Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội - pdf 15

[h2:2hfekc21]Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội[/h2:2hfekc21]



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
PHẦN I 2
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 2
I. Quá trình hình thành và phát triển 2
1. Tổng quan về công ty 2
2. Quá trình hình thành và phát triển 3
II. Đặc điểm kinh tế kỹ thật của công ty 4
1. Thị trường – Sản phẩm – Khách hàng 4
2. Công tác lao động tiền lương 6
3. Máy móc thiết bị 9
4. Cơ cấu tổ chức công ty 12
5 Đặc điểm về vốn 15
III. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây 15
1. Tình hình doanh thu 15
2. Tình hình lợi nhuận 16
3. Tình hình nộp ngân sách 17
PHẦN II 19
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY 19
I. Những vấn đề chung về đấu thầu và khả năng thắng thầu của các công ty xây dựng 19
1. Những vấn đề chung về đấu thầu 19
2. Điều kiện đảm bảo khả năng thắng thầu, các chỉ tiêu phản ánh kết quả đấu thầu ,các nhân tố tác động đến khả năng thắng thầu của các công ty xây dựng 32
II. Thực trạng công tác đấu thầu của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội 45
1. Kết quả đấu thầu của công ty một số năm gần đây 45
2.Thực trạng công tác đấu thầu( Quy trình đấu thầu)của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội 51
3. Đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế 65
4. Nguyên nhân của những hạn chế 69
PHẦN III 73
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 73
I. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 73
1.Tăng cường nội lực của công ty 73
2. Tăng cường hoạt động marketting, quảng cáo giới thiệu về công ty 80
3. Tổ chức thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất kượng công trình nhằm tăng cường uy tín cho công ty. 84
4. Hoàn thiện phương pháp tính giá bỏ thầu 86
II. Một số kiến nghị đối với nhà nước 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n có nhiều thuận lợi. Tuy vậy, thành lập và quản lý các tập đaong kinh doanh, đặc biệt là những tập đoàn đa nghành như trong xây dựng cơ bản là vấn đề hết sức phức tạp, không thể tiến hành theo kiểu chủ quan hay áp đặt.
Ngoài những điều kiện cơ bản trên đay, những nhà thầu phải chú ý những điều kiện sau đây:
- Đào tạo đội ngũ chuyên gia kinh tế – kỹ thuật giỏi, có năng lực, bản lĩnh và biết phán đoán tình thế để đưa ra các giải pháp thích hợp.
- Thu thập được hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác , kịp thời về đối tượng đấu thầu, bên mời thầu, các nhà thầu khác cùng tham dự.
- Đánh giá đúng các mặt mạnh, mặt yếu và phương hướng chiến lược của các nhà thầu khác, những toan tính của họ với đối tượng đấu thầu…
I.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thắng thầu của các công ty xây dựng
*/ Chỉ tiêu tổng số công trình thắng thầu và tổng giá trị trúng thầu
-Tổng giá trị trúng thầu hàng năm là tổng giá trị của tất cả các công trình, hạng mục công trình doanh nghiệp xây dựng đã tham đấu thầu và trúng thầu trong năm.
-Tổng số các công trình trúng thầu hàng năm là tổng số công trình, hạng mục công trình doanh nghiệp xây dựng đã tham gia đấu thầu và thắng thầu trong năm.
Chỉ tiêu tổng giá trị trúng thầu và tổng số các công trình thắng thầu cho ta thấy một cách khái quát nhất tình hình kết quả đấu thầu của doanh nghiệp. Thông qua đó có thể đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong đấu thầu.
Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và kết quả cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp nói riêng.
Khi tính toán chỉ tiêu này thường tính cho nhiều năm (3-5 năm). Và tính tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận hàng năm, chỉ tiêu về lợi nhuận trên doanh thu xây lắp trên doanh thu xây lắp do trúng thầu...
1.2.2.Các nhân tố tác động đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây dựng.
1.2.2.1. Các nhân tố khách quan.
a. Chính sách của Đảng và nhà nước.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào nền kinh tế dù có tư cách pháp nhân hay không đều phải hoạt động trong tầm kiểm soát của nhà nước, bị chi phối bởi pháp luật và quy định do nhà nước đặt ra. Hiện nay thị trường xây dựng hoạt động dựa trên các nghị định, văn bản hướng dẫn và thông tư hướng dẫn của chính phủ với hai điều luật cơ bản đó là “ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999, “Quy chế đấu thầu” ban hành kèm theo nghị định88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và các nghị định bổ sung như nghị định 12,14/NĐ-CP ban hành ngày 5/5/2000. Ngoài ra còn có các quy định về mức giá, khung giá và các chế tài yêu cầu phải tuân thủ trong quá trình hoạt động.
Ngoài các quy định có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp còn phải tuân thủ theo các quy định về thuê mướn, an toàn lao động, vật gía, quảng cáo, vệ sinh môi trường. Mức độ ổn định của hành lang pháp luật sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động , ngược lại doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thì phải đối diện với những thay đổi liên tục của nhà nước các chính sách làm suy yếu sức cạnh tranh trong quá trình tham gia vào thị trường.
Như vậy hoạt động của mỗi doanh nghiệp không chỉ chịu sự chi phối của các quy luật thị trường mà còn chịu sự quản lý và sự can thiệp của chính phủ thông qua các chính sách và hệ thống pháp luật. Nó đóng một vai trò quan trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp xây dựng nói riêng.
b. Đối thủ cạnh tranh.
Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với một doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh quy định tính chất và mức độ tranh đua hay thủ thuật giành thắng lợi trên thương trường. Cường độ cạnh tranh tăng lên khi một doanh nghiệp hay nhiều doanh nghiệp xây dựng có cơ hội để củng cố vị trí của mình trên thị trường hay nhận thấy áp lực cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp khác. Cường độ cạnh tranh được biểu hiện dưới dạng các chính sách hạ thấp giá bỏ thầu, các chiến dịch quảng cáo, việc áp dụng các giải pháp thi công mới , máy móc , công nghệ hiện đại, tăng cường các dịch vụ khách hàng và bảo hành sản phẩm. Với những đòi hỏi ngày một cao của thị trường và sự vận động theo xu hướng đi lên của các đối thủ cạnh tranh là một sức ép mạnh mẽ với doanh nghiệp trong việc đổi mới các hoạt động của mình.
c. Sức ép từ chủ đầu tư.
Trên thị tr ờng xây dựng thì chủ đầu tư có quyền tự do lựa chọn nhà thầu nào có đủ khả năng đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu của mình thông qua hình thức đấu thầu hay là chỉ định một doanh nghiệp nào đó có đủ năng lực và uy tín. Bởi vậy việc có quan hệ rộng rãi, tạo được uy tín và hình ảnh tốt với chủ đầu tư, khéo léo trong đoán ý đồ của chủ đầu tư thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội nâng cao được khả năng thắng thầu của mình.
d. Sức ép từ nhà cung cấp các yếu tố đầu vào.
Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động, vốn kết hợp với nhau tạo ra sản phẩm là các công trình xây dựng. Đảm bảo đúng số lượng, chất lượng thời gian cung cấp các yếu tố đầu vào là một yêu cầu rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức cung ứng.
Các tổ chức cung ứng vật tư thiết bị có ưu thế có thể tìm lợi nhuận bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hay giảm mức độ dịch vụ đi kèm. Trong trường hợp số lượng người cung cấp ít, không có sản phẩm thay thế hay nhà cung cấp không có thiện chí thì doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép lớn về đầu vào. Ngược lại nếu các nhà cung ứng có uy tín trên thị trường quan tâm và đặt quan hệ hữu hảo thì doanh nghiệp có thể nâng cao thế mạnh của doanh nghiệp trước các chủ đầu tư bằng cách phấn đấu nâng cao chất lượng công trình, hạ thấp chi phí xây dựng.
Trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp xây lắp cần có nhu cầu tài chính rất lớn như để tạm ứng đầu tư xây dựng nhiều công trình cùng một lúc, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị trên diện rộng, tăng cường vốn lưu động cho kinh doanh...nguồn tiền này tự bản thân doanh nghiệp nhiều khi không đáp ứng đủ mà phải nhận được từ các nguồn vay ngắn hạn và dài hạn từ các tổ chức tín dụng ngân hàng. Nếu có các chính sách tài chính phù hợp sẽ tạo được nhiều cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp.
Các nhà cung cấp nói chung có quyền lực nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp xây lắp một cách gián tiếp, họ sẽ góp phần vào việc làm tăng hay suy yếu khả năng cạnh tranh của công ty trong quá trình tham gia vào thị trường đấu thầu xây dựng.
1.2.2.2. Nhóm các nhân tố chủ quan.
a.Công nghệ thi công và và hệ thống thiết bị máy móc thi công của doanh nghiệp xây dựng.
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng doanh nghiệp có thể tham gia dự thầu và trúng thầu các công trình với số lượng lớn, giá trị và yêu cầu kỹ t...



Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí[h3:2hfekc21]Link download cho anh em[/h3:2hfekc21]
T6sf2k41wzQry82
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status