Báo cáo Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng số 7 (VINACONEX No7) - pdf 15

Download miễn phí Báo cáo Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng số 7 (VINACONEX No7)



Mục lục
1.1.2 Nội dung Trang
Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp
1.1. Quá trình hình thành thành và phát triển của doanh nghiệp 01
1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp 01
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển 01
1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp: 03
1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 03
1.2.2. Các hàng hoá và dịch vụ hiện tại 04
1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá hay dịch vụ chủ yếu 04
1.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 04
1.3.2. Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công nghệ 04
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 05
1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh 05
1.4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 06
1.5. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 06
1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 06
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 07
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing 09
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây 09
2.1.2. Chính sách sản phẩm – thị trường 12
2.1.3. Chính sách giá (mục tiêu định giá, phương pháp định giá và chính sách giá 13
2.1.4. Chính sách phân phối 13
2.1.5. Chính sách xúc tiến bán 14
2.1.6. Công tác thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp 14
2.1.7. Một số đối thủ cạnh tranh của doanh 15
2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp 16
2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương: 17
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 17
2.2.2. Định mức lao 18
2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động 19
2.2.4. Năng suất lao động 20
2.2.5. Tuyển dụng và đào tạo 20
2.2.6. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương 21
2.2.7. Trả lương cho các bộ phận và cá nhân 22
2.2.8. Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp 29
2.3. Phân tích công tác quản lư vật tư, tài sản cố định: 26
2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp 26
2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu 26
2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu 27
2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu 28
2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định 28
2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định 29
2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định. 31
2.4. Phân tích chi phí và giá thành 31
2.4.1. Phân loại chi phí 31
2.4.2. Xây dựng giá thành kế hoạch 33
2.4.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế 33
2.4.4. Các loại sổ sách kế toán 40
2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 41
2.5.1. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 41
2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán 42
2.5.3. Phân tích một số tỷ số tài chính 44
2.5.4. Nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp 45
Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản lý của doanh nghiệp 46
3.1.1. Các ưu điểm 46
3.1.2. Những hạn chế 46
3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp 47
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ớc để tính lương cho cá nhân.
2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động.
Thời gian lao động là thời gian làm việc theo quy định của người lao động. Ngày nay nhà nước quy định người lao động làm việc 5 ngày trong tuần, mỗi ngày làm việc 8 tiếng (40 tiếng/ tuần). Các công việc giấy tờ được thực hiện theo thời gian quy định của nhà nước, còn ở công trình, tuỳ từng trường hợp đội trưởng quyết định. Thực tế, trong ngành xây dựng cũng như trong các ngành khác, nếu chỉ làm 40 tiếng /tuần thì không thể làm nổi số lượng công việc hiện nay. Đội trưởng công trình căn cứ vào công việc của công trình mà ký hợp đồng với người lao động. Khi cần nhiều người hơn, đội trưởng tự đi tìm người (thông báo), thoả thuận hợp đồng với người lao động. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ theo khả năng thạo việc của người lao động. Khả năng thạo việc do đội trưởng hay người trực tiếp quản lý lao động đó nhận xét.
Thời gian lao động trên công trường thông thường làm 8 tiếng/ngày, khi công việc đòi hỏi tiến độ cao, đội trưởng có thể huy động công nhân làm ca tối. Thời gian lao động do đó được kéo dài. Việc xắp xếp thời gian cho phù hợp do đội trưởng quy định. Thời gian lao động trên công trường không được tính ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật. Vào hai ngày này, công nhân vẫn phải làm việc bình thường. Đôi khi công việc được giao cho các tổ là hoàn thiện xong một công việc nào đó. Nếu tổ trưởng làm tốt và hoàn thành trước thời gian thì được nghỉ sớm, nếu không phải làm cho xong và chỉ tính lương theo công việc đó.
Kết luận: Thời gian sử dụng lao động: theo quy định của nhà nước.
2.2.4 Năng suất lao động.
Cũng không thể xác định được năng xuất lao động. Nếu chức năng năng suất lao động theo công trình thực hiện được (thời gian hoàn thành công trình so với dự kiến) thì điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của công ty. Nếu bên chủ thầu không yêu cầu rút ngắn thời gian và có phần thưởng khuyến khích rút ngắn thời gian thì công trình sẽ được thi công đúng như thời gian dự kiến. Nếu công trình cần gấp (sau một thời gian hoạt động cầm chừng) đội trưởng có thể huy động công nhân từ chỗ khác vào tiến hành để rút ngắn thời gian. Năng suất lao động rất mơ hồ nhưng nó vẫn được dùng đến trong công thức tính lương. Thực tế đối với người lao động, chỉ trả lương theo hợp đồng mà không quan tâm đến năng xuất lao động. Chỉ quan tâm đến hiệu quả lao động (khả năng hoàn thành công việc và đúng thời gian) của người công nhân. Chỉ tiêu này được người quản lý công nhân theo dõi.
2.2.5 Tuyển dụng và đào tạo lao động.
Một khi công ty cần người, công ty sẽ thông báo lên trên tổng công ty. Tổng công ty căn cứ vào yêu cầu của công ty mà điều người xuống. Trong trường hợp tổng công ty không có người, công ty sẽ thông báo tuyển người từ bên ngoài. Nếu công việc có tính chất không quan trọng lắm, như tuyển thêm người cho phòng ban, công ty ưu tiên cho người của công ty giới thiệu. Nếu vẫn chưa được, công ty mới ra thông báo tuyển từ bên ngoài.
Theo thông tin nội bộ, số lượng nhân viên trong công ty trong 5 năm tới sẽ không tăng. Số lượng người về hưu cũng không có. Chỉ khi nào công ty quyết định mở rộng phạm vi kinh doanh thì mới tuyển thêm người.
Về công tác đào tạo lao động, nhân viên trong công ty đều có trình độ đại học và trên đại học, đều có thể đáp ứng được các yêu cầu công việc. Chỉ khi nào cần có yêu cầu mới mà không muốn tuyển thêm người, công ty mới cử người đi học. Nếu cá nhân nào tự đi học, công ty cũng khuyến khích miễn sao thời gian đi học không trùng với thời gian làm việc.
2.2.6 Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương.
Đơn giá tiền lương là số tiền lương được phép chi cho một đơn vị sản phẩm sản xuất ra hay cho một đồng giá trị sản phẩm hàng hoá bán ra.
Đơn giá tiền lương được dùng để xác định qũy lương thực hiện và dự tính qũy lương kế hoạch.
Có hai cách để xác định đơn giá tiền lương là :
Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm sản xuất ra.
Đơn giá tiền lương cho một đồng doanh thu thu về.
Công ty hiện nay đang áp dụng đơn giá tiền lương cho một đồng doanh thu thu về (còn gọi là định mức chi phí tiền lương cho một đồng doanh thu). Có 2 cách để xác định là:
C1:Dựa vào quỹ lương và doanh thu thực tế năm trước (áp dụng tai công ty).
ĐML/1000đ doanh thu = Quỹ lương thực hiện năm trước * 1000 * k
Doanh thu thực tế năm trước
K: hệ số điều chỉnh.
C2: Dựa vào quỹ lương và doanh thu kế hoạch năm nay.
ĐML/1000đ doanh thu = Quỹ lương kế hoạch năm nay * 1000
Doanh thu kế hoạch năm nay
Tổng quỹ lương là số tiền doanh nghiệp phải trả cho toàn bộ công nhân viên. Nó bao gồm cả tiền lương và tiền thưởng. Tiền lương có lương làm việc, lương cho ngày nghỉ được hưởng lương, phụ cấp, dự phòng.
2.2.7 Trả lương cho các bộ phận và cá nhân.
Để đảm bảo việc trả lương cho cán bộ nhân viên một cách công bằng, hợp lý, đúng với tinh thần trách nhiệm, năng lực, trình độ và kết quả công tác của từng người, công ty quy định cách tính, trả lương hàng tháng cho cán bộ nhân viên như sau:
Đối với lương gián tiếp CBNV công ty
Tổng quỹ tiền lương để trả cho cán bộ nhân viên gián tiếp hàng tháng, Công ty căn cứ kế hoạch định mức quỹ tiền lương và kết quả sản xuất kinh doanh để xác định.
Lương trả cho cán bộ nhân viên gián tiếp bao gồm hai phần:
a. Lương cơ bản và phụ cấp nếu có, trả đủ theo chế độ tiền lương hiện hành hay hợp đồng lao động.
b. Tiền lương theo định mức tiền lương, trên cơ sở kết quả lao động sản xuất kinh doanh hàng tháng (lương năng suất lao động) trả cho từng đối tượng theo kết quả phân loại A, B, C, D và các hệ số K1, K2 của từng người.
+ Hệ số K1: K1 xác định theo nhóm là biểu hiện mức độ trách nhiệm công tác của từng người được giao, trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác.
K1 được xác định như sau:
Bảng 2.4: Bảng xác định K1
Nhóm
Theo công việc
K1
Nhóm lãnh đạo
1
- Giám đốc
1,3
2
- Phó giám đốc + Kế toán trưởng
1,1
3
- Trưởng phòng
0,8
4
- Phó phòng
0,7
Nhóm chuyên viên
cán
bộ
thừa
hành
5
- Cán bộ chủ trì những phần việc về kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ; có khả năng giải quyết, nghiên cứu đề xuất, soạn thảo và chuẩn bị các văn bản v.v..
- Có nhiều kinh nghiệm công tác
0,6
6
- Cán bộ thừa hành những công việc cụ thể, phức tạp, biết chuẩn bị và soạn thảo các văn bản
- Có kinh nghiệm công tác
0,5
7
- Cán bộ đã qua đào tạo bậc đại học, trung học làm công việc không đòi hỏi độ phức tạp cao, thời gian và kinh nghiệm công tác cũng chưa nhiều
0,4
8
- Cán bộ nhân viên đã qua đào tạo trung cấp, ký kết hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên nhưng đang trong thời gian thử việc
0,3
9
- Cán bộ nhân viên hợp đồng lao động dưới 01 năm và các đối tượng khác
0,2
Trích từ quy chế trả lương của công ty VINACONEX No7.
+ Hệ số K2: K2 xác định theo nhóm chức danh là hệ số biểu hiện mức độ tham gia đóng góp trực tiếp vào sản xuất kinh ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status