Ẩm thực Hà Nội và đề xuất về xây dựng - Tour Nếm - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae
I/PHẦN 1: VỊ TRÍ CỦA NGHỆ THUẬT ẨM THỰC TRONG VĂN HOÁ THỦ ĐÔ
1- Nghệ thuật ẩm thực :
Văn hoá ăn uống (ẩm thực) là một bộ phận của tổng thể văn hoá nhân loại, là một thực thể không thể tách rời của bật kỳ một nền văn hoá nào.
Có người nói : ăn uống là việc thường ngày. Từ khi lọt lòng mẹ, con người đã biết ăn, biết uống. Do vậy, vấn đề này không đáng để bàn tới. Lịch sử phát triển của nhân loại đã cho thấy đó là lịch sử phát triển từ việc săn bắt hái lượm từ thiên nhiên đến việc sáng tạo ra các món ăn để nuôi sống con người. Từ khi còn là những bầy người nguyên thuỷ, con người đã hơn động vật trong việc tìm kiếm cái ăn từ thiên nhiên là con người đã biết làm ra những công cụ phục vụ cho việc khai thác như đào các loại củ, đập nhân hạt, săn bắt……Nhân loại bước ra khỏi thời nguyên thuỷ có nhiều tiêu chí nhưng trong đó có 1 tiêu chí rất quan trọng đó là con người đã sáng tạo được 1 nền kinh tế nhằm đảm bảo cho mình có được cái ăn bằng nghề trồng trọ và chăn nuôi. Như vậy, có thể thấy ăn uống có giá trị như những hoạt động của con người để tồn tại và duy trì sự sống cũng là duy trì nòi giống.
Đó là ăn uống được hiểu theo nghĩa vật chất thông thường. Nhưng vấn đề ăn uống không chỉ dừng lại ở chỗ cốt ăn để sống, “kiếm ăn” là kinh tế thì ngược lại “cách ăn” lại là văn hoá. Trên thế giới có biết bao nhiêu cách ăn, cách uống; bao nhiêu món ăn, thức uống khác nhau và còn bao nhiêu cách tổ choc bữa ăn, ứng xử trong lúc ăn, lúc uống như ăn với ai, ăn với mục đích gì, vào lúc nào và ăn ở đâu, tổ chức như thế nào…
Nghệ thuật ăn uống phong phú không kém văn học, nghệ thuật, âm nhạc. Bởi vậy, con người từ lúc sinh ra đã “học ăn học nói”. Cũng như các lĩnh vực khác của văn hóa, văn hoá ăn uống khi đã đựơc trừu tượng, thăng hoa sẽ trở thành một thứ nghệ thuật đặc sắc, muôn màu muôn vẻ – nghệ thuật ẩm thực.
Người Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng phương Đông : Hoa và Ấn trên nền tảng cơ bản của cơ tầng văn hóa bản địa - văn hóa phương Đông Nam Á và gần đây của văn hoá phương Tây nên nghệ thuật ăn uống cũng như việc nấu nướng trên thực tế là sự hoà trộn, tác động qua lại giữa các nghệ thuật của những nền văn hoá nói trên. Tuy nhiên, do khả năng tiếp biến văn hoá nói chung và trong lĩnh vực ăn uống nói riêng của người Việt rất mạnh mẽ nên mới có trường hợp món ăn nhập ngoại được chế biến lại và không chỉ với bản mà không chỉ với bản thân mà cả người nước ngoài đều coi như là của Việt Nam.
Người Việt Nam lại sinh thành, lớn lên trên một vùng địa lý cụ thể nên nghệ thuật ăn uống là sản phẩm của miền nhiêt đới ẩm gió mùa. Ở đây, từ xưa con người đã luôn hướng tới việc trồng trọt, chủ yếu là lúa nước. Việc đánh cá cũng phát triển với hệ thống sông, hồ, ao và đường bờ biển dài. Nguyên liệu chính để chế biến cho một bữa ăn của người Việt vẫn là gạo - rau quả - thuỷ sản.
Có thể nói rằng cái ngon của bữa ăn Việt là tổng hợp cái ngon của đủ mọi yếu tố: con người nói rằng có thức ăn ngon mà không hợp thời tiếtn thì không ngon, hợp thời tiết mà không có chỗ ăn ngon thì không ngon, có chỗ ăn ngon mà không có bạn bè tâm giao thì ăn cũng không ngon, có bạn bè tâm giao mà không khí bữa ăn không vui vẻ thì ăn cũng không ngon nốt. Như vậy, ăn uống không chỉ mang ý nghĩa vật chất thông thường mà đã được trừu tượng hóa đạt tới sự tinh hoa sành điệu. Khi đó, việc ăn uống đã được nâng lên thành một nghệ thuật.
Nhà văn Bằng Sơn viết: “ăn uống hàm nhiều về ý nghĩa vật chất nhưng ngẫm kĩ có thể mang tính văn hoá cao độ, suy rộng ra cái ăn uống quả là hàm chứa yếu tố văn hóa cao vậy”.
2/ Ẩm thực trong văn hóa thủ đô:
Thủ đô Hà Nội bên cạnh chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật của cả nước đã sớm định hình và trở thành một trung tâm du lịch lớn. Du khách đến Hà Nội không chỉ đi thăm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ độ đáo mà còn muốn tìm hiểu về nền văn hóa đặc sắc, tìm hiểu những giá trị văn hoá của mảnh đất Kinh Kì ngàn năm văn hiến.
Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giữa vùng đồng bằng phù sa châu thổ Sông Hồng trù phú, Hà Nội là đất ngàn năm văn vật, có lịch sử và nền văn hoá lâu đời. Hà Nội được vua Lý Nam Đế chọn làm kinh đô từ năm 542. Đến năm 1010 Lý Công Uẩn với “Chiếu dời đô” đã chính thức đặt tên kinh đô là Thăng Long.
Trải qua gần 1000 năm lịch sử, người dân Hà Nội đã tạo dựng những tích lịch sử thiêng liêng, những di sản văn hoá to lớn của cả dân tộc Việt Nam.
“Chẳng thơm cũng thể hoa Lài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.”
Cốt cách thanh lịch của người Hà Nội không chỉ toát lên từ tư thế đứng, dáng đi,cách ứng xử, trong mỗi lời ăn tiếng nói mà còn được thể hiện ngay trong cách ăn của người Hà Nội, làm cho ẩm thực Hà Nội trở thành một giá trị văn hoá địch thực.
Trong văn hoá sinh hoạt của người Hà Nội, có những cái tưởng chừng như rất đỗi bình thường nhưng khi được trừu tượng hóa đã trở thành cái phi thường. Chuyện ăn uống của người Hà Nội cũng vậy. Ăn uống có mặt thường trực trong đời sống hàng ngày nhưng khi đã được trừu tượng hoá thì không còn là những bữa ăn đời thường mà đã trở thành một nghệ thuật, một giá trị văn hó mà thiếu nó sẽ khó có thể hình dung hết đựơc về diện mạo văn hoá của người Hà Nội. Ăn của người Hà Nội không phải chỉ để no mà còn để tìm thấy cái sang. Từ lâu, ẩm thực Hà Nội đã trở thành niềm tự hào của văn hoá thủ đô. Niềm tự hào này cũng có thể bắt gặp trong câu ví được lưu truyền trong dân gian từ bao đời nay : “Ăn Bắc, mặc Nam”.
Nói đến các món ăn Hà Nội, người ta thường liên tưởng ngay đến sự thanh cảnh, nhỏ nhẹ mà cũng rất cao sang. Chính cái thanh cảnh, nhỏ nhẹ đó đã làm cho các món ăn Hà Nội đều trở thành những món quà mà “mới chỉ nghĩ đến đã bâng khuâng cả dạ”. Các món quà ngon của Hà Nội đã “khiến ngòi bút của Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân từng phải rung lên như dây đàn” (Bằng Sơn). Chính người Việt Nam cũng hằng ao ước ít ra một lần trong đời được thưởng thức ẩm thực Hà Nội vậy thì người nước ngoài khao khát được tìm hiểu về các món ngon Hà Nội là điều dễ hiểu. Vì vậy, các món ăn Hà Nội ngày càng được chú trọng khai thác trong hoạt động du lịch của thủ đô.
Dường như ta gặp ở Hà Nội món ngon của cả trăm miền, nam bắc ngược xuôi. Miền núi có món cơm lam, thit thú rừng; đồng bằng Bắc Bộ có các món tương, xôi, chè, thịt gà luộc …, miền trung có cơm hến, cơm chay, bánh khoai; miền nam có canh cá dấm. Cả những món ăn nước ngoài mà cả khách trong nước muốn tìm hiểu hương vị xứ người như món xúp hải sản (bouillabaisse)…và dường như món nào được chế biến ổ đây cũng trở thành của Hà Nội, mang hương vị Hà Nội. Song trong phần này, chỉ xin nêu một vài món ăn truyền thống có cáI “căn cước” đích thực của Hà Nội, đất Hà Nội sản sinh ra.
- Phở:


c9KzzVm1Ow5H169
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status