Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
Phần I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1
I- Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1
1. Khái niệm về chi phí sản xuất 1
2. Phân loại chi phí sản xuất 1
2.1. Phân theo yếu tố chi phí 1
2.2. Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 2
2.3. Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành 2
2.4. Phân theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí 2
II- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 3
III- Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 3
1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên 3
1.1. Kế toán tập hợp và phân bổ nguyên vật liệu trực tiếp 3
1.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 4
1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 5
2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 5
3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 6
IV- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 6
1. Đánh giá SPLD theo chi phí NVLTT hay chi phí NVLC 6
2. Đánh giá SPLD cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 7
3. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí định mức hay kế hoạch 7
V- Giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm. 8
1. Khái niệm về giá thành sản phẩm. 8
2. Phân loại giá thành sản phẩm 8
2.1. Phân theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành 8
2.2. Phân theo phạm vi phát sinh chi phí 8
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9
4. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 9
4.1. Đối tượng tính giá thành 9
4.2. Kỳ tính giá thành 9
5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 9
5.1. Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn) 9
5.2. Phương pháp tính giá thành phân bước 10
a. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành NTP 10
b. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP 10
5.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 10
5.4. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 11
5.5. Phương pháp tỷ lệ 11
5.6. Phương pháp hệ số 12
5.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức 12
 
Phần II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội 13
I- Đặc điểm tình hình chung của Nhà máy đóng tàu Hà Nội. 13
1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy 13
2. Nhiệm vụ của Nhà máy 13
3. Đặc điểm quy trình công nghệ 14
4. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của Nhà máy 15
5. Tổ chức bộ máy kế toán 16
6. Đặc điểm công tác kế toán của nhà máy 17
II- Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội. 18
1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 18
2. Đặc điểm của chi phí sản xuất tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội 18
2.1. Chi phí NVLTT 18
2.2. Chi phí NCTT 18
2.3. Chi phí sản xuất chung 18
2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 18
3. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 19
3.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT 19
3.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NCTT 20
3.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 23
3.4. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp 26
3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 28
4. Đánh giá sản phẩm làm dở 29
5. Tình hình thực hiện kế toán tính giá thành tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội 29
5.1. Đối tượng tính giá thành 29
5.2. Kỳ tính giá thành 29
5.3. Phương pháp tính giá thành 29
Phần III: Đánh giá chung và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đóng tàu Hà nội 31
I- Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đóng tàu Hà Nội 31
1. Những ưu điểm 31
2. Những tồn tại 31
II- Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội 32
1. Ý kiến thứ nhất: Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTTSX 32
2. Ý kiến thứ hai: Về việc hạch toán vào TK 334 - Phải trả CBCNV 33
3. Ý kiến thứ ba: Về phương pháp phân bổ công cụ- công cụ tại nhà máy 34
4. Ý kiến thứ tư: Về việc hạch toán TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp 35
5. Ý kiến thứ năm: Về việc áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán tại nhà máy 36
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

à TSCĐ
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ
Kế toán thanh toán
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán kiêm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Hình 3
- Trưởng phòng: Phụ trách chung và tham mưu giúp giám đốc kí kết các hợp đồng kinh tế, phụ trách kế hoạch tài chính của toàn nhà máy.
- Một phó phòng làm nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, đồng thời làm nhiệm vụ phụ trách chung thay trưởng phòng khi trưởng phòng nghỉ hay đi công tác.
- Một phó phòng phụ trách về các khoản nợ của khách hàng và đi cùng giám đốc khi kí kết hợp đồng.
- Kế toán tổng hợp phụ trách việc đưa các số liệu ở các sổ chi tiết, bảng kê, nhật ký chứng từ vào sổ cái, lập các báo cáo tài chính.
- Kế toán tiền lương, BHXH và TSCĐ có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, trích khấu hao theo từng tháng; tổng hợp lương và BHXH để đưa vào các tài khoản liên quan.
- Kế toán thanh toán có nhiệm vụ nhập chứng từ hàng ngày, đồng thời viết phiếu thu, chi tiền mặt; theo dõi các khoản thu, chi trong toàn nhà máy; vào sổ chi tiết, cuối tháng tổng hợp vào nhật ký chứng từ, bảng kê cân đối, đối chiếu với tài khoản để kịp thời phát hiện sai sót, nhầm lẫn có thể xảy ra để kịp thời xử lý.
- Kế toán nguyên vật liệu - công cụ công cụ có nhiệm vụ viết phiếu nhập - xuất NVL - CCDC, theo dõi các thẻ kho của các kho, đối chiếu với các nhật ký chứng từ mà kế toán thanh toán lập, tập hợp các chứng từ nhập - xuất vật liệu để ghi vào bảng kê số 3 sau đó vào bảng phân bổ nguyên vật liệu.
- Thủ quỹ có nhiệm vụ giữ quỹ, trực tiếp thu, chi tiền mặt, ngân phiếu.
6. Đặc điểm công tác kế toán của nhà máy
- Nhà máy đóng tàu Hà Nội áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
- Nhà máy thực hiện phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nhà máy tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Kỳ kế toán tính theo năm dương lịch.
II- Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội.
1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất và tổ chức sản xuất, Nhà máy đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng, mang tính đơn chiếc.
2. Đặc điểm của chi phí sản xuất tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội
Chi phí sản xuất tại Nhà máy gồm nhiều loại. Do đặc thù của Nhà máy là sản xuất các loại sản phẩm vận tải thủy, theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài nên chi phí sản xuất tại Nhà máy được chia thành 4 khoản mục như sau:
2.1. Chi phí NVLTT
Chi phí NVLTT thường chiếm 70% trong tổng giá thành sản phẩm, gồm các loại sau:
- Chi phí NVL chính: như tôn, sắt, thép các loại. Đây là vật liệu chủ yếu để cấu thành nên sản phẩm tại Nhà máy.
- Chi phí vật liệu phụ: như que hàn, sơn các loại… Những loại vật liệu này giúp cho việc hoàn thiện sản phẩm.
- Bán thành phẩm mua ngoài: như máy thủy, máy làm lạnh các loại…
- Chi phí vật liệu khác: như gỗ, dây…
2.2. Chi phí NCTT
Tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội, chi phí NCTT bao gồm lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản chi khác ngoài lương.
2.3. Chi phí sản xuất chung
- Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm các khoản chi về tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, quản đốc phân xưởng và các nhân viên quản lý phân xưởng khác; các khoản chi khác ngoài lương.
- Chi phí vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng.
- Chi phí công cụ - dụng cụ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí về điện, nước ….
- Chi phí khấu hao TSCĐ: khấu hao máy móc sản xuất, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý phân xưởng.
- Chi phí khác bằng tiền.
2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí nhân viên quản lý: gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, các khoản chi khác ngoài lương.
- Chi phí vật liệu dùng cho quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí đồ dùng văn phòng.
- Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp.
- Thuế, phí và lệ phí.
- Chi phí dich vụ mua ngoài.
- Chi lãi tiền vay ngân hàng.
3. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất
3.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT
* TK sử dụng: Kế toán sử dụng TK 621- Chi phí NVLTT để hạch toán và TK liên quan như TK 152.
* Trình tự hạch toán chi phí NVLTT
Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT
TK 152 TK 621
Trị giá NVL chính, phụ…
(1.030.050.000)
Đối với chi phí NVLTT, phòng kế toán kết hợp với phòng kế hoạch để xây dựng định mức chi phí NVLTT đối với từng sản phẩm. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và bảng tính định mức chi phí NVLTT thì bộ phận sản xuất tính nhu cầu cho từng loại vật tư rồi viết phiếu yêu cầu vật tư. Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào số lượng tồn kho và phiếu yêu cầu vật tư để viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu (biểu số 01 trang 5 PL).
Hiện tại, Nhà máy đang áp dụng phương pháp tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp giá hạch toán. Theo phương pháp này, toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (là giá kế hoạch hay một loại giá ổn định). Cuối kỳ, kế toán sẽ điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức sau:
Giá thực tế vật liệu xuất dùng (hay tồn cuối kỳ)
=
Giá hạch toán vật liệu xuất dùng (hay tồn cuối kỳ)
´
Hệ số chênh lệch
Hệ số chênh lệch
=
Giá thực tế VL tồn đầu kỳ + giá thực tế VL nhập trong kỳ Giá hạch toán VL tồn đầu kỳ + giá hạch toán VL nhập trong kỳ
Hệ số chênh lệch sẽ được tính tại bảng kê số 3 (biểu số 02 trang 6 PL). Trong bảng kê số 3, kế toán sẽ căn cứ vào số lượng tồn đầu kỳ, số lượng nhập trong kỳ và mức giá đã ấn định từ đầu năm đối với mỗi loại vật liệu để tính ra cột giá hạch toán. Còn ở cột giá thực tế thì kế toán lấy giá thực tế tồn cuối kỳ của kỳ trước để vào số dư đầu tháng; nhặt từ các NKCT có liên quan sang rồi cộng lại để vào số phát sinh trong tháng. Sau đó lấy tổng số dư đầu tháng và phát sinh trong tháng ở cột giá thực tế chia cho tổng số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng ở cột giá hạch toán thì ta sẽ được hệ số chênh lệch (H).
Ví dụ: Trích bảng kê số 3 tháng 12/2001 (biểu số 02 trang 6 phần phụ lục)
H
=
1.988.914.831
2.027.436.199
=
0,981
Vì ở tất cả các phiếu xuất kho đều ghi rất rõ là xuất cho phân xưởng nào, dùng để sản xuất sản phẩm nào, sử dụng vào mục đích gì. Vì vậy, ta chỉ cần tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho vật liệu trong tháng để lên bảng phân bổ vật liệu, CCDC (biểu số 03 trang 7 PL) theo giá hạch toán. Kế toán lấy giá hạch toán nhân với hệ số chênh lệch đã tính ở bảng kê số 3 thì sẽ tính ra cột giá thực tế vật liệu xuất dùng ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status