Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu Việt Nam - pdf 15

Download miễn phí Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu Việt Nam



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN XUẤT KHẨU VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG XUẤT KHẨU 3
I. Các lý thuyết thương mại quốc tế 3
1. Các học thuyết thương mại quốc tế 3
2. Việt Nam trong phân công lao động quốc tế 3
II. Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân 4
1. Khái niệm về xuất khẩu (Export) 4
2. Vị trí của xuất khẩu 5
3. Vai trò của xuất khẩu 5
4. Nhiệm vụ của xuất khẩu 7
III. Những cơ sở đảm bảo cho việc xuất khẩu 8
IV. Phân tích những tác động thuận lợi, khó khăn và cơ hội, thách thức đối với xuất khẩu Việt Nam 9
1. Thuận lợi và khó khăn 9
1.1 Tác động thuận lợi 9
1.2 Tác động không thuận lợi 10
2. Những cơ hội và thách thức 11
2.1 Thời cơ 11
2.2 Thách thức 12
V. Năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu và những nhân tố ảnh hưởng 12
1. Năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu 12
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu 14
PHẦN II: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM 17
I. Tổng quan tình hình hoạt động xuất khẩu 17
1. Tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1990-2002 17
2. Tình hình xuất khẩu trong tương quan tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 18
3. Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1991-2002 21
3.1 Xuất khẩu 21
3.2 Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam 22
b. Thị trường khu vực Tây Bắc Âu 23
c. Thị trường các nước Nga, SNG, Đông Âu ÂÂ 23
d. Thị trường khu vực Bắc Mỹ 24
e. Thị trường khu vực Châu Mỹ La tinh 24
f. Thị trường Tây Nam Á - Phi 24
g. Thị trường Châu Phi 24
l. Thị trường Trung cận Đông 25
II. Những thành tựu đạt được và những yếu kém cần khắc phục 30
1. Thành tựu đạt được trong thời gian vừa qua 30
2. Những vẫn đề tồn tại của hoạt động xuất khẩu 31
3. Nguyên nhân của thành công và tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá 33
III. Phân tích năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam 33
1. Sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam 33
2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam 35
3. cần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam 40
PHẦN III: GIẢI PHÁP NĂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM 42
I. Tầm vĩ mô về quản lý nhà nước 42
II. Tầm vi mô về quản trị doanh nghiệp 44
1. Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động xuất khẩu hàng hoá 44
2. Giải pháp xây dựng chiến lược xuất khẩu tại các doanh nghiệp 47
3. Cải tiến công nghệ 49
4. Nâng cao chất lượng sản phẩm 49
KẾT LUẬN 51
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sản xuất mới, tạo thêm việc làm cho người lao động và đóng góp trực tiếp vào ngân sách nhà nước và GDP.
- Tạo cho Việt Nam có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ nước ngoài
- Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh đã tạo khả năng thanh toán hàng nhập khẩu thiết bị vật tư, nguyên liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu để tạo dựng cơ sở vật chất trong nước, đặc biệt là phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu ra nước ngoài.
Thứ hai, cơ cấu hàng xuất khẩu có chuyển dịch tích cực, tỷ trọng hàng chế biến sâu và nhóm hàng công nghiệp tăng lên, số lượng mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng nhanh. Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch thống kê, Bộ Thương mại, tháng 3 năm 2001, cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch như sau:
- Hàng nguyên liệu thô năm 1991 chiếm trên 92% tổng kim ngạch xuất khẩu, đến nay chỉ còn khoảng hơn 60%. Hàng chế biến và chế biến sâu năm 1991 chiếm 8%, đến năm 2000 đã nên tới khoảng 40% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Cơ cấu nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản năm 1991 chiếm tỷ trọng 53% tổng kim ngạch, đến năm 2000 xuống còn khoảng 28.7%. Nhóm hàng công nghiệp, thủ công nghiệp năm 1991 chiếm 47% thì năm 2000 đã tăng nên 71.3%.
- Việt Nam đã hình thành một số mặt hàng chủ lực dành cho xuất khẩu, từ 4 mặt hàng đạt kim ngạch 100 triệu USD là dầu thô, thuỷ sản, gạo, dệt may (năm 1991) thì tới năm 2000, số mặt hàng chủ lực tăng lên 12 trong đó có 7 mặt hàng mới là cà phê, cao su, điều, giày dép, than đá, hàng điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ.
- Vài năm gần đây, xuất khẩu Việt Nam đã nổi lên một số mặt hàng có mức tăng trưởng cao: giày dép, dệt may, điện tử, nhân điều, chè, gạo…. Một số hàng xuất khẩu chủ lực có khả năng gây tác động nhất định tới thị trường khu vực và thế giới như xuất khẩu gạo đứng thứ 2 sau Thái Lan, nhân hạt điều đứng thứ 2 sau ấn Độ, cà phê đứng thứ 2 sau Braxin.
Thứ ba, chất lượng hàng xuất khẩu nâng lên đáng kể. Chất lượng hàng xuất khẩu Việt Nam đối với các mặt hàng chủ lực đã đạt sức cạnh tranh trên thương trường thế giới. Các nhà sản xuất hướng vào xuất khẩu trong nước đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, các mặt hàng như xi măng, thép, xe đạp, quạt điện… có chất lượng không kém gì sản phẩm ngoại nhập.
Thứ tư, tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhanh hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước.
Thứ năm, cơ cấu thị trường xuất khẩu chuyển dịch theo hướng đa phương hoá thị trường, mở rộng phạm vi quan hệ: thị trường Châu Âu và Mỹ tăng dần, thị trường Châu Á giảm dần.
3.2 Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam
a. Thị trường khu vực Châu Á, Thái Bình Dương
Trong giai đoạn 1996-2000, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt khoảng 32.3 tỷ USD (chiếm khoảng gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam), trong đó các nước ASEAN đạt 11.7 tỷ USD (chiếm gần 23.3% tổng kim ngạch xuất khẩu). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1999 bị ảnh hưởng nhiều do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề của các nước bạn hàng, do kim ngạch xuất khẩu giảm rõ rệt hơn như với Inđônêxia, Thái Lan, Hàn Quốc. Các nước trong khu vực Châu Á nhất là trong khu vực Đông Nam Á, với việc cấu trúc lại nền kinh tế để vượt qua khủng hoảng đang trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh hơn trướ c thời kỳ khủng hoảng đối với Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với các hàng hoá cùng loại trong khu vực, nhất là về chất lượng và giá thành, mặc dù sức mua của các nước trong khu vực đang phục hồi nhanh chóng.
Các mặt hàng chính chưa có gì thay đổi so với trước. Tuy nhiên, một số mặt hàng mới được đưa vào xuất khẩu với giá trị lớn như linh kiện điện tử, linh kiện máy tính xuất khẩu cho các nước Đông Nam á, một số nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng xuất khẩu sang thị trường như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Kim ngạch xuất khẩu tập trung vào các thị trường chủ yếu theo thứ tự: Nhật, Singapore, Trung Quốc, Autralia, Đài Loan, Philippine, Hàn Quốc, và Thái Lan.
Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước một sức ép rất lớn, đó là Trung Quốc, một thị trường cạnh tranh mạnh của Việt Nam, đặc biệt là sau khi trung quốc tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO). Các mặt hàng của Trung Quốc có sức cạnh tranh về giá rất mạnh đã chiếm mất rất nhiều lợi thế của Việt Nam trên thương trường, đây thực sự là một nguy cơ mà các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt quan tâm.
b. Thị trường khu vực Tây Bắc Âu
Thị trường EU chiếm tỷ lệ quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, quan hệ Việt Nam – EU tiếp tục phát triển thuận lợi, EU đã ghi nhận đề nghị của Việt Nam tăng 50% hạn ngạch kể từ năm 1999, đã ký tắt tiến tới ký chính thức Biên bản ghi nhớ chống gian lận trong buôn bán giầy dép (áp dụng từ 1/1/2000) tránh được việc EU định ngạch nhập khẩu giầy dép của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam vào EU như: dệt may, giày dép, sành sứ, điện gia dụng….
c. Thị trường các nước Nga, SNG, Đông Âu ÂÂ
Các thị trường này trước đây là thị trường truyền thống của Việt Nam. Với Nga, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt khoảng 596 triệu USD trong giai đoạn 1996-2000. Do tình hình của nước Nga còn nhiều biến động về chính trị, kinh tế, xã hội… nên sự phát triển buôn bán vẫn còn nhiều hạn chế. Hai nước còn sử dụng hình thức đổi hàng để trao đổi buôn bán với lý do thiếu hụt ngoại tệ trong thời gian trước.
Các nước thuộc khối SNG cũng đang gặp khó khăn về kinh tế, quá trình chuyển đổi kinh tế vẫn chưa ổn định. Đối với những nước này Việt Nam áp dụng cơ chế hàng đổi hàng nhưng kim ngạch buôn bán hai chiều vẫn thấp.
Đông Âu là thị trường quen thuộc với Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này gồm: gạo, cà phê, quế, gia vị, giày dép, hàng may mặc, cao su, thực phẩm chế biến, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ…. Hàng Việt Nam nhận được nhiều ưu đãi từ các nước này ngay từ sau khi chuyển đổi.
d. Thị trường khu vực Bắc Mỹ
Việt Nam có buôn bán với Canada và Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu vào Canada tương đối lớn. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào Canada gồm: giày dép, sản phẩm dệt may, hải sản chế biến, rau quả chế biến, cao su và sản phẩm từ cao su…. Về chính sách phi thuế, Canada áp dụng quota đối với 70 loại mặt hàng ghi trong biểu thuế (chủ yếu với sản phẩm dệt may). Những hạn chế về số lượng này sẽ dần được xoá bỏ theo bốn giai đoạn, cùng với việc này là quota sẽ tăng dần lên, song họ chỉ áp dụng với các nước có tham gia là thành viên WTO.
Với Hoa Kỳ, khi mới bình thường hoá quan hệ thì kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ còn thấp, hàng hoá chưa nhận được nhiều ưu đãi, còn bị đánh thuế cao gây ra giảm tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ so với các sản phẩm của các nước khác. Tuy nhiên, sau khi ký Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, quan hệ thương mại hai nước đã được mở ra rộng rãi, hàng hoá của ta xuất khẩu vào Hoa Kỳ nhận được nhiề...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status