Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình



MỤC LỤC
 
 
Trang
Lời Thank 1
Mục lục 2
A. Phần mở đầu: 4
I. Lý do chọn đề tài : 4
II. Mục đích nghiên cứu: 4
III. Nhiệm vụ nghiên cứu: 4
IV. Phạm vi nghiên cứu: 4 1. Về nội dung: 4
2. Về không gian: 4
V. Quan điểm nghiên cứu: 4
VI. Phương pháp nghiên cứu: 5
B. Phần nội dung: 6
Chương 1: Cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch tự nhiên 6
1.1 Các khái niệm: 6
1.1.1 Tài nguyên. 6
1.1.2 Du lịch. 6
1.1.3 Tài nguyên du lịch. 6
1.1.4 Tài nguyên du lịch tự nhiên. 6
1.2 Phân loại tài nguyên du lịch. 6
1.3 Vai trò của tài nguyên du lịch trong việc phát triển du lịch: 6
1.4 Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịch tự nhiên: 6
a. Tác động đến tài nguyên địa hình: 6
b. Tác động đến tài nguyên nước: 7
c. Tác động đến tài nguyên sinh vật 8
Chương 2: Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 10
2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình. 10
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên. 10
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội. 11
2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 13
2.2.1 Tài nguyên địa hình 13
2.2.2 Tài nguyên động, thực vật. 20
2.2.3 Tài nguyên nước: 22
Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 27
3.1 Cơ sở để đưa ra định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Bình. 27
3.1.1 Tài nguyên du lịch: 27
3.1.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch 28
3.1.3 Đầu tư cho phát triển du lịch: 29
3.1.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. 29
3.2 Định hướng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 30
3.2.1 Định hướng phát triển các loại hình du lịch: 30
3.2.2 Định hướng phát triển không gian: 30
3.2.3 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 30
3.2.3 Xác định các chương trình dự án ưu tiên đầu tư: 31
3.3 Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình. 31
C. Phần kết luận và kiến nghị: 34
I. Kết luận: 34
II. Kiến nghị: 34
Tài liệu tham khảo 35
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ưng hiện nay người ta mới khám phá nhánh dài nhất là một phần của con sông ngầm có tên là Nậm Aki mà sông Son là phần lộ ra mặt đất. Nó chui ngầm dưới đất ở vùng núi Pu-Pha-Ðam cách đó hơn 20km về phía nam. Trước cửa động, cảnh núi non sông nước quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Vào mùa nước lớn, nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du lịch không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương. Động Phong Nha
Cửa động rộng khoảng 20m, cao 10m, có
nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần rồi mất hẳn. Xen lẫn với tiềng mái chèo như có tiếng chiêng vẳng lên. Người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núi vọng ra... Tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như tiếng trống.
     Phong Nha có trên 20 buồng với hành lang chính dài tới 1500m và nhiều hành lang phụ dài hàng trăm mét. Các hang ngoài cùng có trần cao hơn mặt nước rộng khoảng 10m. Các hang phía trong, từ hang thứ 4 trở vào trần hang cao đến 25-50m. Từ buồng thứ 14, du khách theo các hành lang khác đi sâu hơn nữa dưới mặt đất đến những buồng to hơn rộng hơn nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còn tiếp tục. Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là hang nước cạn do nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ.
Động Tiên Sơn
Động Tiên Sơn hay động Khô là một động đẹp nổi tiếng ở khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Cửa vào động Tiên Sơn nằm cách cửa động Phong Nha khoảng 1.000 m, ở độ cao so với mực nước biển khoảng 200 m. Động Tiên Sơn có chiều dài là 980 m. Từ cửa động đi vào khoảng 400 m có một vực sâu chừng 10 m, và sau đó là động đá ngầm tiếp tục dài gần 500 m, khá nguy hiểm nên du khách chưa được phép đến khu vực này mà chỉ tham quan tới khoảng cách 400 m từ tính từ cửa động. Động này được phát hiện năm 1935, ban đầu, cư dân địa
Động Tiên Sơn phương gọi động này là động Tiên, do vẻ đẹp kỳ bí thần tiên của nó. Sau này động Tiên Sơn được gọi là động Khô, để phân biệt với động Phong Nha là động nước. Động Tiên Sơn là nơi có cảnh thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo như trong động Phong Nha nhưng lại có nét riêng là các âm thanh phát ra từ các phiến đá và cột đá khi được gõ vào vang vọng như tiếng cồng chiêng và tiếng trống. Theo các nhà khoa học thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh, động Tiên Sơn được hình thành cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó, do kiến tạo địa chất khối núi này hay đã được nâng lên, hay đã bị hạ xuống khiến các khối đá đổ sụp ngăn chặn dòng chảy làm nên động Tiên Sơn ở phía trên. Còn phần có sông ngầm chảy qua tạo ra hang động Phong Nha. Dù động Phong Nha và động Tiên Sơn nằm liền kề nhau nhưng giữa hang động này lại không thông nhau. Cư dân địa phương đã nhặt được một số hiện vật có thể là di chỉ di chỉ của người xưa ở trên bãi đất bằng phẳng trước cửa động.
Động Thiên Đường
Động Thiên Đường được đánh giá là động lớn và dài hơn động Phong Nha. Đây là một động khô, không có sông ngầm chảy qua như động Phong Nha. Theo kết quả khảo sát sơ bộ của các nhà khoa học, so với động Phong Nha thì động Thiên Đường có chiều dài và quy mô lớn hơn nhiều. Trong động Thiên Đường có nhiều khối thạch nhũ và măng đá kỳ ảo. Phần lớn nền động là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho việc tham quan và thám hiểm. Trong khi nhiệt độ mùa Hè ở bên ngoài là 36-37 °C thì nhiệt độ trong động Thiên Đường luôn ở 20-21 °C.
Động Sơn Đoòng
Sơn Động hay Sơn Đoòng là một trong những hang mới nhất được phát hiện tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bang. Hang này do nhóm thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh phát hiện và tiến hành thám hiểm. Hang này được đánh giá là hang động lớn nhất thế giới. Khoang lớn nhất ở Sơn Động có chiều dài hơn 5 km, cao 200 m và rộng 150 m. Với kích thước này, hang Sơn Động vượt hang Deer ở vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak Malaysia, lớn gấp 4-5 lần động Phong Nha, lớn hơn Động Thiên Đường. Do dòng nước của sông ngầm ở động này chảy xiết nên các nhà thám hiểm Anh không thể thám hiểm hết động này. Họ đã ước lượng chiều dài của hang bằng cách sử dụng đèn nháy. Đoàn thám hiểm đã báo cáo chính quyền tỉnh Quảng Bình về phát hiện này nhưng cho rằng chưa thể khai thác du lịch ngay. Họ sẽ quay lại khám phá hang này vào năm 2011.
Trên thực tế, một người dân địa phương đã phát hiện ra hang này năm 1991 nhưng ông đã không nhớ lối vào hang cho đến tháng 1 năm 2008. Từ cuối tháng 3 đến 11 tháng 4 năm 2009, ông đã giúp đoàn thám hiểm Anh vượt rừng, núi khoảng 10 km để đến cửa hang.
Địa hình bờ, bãi biển:
Quảng Bình có đường bờ biển dài với nhiều bãi biển tuyệt đẹp với cát trắng, nước biển xanh, rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, tiêu biểu như bãi biển Nhật lệ và có địa hình bãi đá ven biển rất đặc biệt như bãi Đá Nhãy...
Bãi biển Nhật Lệ
Biển Nhật Lệ
Bãi biển Nhật Lệ tọa lạc tại cửa sông Nhật Lệ. Bãi biển Nhật Lệ được thiên nhiên ban tặng bãi cát trắng và nước biển trong xanh, còn mang vẻ hoang sơ. Từ lâu bãi biển Nhật Lệ nổi tiếng với một vùng trời mây, sông, nước, gió lộng khí trời, khí biển mặn mà. Biển Nhật Lệ kéo dài một màu cát trắng, những lúc trời thanh gió mát, bãi biển sạch như nệm mới, cát mịn, cứng óng ánh có thể đạp xe hay chơi bóng đá một cách thoải mái. Từ ngoài khơi xa từng lớp sóng bạc tiến vào bờ như những chùm hoa sóng tung bọt trắng xoá trông giống chuỗi ngọc trắng đang lăn vào bờ, ngân lên những âm thanh rì rào không dứt.
"Trong nắng chiều vàng khi hoàng hôn buông xuống, biển Nhật Lệ như đang chìm trong giấc ngủ cuối ngày, khung cảnh trầm tư mà lãng mạn, ồn ào mà tĩnh lặng. Xa xa đoàn thuyền lại rộn vang tiếng nóicười trong ngày mới ra khơi, những khuôn mặt mang dấu ấn thời gian lại hiện lên một niềm vui lớn trong ngày mới".
Khi đêm về, cửa biển Nhật Lệ sáng rực như một thành phố lung linh, đứng xa xa nhìn về cửa biển ta thấy như hàng ngàn ánh sao..
Bãi Đá Nhãy
Theo Quốc lộ 1A, vượt đèo Ngang rồi sông Gianh với nhiều chứng tích lịch sử, du khách sẽ ngỡ ngàng thấy bãi Đá Nhảy là một quần thể núi (chữ Hán gọi là Hải Cốt) ở ngay bãi biển, dưới chân đèo Đá Nhảy (còn gọi là đèo Lý Hòa), cách Thành phố Đồng Hới về phía Bắc khoảng 20km.
Bãi Đá Nhảy gồm nhiều núi đá, cột đá to nhỏ, cao thấp với trăm hình nghìn vẻ kỳ thú: hình con cóc, con trâu nằm, hình "trống - mái", hình hổ quỳ, voi phục, đùa giỡn với sóng nước... Phải chăng vì thế mà bãi đá này được dân gian gọi tên là Đá Nhảy. Tại
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status