Chiến lược và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam - pdf 15

Download miễn phí Khóa luận Chiến lược và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 4
Chương I: Du lịch và Những vấn đề cơ bản của du lịch 6
I. Một số khái niệm cơ bản của du lịch 6
1. Lịch sử của du lịch 6
2. Bản Chất Của Du Lịch 9
2.1 Xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch 9
2.2 Xét từ góc độ chính sách phát triển du lịch quốc gia 10
2.3 Xét từ góc độ sản phẩm du lịch 10
2.4 Xét từ góc độ tìm kiếm thị trường: 11
2.5 Xét từ tỷ lệ khách du lịch 12
3. Một số khái niệm cơ bản của du lịch 12
4. Những loại hình doanh nghiệp du lịch cơ bản 15
II. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, xu thế phát triển
du lịch toàn cầu và khu vực 16
1. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân 16
2. Tình hình phát triển du lịch trên thế giới 21
2.1 Tổng quan hoạt động du lịch thế giới theo vùng 23
2.2 Du lịch thế giới nhanh chóng ổn định và hồi phục 25
2.3 Triển vọng du lịch 28
III. Xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế và du lịch thế giới 30
1. Sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ 31
2. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới 31
3. Quan hệ kinh tế quốc tế chuyển từ lưỡng cực sang đa cực 31
4. Xu hướng phát triển dịch vụ du lịch 31
Chương II: Thực trạng hoạt động của Du Lịch quốc tế ở Việt Nam
từ năm 1990 đến nay 33
I. Khái quát quá trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam 33
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam 33
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ngành du lịch Việt Nam 35
II. Thực trạng kinh doanh du lịch quốc tế ở Việt Nam hiện nay
và những vấn đề còn hạn chế 37
1. Bối cảnh và tình hình quốc tế ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch
quốc tế Việt Nam 37
1.1 Bối cảnh và tình hình quốc tế 37
1.2 Kết quả của hoạt động kinh tế đối ngoaị và tình hình trong nước 38
2. Những kết quả đạt được của hoạt động du lịch quốc tế 39
2.1 Nhịp độ tăng trưởng khách du lịch hàng năm 39
 
2.2 Doanh thu du lịch 43
2.3 Đào tạo nguồn nhân lực 44
2.3 Cơ sở vật chất của ngành 45
2.4 Công tác Quy hoạch du lịch 47
3. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế Việt Nam 48
3.1 Các vấn đề của ngành 48
3.2 Thủ tục làm Visa du lịch còn nhiều bất cập 49
3.3 Công tác Marketing chưa được triển khai toàn diện 50
3.4 Còn nhiều cản trở trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các công ty
du lịch 51
3.5 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển 52
3.6 Còn thiếu cán bộ và nhà quản lý có kỹ năng 54
3.7 Một số vấn đề liên ngành 54
Chương III: Chiến Lược Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch ở Việt Nam
giai đoạn 2001 - 2010. 56
I. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam
và quan điểm phát triển 56
1. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam 57
1.1 Nguồn lực nhân văn 57
1.2 Nguồn lực thiên nhiên 59
1.3 Dân cư và lao động 61
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng 62
1.5 Đường lối chính sách phát triển du lịch của Chính phủ 64
1.6 Nguồn lực bên ngoài 65
1.7 Thị trường Nhật Bản, ASEAN và một số thị trường truyền thống khác 65
2. Quan điểm phát triển 67
2.1 Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung
văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao 67
2.2 Phát triển du lịch nhanh và bền vững thành một ngành kinh tế mũi nhọn 68
2.3 Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đảm bảo hiệu quả cao về chính trị
và kinh tế xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá 68
2.4 Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng an ninh,
trật tự, an toàn xã hội 69
II. Mục Tiêu và chiến lược phát triển 69
1. Mục tiêu tổng quát 69
2. Mục tiêu cụ thể 70
2.1 Tăng cường thu hút khách du lịch 70
2.2 Nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch 70
2.3 Xây dựng, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 70
3. Chiến lược phát triển và một số lĩnh vực chủ yếu của ngành 71
3.1 Về thị trường và xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch 71
 
3.2 Về sản phẩm du lịch 71
3.3 Về đầu tư phát triển du lịch 71
3.4 Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng
khoa học công nghệ 73
3.5 Về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường 73
3.6 Về hợp tác quốc tế 73
4. Định hướng phát triển các vùng du lịch 74
4.1 Vùng du lịch Bắc Bộ 74
4.2 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 75
4.3 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam bộ 75
III. Giải Pháp và tổ chức thực hiện 77
1. Giải pháp thực hiện 77
1.1. Đổi mới kiện toàn về tổ chức và cơ chế quản lý 77
1.2 Giải pháp về cơ chế chính sách 78
1.3 Về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 79
1.4 Về xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch 80
1.5 Về đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực du lịch 81
1.6 Về tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế 81
2. Tổ chức thực hiện 82
2.1 Công tác phối kết hợp với các Bộ ngành kiên quan: 82
2.2 Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương 83
2.3 Các doanh nghiệp: 83
2.4 Các hội, Câu lạc bộ và Hiệp hội 84
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h du lịch nội địa năm 2002). Ngoài ra, nhu cầu của người Việt Nam đi ra nước ngoài nhất là Thái Lan, Trung Quốc, Singapore ngày một tăng mạnh, gấp 4 - 5 lần năm 1999.
Năm 2002 đã có sự thành công của Festival Huế, chương trình du lịch mạo hiểm Raid Gauloises cùng với kết quả mỗi tuần Hạ Long đón đều đặn hàng ngàn lượt khách đến bằng tàu biển. Năm 2002 là năm đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ và thành công của sự nghiệp phát triển du lịch. Sự tăng trưởng của du lịch được xếp là một trong 10 sự kiện nổi bật của đất nước trong năm 2002.
2.1.1 Cơ cấu khách theo phương tiện đi lại
Trong năm 2002, Du lịch nước ta tiếp tục đà tăng trưởng ở mức cao: đạt trên 2,6 triệu lượt người, tăng 11,5% so với năm trước. Trong đó, số khách đi bằng đường hàng không là 1.540.108 lượt người, chiếm 58,3% tổng số khách đến, tăng 17%; bằng đường biển là 309.080 lượt người, chiếm 11,8% tổng số khách đến, tăng 7,9%; bằng đường bộ là 778.800 lượt người, chiếm 29,9% tổng số khách đến, tăng 3,6% so với năm 2001.
Xem bảng dưới đây ta có thể thấy mức tăng của nhu cầu sử dụng các phương tiện vận chuyển:
Bảng 6: Khách chia theo phương tiện đến, năm 2001, 2002
Năm 2001
Năm 2002
2002 so với 2001 (%)
Đi bằng đường hàng không
1.294.465
1.540.108
119,0
Đi bằng đường biển
284.612
309.080
108,6
Đi bằng đường bộ
750.973
778.800
103,7
Bảng 7: Khách chia theo phương tiện đến, quý I, 2003
Quý I, 2003
Quý I, 2003 so với quý I 2002 (%)
Tổng số
712.500
115,5
Đi bằng đường hàng không
445.000
118,9
Đi bằng đường biển
67.500
98,2
Đi bằng đường bộ
190.000
101,1
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Lượng khách đi bằng đường không là chủ yếu, chỉ tính riêng Quý I năm 2003, số khách đi bằng đường hàng không đã lên tới 445.000 lượt so với năm 2002 là 1.540.108 lượt khách. Nhưng đi bằng đường biển và đường bộ mới chỉ đạt 67.500 và 190.000 lượt khách.
2.1.2 Cơ cấu khách theo quốc tịch
Những thị trường du lịch quốc tế hàng đầu của Việt Nam trong từ năm 1993 -1999 là: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Nhật, Mỹ, Pháp, Anh. Đến năm 2001 và 2002, Trung Quốc vẫn là nước có số khách du lịch tới Việt Nam dẫn đầu (672.846
lượt khách năm 2001; 724.385 năm 2002, chiếm 27,7%); Tổng số khách của các nước ASEAN đứng thứ 2 (năm 2001 đạt 240.883 lượt khách; năm 2002 đạt 269.448 lượt khách), Mỹ (năm 2001: đạt 230.470 lượt khách; năm 2002 đạt: 259.967 lượt khách); Đài Loan (năm 2001 đạt: 200.061 lượt khách; năm 2002 đạt: 211.072 lượt khách)....
2.1.3 Cơ cấu khách theo mục đích đi lại
Nếu chia theo mục đích chính của chuyến đi thì khách du lịch thuần tuý chiếm tỷ trọng 56% (năm 2001 là 52,8%), trong đó, số người ở nước ngoài về thăm tổ quốc, thân nhân cũng cũng tăng nhanh. Du lịch công vụ chiếm 17% (năm 2001 là 13,6%), hay thông qua mục đích thương mại nhằm tìm kiếm thị trường...
Bảng 8: Cơ cấu khách theo mục đích đi lại
Chia theo mục đích chính
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
- Đi du lịch, nghỉ ngơi
1.138.200
1.225.465
1.460.546
- Đi công vụ
491.646
395.158
445.751
- Thăm thân nhân
399.962
390.229
430.994
- Các mục đích khác
181.572
319.502
290.697
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Doanh thu du lịch
ở Việt Nam, phát triển du lịch được xác định là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm qua, nhờ thực hiện đường lối và chính sách đổi mới, ngành du lịch đã đạt được những thành quả về nhiều mặt.
Lượng khách du lịch tăng mạnh, dẫn đến thu nhập từ du lịch được nâng cao. Nếu thu nhập xã hội từ du lịch năm 1990 là 650 tỷ đồng thì năm 1994 là 4.000 tỷ đồng, năm 1995 là 9.000 tỷ, và năm 1996 là 9.460 tỷ, trong đó riêng thu nhập từ du lịch quốc tế đạt 7.100 tỷ, tăng khoảng 35% so với năm trước. Nộp ngân sách từ 284 tỷ năm 1990, lên 600 tỷ năm 1994 và 747 tỷ năm 1996.
Năm 2000, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 1,2 tỷ USD vượt chỉ tiêu của Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch đề ra. Năm 2001, mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng
bởi sự kiện 11/9 tại Mỹ, nhưng Du lịch Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 2.330.050 lượt người tăng 9% so với năm 2000. Thu nhập xã hôi từ du lịch đạt 20.500 tỷ đồng (tương đương 1,36 tỷ USD).
Việc tăng nhanh dòng khách du lịch quốc tế đã góp phần thúc đẩy giao lưu văn hoá, làm cho nhân dân thế giới hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam, tranh thủ được thiện cảm và sự ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Du lịch nội địa phát triển không những góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân, tái sản xuất sức lao động xã hội mà còn tạo điều kiện để nhân dân tiép xúc với cảnh đẹp, với lịch sử văn hoá dân tộc, từ đó thêm yêu đất nước. Con số người Việt Nam đi du lịch nước ngoài tuy còn rất khiêm tốn, nhưng đó là một tín hiệu đáng mừng vì nó nói lên mức sống và nhu cầu giao lưu của nhân dân, cũng như điều kiện cần thiết để góp phần hội nhập quốc tế trong thời “mở cửa”.
2.3 Đào tạo nguồn nhân lực
Lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch tăng nhanh. Riêng trong năm 1996, ngành đã thu hút trên 2,6 vạn người lao động vào lam việc, đưa số người làm việc trong ngành du lịch của tất cả các thành phần kinh tế đạt xấp xỉ 60 vạn người. Đó là chưa kể nhiều việc làm gián tiếp mà ngành du lịch đã tạo ra cho xã hội.
Ngành đang tích cực triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng như xây dựng năng lực nghiên cứu khoa học cho ngành du lịch theo hướng đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, nghiệp vụ, kinh doanh, kỹ thuật, ngoại ngữ bằng nhiều hình thức: học tập tại chỗ, đào tạo trong nước và tranh thủ chọn cử cán bộ, nhân viên, học sinh đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Các trường hợp du lịch được củng cố nhằm gắn công tác đào tạo với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và lấu dài ở nước ta. Một nét mới trong công tác đào tạo của ngành là chú trọng giáo dục toàn dân về công tác du lịch để phát huy lòng hiếu khách của nhân dân, tạo môi trường cho du lịch phát triển.
Năm 1998 ngành đã đào tạo, bồi dưỡng nghề cho gần 3.000 người, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học cho hơn 700 cán bộ; tổ chức cho hơn 60 đoàn đi tham quan khảo sát, học tập ở nước ngoài; hợp tác với nước ngoài đào tạo trên 300 cán bộ về quản lý nhà nước, quản trị kinh doanh, nghiệp vụ du lịch và khách sạn; nhiều cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đã được các viện nghiên cứu và các trường đại học trong nước đào tạo. Số lượng cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trong ngành được đào tạo trên đại học cả các trung tâm đào tạo nghề có uy tín trên thế giới ngày càng tăng.
Đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định của ngành, trong giai đoạn 2002 – 2005, Du lịch Việt Nam kế hoạch đạt 3 - 3,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, thu nhập xã hội sẽ đạt gấp 2 lần năm 2000; giải quyết việc làm cho 220.000 lao động trực tiếp và 400.000 lao động gián tiếp. Thu nhập xã hội từ du lịch mỗi năm tăng khoảng 2000 - 2.500 tỷ đồng. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status