Báo cáo thực tập tổng hợp tại Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương - pdf 15

Link tải miễn phí luận văn
Một vài nét tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
• Tên gọi chính thức: Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương
(gọi tắt là Quỹ Tín dụng Trung ương - viết tắt là QTDTW)
• Tên giao dịch quốc tế : Central People’s Credit Fund
gọi tắt là Central Credit Fund, viết tắt là CCF)
• Trụ sở hiện tại: 193 Bà Triệu, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
• Điện thoại: (844)9741588; (844) 9741612
• Fax: (844) 9741615
• Email: [email protected]
• Vốn điều lệ: 111 tỷ VNĐ.Trong đó, phần góp chính là của NHNN Việt Nam. Các cổ đông khác là 4 Ngân hàng Thương mại Quốc Doanh (Ngân hàng Ngoại Thương VN, Ngân hàng Công Thương VN, Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN) và các QTDND cơ sở trên toàn quốc.
• Số lượng cán bộ: 726 cán bộ (150 tại Hội sở và 576 cán bộ tại các chi nhánh)
• Tổng nguồn vốn đến 31/12/2004 :  2329 tỷ VNĐ
• QTDTW là tổ chức tín dụng hợp tác được thành lập theo Quyết định số 162 QĐ/NH5 ngày 8/6/1995 và Quyết định số 200/QĐ-NH5 ngày 20/7/1995 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
• QTDTW có tư cách pháp nhân và có thời hạn hoạt động là 99 năm theo giấy phép số 1969/GP-UB ngày 31/7/1995 của UBND Thành phố Hà Nội.
• QTDTW có trụ sở chính tại Hà Nội và 24 chi nhánh tại các tỉnh, TP trong cả nước.
QTDTW tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. QTDTW do Hội đồng quản trị quản lý và Tổng Giám đốc điều hành




CHƯƠNG I.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG
NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG

I. Khái niệm
Quỹ tín dụng trung ương gọi tắt là QTDTW tên tiếng Anh: Central People’s Credit Fund (viết tắt là CCF) là liên hiệp QTDND cấp quốc gia hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng, gồm các thành viên chính là Quỹ tín dụng nhân dân. Quỹ tín dụng nhân dân khu vực tự nguyện tham gia góp vốn điều lệ và thay mặt phần vốn Nhà nước giao cho Quỹ tín dụng trung ương được thành lập và hoạt động vì mục tiêu tương trợ, an toàn và phát triển của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
Quỹ tín dụng trung ương là tổ chức kinh tế, hoạt động theo nguyên tắc hợp tác xã có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có bảng tổng kết tài sản, có con dấu riêng, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh về mọi hoạt động của mình trước pháp luật và thành viên. Quỹ tín dụng trung ương được mở chi nhánh văn phòng thay mặt ở trong nước và nước ngoài phù hợp với những quy định của pháp luật khi được thống đốc ngân hàng Nhà nước cho phép.
II. Qúa trình hình thành và phát triển của QTD TW
Thực hiện Quyết định 390/QĐ - TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép triển khai đề án thí điểm thành lập QTDND Việt Nam. Được sự chỉ đạo và chấp thuận của Ban chỉ đạo Trung ương, hệ thống QTDND Việt Nam đã ra đời và đi vào hoạt động từ năm 1993. Cho tới nay, sau hơn 10 năm hoạt động, hệ thống QTDND Việt Nam đã có những đóng góp thiết thực trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như đã thể hiện được vai trò của mình trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn nông thôn nói riêng.
QTDTW được bắt đầu hoạt động theo quyết định số 162/QĐ-NH ngày 8/6/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định của Nghị định 48/CP, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ư¬ơng là tổ chức tín dụng hợp tác do các QTDND cơ sở, các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác tham gia góp vốn thành lập, được Nhà nước hỗ trợ vốn để hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND. Theo đó, QTDTW là một ngân hàng đầu mối ở cấp quốc gia của hệ thống QTDND. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của QTDTW cũng giống như đối với các QTDND cơ sở. QTDND Trung ương được thành lập và khai trương hoạt động ngày 5/8/1995 với sự hỗ trợ 80 tỷ đồng của Nhà nước và 20 tỉ đồng của 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh.
Thực hiện chỉ thị 57/BCT của Bộ chính trị, năm 2001, QTDTW đã chuyển đổi 21 QTDKV thành các chi nhánh của mình. Hiện nay QTDTW bao gồm 1 trụ sở chính tại Hà Nội và 24 chi nhánh khu vực tại các tỉnh, thành phố, phục vụ toàn bộ các QTDND cơ sở tại 52 tỉnh. Với vai trò đầu mối, thay mặt cho toàn hệ thống QTDND ở trong nước và quốc tế, QTD nhân dân TW cũng đã thể hiện bước chuyển mình đáng kể, làm khá tốt vai trò điều hoà vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản cho toàn hệ thống. Bên cạnh đó, QTDTW cũng không ngừng đẩy mạnh và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng, mở rộng quan hệ đối tác ... để phát triển hoạt động, vững bước trên đôi chân của chính mình, khẳng định vị trí một định chế tài chính ngân hàng trong thời kỳ đổi mới.
Có thể chia quá trình hình thành và phát triển của Hệ thống QTDND thành 3 giai đoạn:


O6d8K1y019En3uU
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status