Đề án Trình tự kiểm toán đối với kiểm toán ngân sách nhà nước - pdf 14

Download miễn phí Đề án Trình tự kiểm toán đối với kiểm toán ngân sách nhà nước



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
A.Tổng quan về kiểm toán Nhà nước và Ngân sách Nhà nước 2
1. Ngân sách Nhà nước 2
2. Kiểm toán Nhà nước 3
3. Trình tự của một cuộc kiểm toán nói chung 5
B. Trình tự kiểm toán Ngân sách Nhà nước 5
I. Lập kế hoạch kiểm toán 5
1.Khảo sát và thu thập thông tin cơ sở, hệ thống kiểm soát nội bộ 5
2. Lập kế hoạch kiểm toán 6
2.1. Mục đích yêu cầu kiểm toán 6
2.2. Nội dung kiểm toán 7
2.3. Phạm vi kiểm toán 7
2.4.Phương pháp kiểm toán 7
2.5. Thời gian kiểm toán 7
2.6. Bố trí nhân sự 7
2.7. Phê chuẩn kế hoạch kiểm toán và ra quyết định kiểm toán 8
3. Chuẩn bị điều kiện vật chất cho đoàn kiểm toán. 8
II. Thực hiện kiểm toán 8
1 kiểm toán thu Ngân sách Nhà nước 8
1.1 Kiểm toán tại cơ quan tài chính 9
1.2.Kiểm toán tại kho bạc Nhà nước. 10
1.3. Kiểm toán tại cơ quan thuế Nhà nước. 11
1.4. Kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước. 13
2. Kiểm toán chi Ngân sách Nhà nước 14
2.1. Kiểm toán thực hiện dự toán chi Ngân sách Nhà nước. 15
2.2.Kiểm tra tính đúng đắn và hợp pháp của số liệu báo cáo quyết toán. 16
2.3. Kiểm toán sự tuân thủ chế độ chính sách Nhà nước trong quản lý chi Ngân sách Nhà nước. 20
3. Kiểm toán tại các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước. 21
3.1. Kiểm toán nhóm tài sản bằng tiền. 21
3.2.Kiểm toán nhóm tài khoản nguyên vật liệu, vật tư hàng hoá 22
3.3.Kiểm toán tài sản cố định 24
3.4. Kiểm toán tài khoản xây dựng cơ bản dở dang 25
3.5.Kiểm toán tài khoản nguồn vốn xây dựng cơ bản. 26
3.6.Kiểm toán các khoản phải thu, tạm ứng, các khoản nợ phải trả. 27
3.7 Kiểm toán hoạt động chi dự án 28
3.8. Kiểm toán nguồn kinh phí hoạt động và nguồn kinh phí dự án: 29
3.9. Kiểm toán thu sự nghiệp 30
III. Kết thúc kiểm toán : 31
1. Nội dung của báo cáo kiểm toán Ngân sách Nhà nước 31
2.Trình tự thông qua và công bố báo cáo kiểm toán: 33
3. Phát hành báo cáo kiểm toán 33
4. Lưu trữ hồ sơ và tài liệu kiểm toán 33
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thực hiện tỷlệ điều tiết được quy định, xác định chính xác số thu từng cấp Ngân sách.
b)Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán.
Kiểm tra việc hạch toán các khoản thu và điều tiết giữa các cấp Ngân sách theo mục lục Ngân sách Nhà nước. Xem xét việc mở sổ theo dõi và sử dụng hệ thống tài khoản kế toán kho bạc theo quy định hiện hành. Xem xét hệ thống mẫu biểu báo cáo và cơ cấu tổ chức của bộ phận kế toán để đánh gía việc quản lý và luân chuyển chứng từ của kho bạc Nhà nước. Kiểm tra nội dung tài khoản kế toán phản ánh thu Ngân sách Nhà nước và số thu điều tiết cho mỗi cấp Ngân sách qua các tài khoản “thu Ngân sách trung ương”... Kiểm tra các tài khoản điều tiết thu Ngân sách năm nay, năm trước, năm sau... Kiểm tra bảng kê chứng từ thu, bảng kê điều tiết thu Ngân sách cho mỗi cấp Ngân sách, sổ chi tiết thu Ngân sách Nhà nước. đánh giá tính trung thực hợp pháp của số liệu thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn và việc chấp hành tỷ lệ điều tiết giữa các cấp Ngân sách. Đối chiếu số liệu giữa báo cáo quyết toán Ngân sách do kho bạc lập và báo cáo quyết toán do cơ quan tài chính lập. Số liệu quyết toán phải khớp đúng về tổng số và các nội dung thu theo mục lục Ngân sách Nhà nước.
c) Các rủi ro kiểm toán.
Hạch toán sai nguồn thu giữa các cấp Ngân sách. Thực hiện sai tỷ lệ điều tiết giữa các cấp Ngân sách. Hạch toán sai mục lục Ngân sách. Số liệu báo cáo quyết toán do kho bạc Nhà nước lập không khớp đúng với số liệu báo cáo quyết toán do cơ quan tài chính lập.
Từ kết quả thu được, kiểm toán viên đưa ra ý kiến và kiến nghị về tính đúng đắn hợp pháp của số liệu báo cáo nhập quỹ Ngân sách tại kho bạc Nhà nước, về việc thực hiện tỷ lệ điều tiết, về công tác hạch toán và lập báo cáo quyết toán Ngân sách do kho bạc Nhà nước lập và báo cáo quyết toán do cơ quan tài chính lập.
1.3. Kiểm toán tại cơ quan thuế Nhà nước.
a)Nội dung kiểm toán.
Xem xét chi tiết dự toán thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho cơ quan thuế. Trình tự xây dựng từ đơn vị cơ sở đến cơ quan tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan trong việc thực hiện dự toán, phân tích các chỉ tiêu thu không đạt, các chỉ tiêu vượt cao so với dự toán và một số chỉ tiêu thu trong dự toán không giao. đánh gía mức độ tăng giảm so với dự toán. chú ý đến yếu tố chủ quan và khách quan.
Công tác quản lý thu nộp Ngân sách theo từng sắc thuế, phí lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách Nhà nước. Công tác lập sổ bộ quản lý các đối tượng nộp thuế trong và ngoài quốc doanh, thuế nông nghiệp, thuế nhà đất, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xem xét thủ tục giải quyết miễn giảm, hoàn thuế theo luật định. Xem xét hệ thống báo cáo thu do ngành thuế quản lý.
b)Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán.
Kiểm tra xem xét hệ thống báo cáo do cơ quan thuế lập gồm: báo cáo thu 12 tháng, báo cáo thu ngoài quốc doanh, báo cáo thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, báo cáo tồn đọng thuế, báo cáo thu phí, lệ phí..
Kiểm tra hệ thống sổ bộ thuế với từng khoản thu, so sánh, đối chiếu giữa số lên sổ bộ, số thực thu với số quyết toán, số tồn đọng, số miễn giảm, số hộ nghỉ bỏ kinh doanh. Xác định nguyên nhân chênh lệch nếu có.
Kiểm tra, đối chiếu số liệu với kho bạc Nhà nước để xác định số thực thu, của cơ quan thuế với số thực hiện nộp vào kho bạc, chênh lệch và nguyên nhân của nó.
Kiểm tra hồ sơ, thủ tục miễn giảm, xử phạt, hoàn thuế, ghi thu, ghi chi, các quyết định liên quan của cơ quan có thẩm quyền, xác định sự phù hợp so với luật định.
Kiểm tra chọn mẫu một số biên lai, chứng từ thu để xem xét việc sử dụng biên lai phát hiện xâm tiêu, chiếm dụng tiền thuế, việc hành tự biên lai, giấy nộp tiền.
c) Các rủi ro kiểm toán.
Lập dự toán thu Ngân sách Nhà nước không sát thực tế. Công tác lập sổ bộ không đầy đủ so với thực tế để ngoài bộ, thu dưới dạng phí trái quy định. Chiếm dụng, xâm tiêu tiền thuế đối với những khoản thu trực tiếp bằng tiền mặt. Hồ sơ miễn, giảm, xử phạt và hoàn thuế sai đối tượng, trái quy định, vượt thẩm quyền.
Các văn bản của các cấp chính quyền, cơ quan thuế liên quan đến việc thu nộp Ngân sách trái với quy định quản lý thu nộp Ngân sách. Không thực hiện quyết toán thuế đầy đủ, bỏ sót nguồn thu, che giấu nguồn thu.
Kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét và kiến nghị về việc thực hiện dự toán của ngành thuế, công tác quản lý thu nộp và chấp hành các quy định của Pháp luật đối với cơ quan thuế.
1.4. Kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước.
a) Nội dung kiểm toán:
Kiểm toán nộp Ngân sách Nhà nước tại các đối tượng có nghĩa vụ thu nộp Ngân sách chủ yếu là đối chiếu kiểm tra số liệu của cơ quan thuế với báo cáo quyết toán thuế tại đơn vị đánh giá. Việc chấp hành các luật thuế, chế độ Nhà nước trong thực hiện nghĩa vụ thu nộp Ngân sách Nhà nước. Đánh giá nợ đọng thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, khả năng thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Thông qua đối tượng này đánh giá công tác quản lý xây dựng và bồi dưỡng nguồn thu của cơ quan thuế.
b) Phương pháp thu thập bằng chứng.
Kiểm tra, xem xét báo cáo quyết toán thuế, báo cáo quyết toán tài chính cảu các đối tượng nộp thuế, đối chiếu với biên bản quyết toán của cơ quan thuế.
Đối chiếu số liệu giữa quyết toán thuế của đối tượng nộp thuế với báo cáo của cơ quan thuế về các chỉ tiêu như: số phải nộp, số đã nộp, số còn phải nộp, số tồn đọng, số đọng nghiệp vụ. Xác định nguyên nhân chênh lệch nếu có. đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước của các đối tượng nộp thuế, công tác quản lý của cơ quan thuế.
Kiểm tra việc chấp hành các luật thuế, chế độ thu nộp Ngân sách Nhà nước, pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ hạch toán kế toán của các đối tượng nộp thuế.
Thu thập các số liệu thống kê như: số liệu về nhà đất, diện tích đất, sản lượng thóc, số hộ kinh doanh... để có cơ sở đánh giá thất thu Ngân sách về diện không tương ứng với từng sắc thuế.
Điều tra thu thập các số liệu về giá cả, doanh số , diện hộ để có bằng chứng về công tác quản lý thuế khoán, thất thu Ngân sách về doanh số dịch vụ thuế công thương nghiệp ngoại quốc doanh.
Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước của một số doanh nghiệp có số thu nộp Ngân sách lớn theo quyết định của Tổng kiểm toán Nhà nước để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ thu nộp Ngân sách Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan thuế, công tác chỉ đạo thu nộp của các cấp chính quyền. Khi thực hiện kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước tại doanh nghiệp, kiểm toán viên áp dụng quy trình kiểm toán doanh nghiệp do kiểm toán Nhà nước ban hành về những nội dung kiểm toán liên quan.
c) Các rủi ro kiểm toán.
Số hộ quản lý ít hơn số hộ thực tế các loại thuế như: thuế nhà đất, thuế sử dụng đất...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status