Báo cáo Điện Quang – dòng chảy văn hóa - pdf 15

Download miễn phí Báo cáo Điện Quang – dòng chảy văn hóa



MỤC LỤC
 
A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 4
Chương 1. Khái quát về Điện Quang 4
1.1. Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên 4
1.2. Kinh tế, văn hóa - Xã hội 8
1.2.2. Văn hóa – Xã hội 11
1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển 16
Chương 2. Lễ hội, phong tục tập quán 18
2.1. Lễ hội 18
2.1.1. Lễ hội Thanh Minh 18
2.1.2. Lễ tế Kỳ Yên 33
2.1.3. Lễ tế Âm linh 37
2.1.4. Lễ tế cầu tằm 40
2.2. Phong tục tập quán 41
2.2.1. Phong tục hôn nhân 41
2.2.2. Tang ma 48
2.2.3. Một số phong tục tập quán khác 54
Chương 3. Một số làng nghề truyền thống 58
3.1. Nghề dệt 58
3.1.1. Nghề dệt vải ta 58
3.1.2. Nghề dệt Tussor 60
3.1.3. Nghề dệt hàng 61
3.2. Nghề làm đường 62
3.3. Nghề trồng dâu, nuôi tằm 65
3.4. Nghề nấu rượu 68
3.5. Nghề làm bánh tráng 70
C. KẾT LUẬN 73
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ều cần chú ý đó là những món ăn rất bình dân, đạm bạc, do nhân dân làm ra. Mì Quảng là món ăn vừa dễ chế biến nhưng mang một hương vị rất độc đáo, rất Quảng Nam, ngay từ cách đặt tên món ăn. Sợi mì do người dân trong xã làm, mọi nguyên liệu đậu phộng, rau (các loại), thịt gà ăn cùng bánh tráng nướng của đất Quảng. Một món ăn rất đơn giản nhưng đã tổng hợp được rất nhiều hương vị khác nhau kết hợp tạo nên một mùi vị rất đặc trưng của khẩu vị món ăn Quảng Nam. Món bê thui là món ăn hấp dẫn mang đặc trưng riêng của xã Điện Quang. Bê thui nóng ăn với một số loại rau sống. Du khách có thể thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi. Món này ăn lúc nóng (trên lò mới đưa xuống) sẽ có cảm giác rất ngon, ngọt, thơm...
Ngày hôm sau, người trưởng họ đứng ra cúng bái, đãi con cháu trong dòng họ. Việc tổ chức ăn uống trong dòng họ được tổ chức riêng ở nhà thờ mỗi dòng họ. Có họ làm lớn, từ 100 đến 1000 mâm (như các họ lớn: Lê, Phạm, Trần, Phan Đình, Phan Hữu,...)
Chiều tối kết thúc phần hội (khoảng 19 giờ, có hội thảo hoa đăng trên bến đò ông Dốc).
Lễ tổng kết bế mạc lễ hội Thanh Minh được tổ chức ngay chiều tối hôm đó.
Lễ hội Thanh Minh là một trong những lễ hội lớn của xã Điện Quang, một đặc sắc về văn hóa dân gian ở vùng này. Lễ hội diễn ra được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân địa phương, con em quê hương xa quê và sự lưu ý, quan tâm của Đảng, xã, chính quyền địa phương là điều kiện giữ gìn và phát triển lễ hội Thanh Minh này.
Theo ý kiến của chú Phan On – Chủ tịch Ủy ban mặt trận xã Điện Quang, lễ hội này là niềm vui, niềm tự hào của nhân dân xã Điện Quang. Hưởng ứng chủ trương khôi phục những lễ hội có giá trị văn hóa truyền thống, xã Điện Quang dần dần khôi phục lại lễ hội Thanh Minh này. Bên cạnh nhiều thuận lợi để cho việc khôi phục lễ hội truyền thống này, còn có một số vấn đề khó khăn cho lễ hội như: các di tích lịch sử, các đình chùa, miếu... bị tàn phá hết do chiến tranh ác liệt, hay việc nhận thức của thế hệ trẻ về lễ hội Thanh Minh nhiều hạn chế, chưa nhận thức rõ và sâu sắc lễ hội này,... Tuy nhiên, cùng với sự nổ lực, phấn đấu của các cơ quan chính quyền của làng xã, của thôn và nhân dân trong xã lễ hội Thanh Minh đã được công nhận là lễ hội văn hóa cấp tỉnh.
Trong tương lai, lễ hội Thanh Minh ở xã Điện Quang sẽ thu hút một số lượng khách lớn, tham gia vào lễ hội. Đây sẽ là một điểm du lịch thú vị trong tương lai không xa.
Tóm lại, lễ hội Thanh Minh là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của xã Điện Quang. Giữ gìn, phát triển và khôi phục lễ hội Thanh Minh là giữ gìn, phát triển những nét đẹp, các giá trị truyền thống của quê hương Điện Quang
2.1.2. Lễ tế Kỳ Yên
Tháng Giêng đến Tháng Ba là mùa lễ hội. Vào thời gian từ mùng mười đến rằm tháng Giêng là thời gian của lễ hội Kỳ Yên (Lễ cầu an). Lễ hội này có quy mô nhỏ hơn lễ hội Thanh Minh. Lễ hội này tổ chức ở đình làng và mỗi thôn tự đứng ra tổ chức, thời gian tổ chức lễ hội Kỳ Yên giữa các làng có sự chênh lệch nhau, nhưng đều nằm trong vòng từ mùng mười đến rằm tháng Giêng. Được biệt ở Bảo An khi tổ chức lễ từ chiều 12 tháng Giêng âm lịch và kéo suốt qua ngày 13 mới chấm dứt.
Về kinh phí thì trước đây mỗi làng đều có quỹ chung được trích ra từ phần đấu giá đất công điền để tổ chức. Còn ngày nay là do người dân đóng góp để làm lễ, vì họ theo quan niệm muốn đóng góp phần nào đó tấm lòng của mình đối với các thần linh.
Lễ Kỳ Yên là để cầu mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn yên ổn, không xảy ra thiên tai địch họa, không dịch bệnh hoành hành...
Đặc biệt chúng tui được ông Phan On ở thôn Bảo An Đông – Điện Quang – Điện Bàn – Quảng Nam kể về lễ hội Kỳ Yên của làng mình như sau:
Lễ bắt đầu ở đình từ chiều 12 tháng Giêng âm lịch và kéo dài qua suốt ngày 13 mới chấm dứt (không hiểu tại sao lễ Kỳ Yên đúng vào ngày vía Quan Thánh?). Vào chiều 12 cờ xí được trần thiết từ ngoài cổng đình vào sân. Trong đình các ngai thờ được trang hoàng. Các quan viên chức sắc và những người lo việc tế lễ đều tề tựu đông đủ. Ngai thờ để trong bàn kiệu sơn son thiếp vàng uy nghi, được bốn người dân khiêng đi trước, theo sau là những người vác cờ xí, học trò lễ... Họ đến rước sắc tại chùa làng, miếu ngũ hành, miếu âm linh và nhà thủ sắc của làng về tại đình. Sau khi rước sắc về đình, lễ trần thiết và lễ nghinh thành được cử hành cùng một giờ. Lễ điện tế vào khoảng 1 giờ khuya ngày 13. Lễ vật gồm hoa quả, heo bò được mổ thịt trong đêm, trước khi mổ thịt người ta cho con vật lên trước đình cáo yết. Tùy theo nghi lễ quy định của làng mổ thịt súc vật để cúng nhiều hay ít theo các lão làng còn sống kể lại thì hàng năm mỗi làng cúng hai con heo hay bò.
Trong dịp tế lễ Kỳ Yên già trẻ trai gái đều được vào xem tế lễ, và có các trò diễn trong sân đình. Không khí lễ hội nhộn nhịp suốt ngày đêm, đây cũng là dịp vui vẻ của nam thanh, nữ tú trong vùng. Chiêng trống lễ nhạc rộn ràng, trầm hương ngào ngạt, hai bên có hai cây đèn Liệu (bó bằng hom dâu, bã mía) to đến hai người ôm không xuể, cao hơn 5m, được thắp sáng tỏa trước sân đình. Lễ Kỳ Yên là lễ lớn nhất của làng, cúng thập thể các vị thần do triều đại phong kiến, nhất là nhà Nguyễn tôn phong. Ở Bảo An cũng như toàn tỉnh Quảng Nam không có vị thành hoàng cho mỗi làng như ở miền Bắc, văn tế nhắc tới hàng trăm vị thần nam nữ, mà cao nhất là:
Đại càn quốc gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương Thượng đẳng thần. Đây là bốn vị thần đàn bà có tích như sau: “Khoảng niên hiệu Tường Hưng nhà Tống, quân Tống bị quân Nguyên đánh ở Nhai Sơn, Thái hậu cùng ba công chúa chạy ra biển, chợt bão nỗi lên, bị chết đuối, xác trôi dạt vào cửa Cờn, nhan sắc vẫn như lúc sống, người địa phương lập đền thờ. Năm Hưng Long thứ 12 (1304), vua Anh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, thuyền qua cửa Cờn, đêm nhà vua mộng thấy thần nhân báo rằng: “Thiếp là cung phi nhà Tống, vì giặc bức bách, lênh đênh sóng gió, trôi dạt đến đây, Thượng đế sắc phong làm thành biển đã từ lâu, nay xin giúp thánh thượng đi giết giặc” nhà vua tỉnh giấc, sai người làm lễ tế. Đi ra mặt biển yên lặng, kéo quân thẳng đến Đồ Bàn (Bình Định) thắng trận lớn.” Năm Hồng Đức 1 (1471) thuyền vua Lê Thánh Tông vào đến Chiêm Thành qua đây vào viếng đền, khi đi ra cũng được thắng lợi. Thần được lịch triều phong tặng, riêng các vua nhà Nguyễn phong đến Thượng Thượng đẳng thần, là thần cao nhất và ra lệnh cho cả nước đều thờ.
Thiên Y A Na diễn chúa Ngọc Phi là một nữ thần người Chiêm được “gia tặng hàm Hoằng Quảng trị chi đức phổ bát hiển hóa trang huy dực bảo trung hưng thượng thượng đẳng thần”.
Kỷ Mùi khoa tiến sĩ Phi vận tướng quan trung đẳng thần.
Trấn Nam dinh phó đô tương dương võ công Quang chiếu Vương Kiêm tri lưỡng lộ thành hoàng Đại vương tôn thần. Vị thần này theo Đại Nam nhất thống chí cho biết là thành hoàng chung cho Quảng Nam – Quảng Ngãi. Cũng theo sách này cho bi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status