kiểm toán
1.2.1. Rủi ro tiềm tàng
Kiểm toán viên phải xem xét rủi ro tiềm tàng (IR). Theo từ điển Thuật ngữ Kiểm toán – Kế toán Anh Việt: “ Rủi ro tiềm tàng là khả năng báo cáo tài chính của doanh nghiệp chứa đựng các sai phạm trọng yếu trước khi xem xét đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Các sai phạm này có thể được xem xét khi đứng một mình hay được tập hợp với các sai phạm khác trong các khoản cân đối trong tài liệu khác có liên quan”.
Theo nguyên tắc kiểm toán Quốc tế Số 25 – “ Trọng yếu và rủi ro”, Mục 13 quy định: “ Rủi ro tiềm tàng là những yếu điểm của số dư tài khoản hay của một loại nghiệp vụ đối với những sai sót có thể là nghiêm trọng, những sai sót này có thể là đơn lẻ hay có thể kết hợp với sai sót ở các số dư, các nghiệp vụ khác ( ở đây giả định rằng không có các quy chế kiểm soát nội bộ có liên quan). Rủi ro tiềm tàng nằm trong chức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh cũng như nằm trong bản chất của các số dư tài khoản hay các loại nghiệp vụ.”
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 – “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, Mục 04 quy định: “ Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hay tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ”.
Như vậy, rủi ro tiềm tàng là khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trong BCTC bắt nguồn từ đặc tính của loại hình kinh doanh và năng lực nhân viên của khách thể kiểm toán trước khi xem xét đến tính hữu hiệu của HTKSNB. KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát được rủi ro tiềm tàng, họ chỉ có thể đánh giá chúng.
1.2.2. Rủi ro kiểm soát (CR)
Rủi ro kiểm soát là khả năng mà hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng kiểm toán không phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu hay gian lận. Nguyên tắc kiểm toán Quốc tế số 25, Mục 14 quy định: “ Rủi ro kiểm soát là rủi ro do xác định sai, có thể xảy ra với một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ và có thể là sai sót nghiêm trọng. Những sai sót này xảy ra đơn lẻ hay có thể kết hợp với các sai sót của các số dư, các nghiệp vụ khác mà HTKSNB đã không ngăn chặn hay không phát hiện kịp thời. Rủi ro kiểm soát sẽ luôn xuất hiện và khó tránh khỏi vì những hạn chế có tính bản chất của bất cứ HTKSNB nào”.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 – “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, Mục 05 quy định: “ Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hay tính gộp mà HTKSNB và hệ thống kế toán không ngăn ngừa hết hay không phát hiện và sửa chữa kịp thời”.
Như vậy, rủi ro kiểm soát là khả năng HTKSNB của đơn vị kiểm toán không phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu. Cũng giống như rủi ro tiềm tàng, KTV không tạo ra rủi ro kiểm soát và cũng không kiểm soát chúng. KTV chỉ có thể đánh giá HTKSNB của đơn vị được kiểm toán và từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm soát dự kiến..


ai06hYF8TEHT7p0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status