Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm - Hà Nội - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm - Hà Nội



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. 3
I. Lý luận chúng về hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) 3
1. Khái niệm 3
2. Sự cần thiết của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4
II. Những nội dung cơ bản của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4
1. Nội dung cơ bản của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. 5
III. Hệ thống các chi phí phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh. 8
1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh tổng hợp. 8
2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động 9
4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ 11
5.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ 11
CHƯƠNG 2 13
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM NGỌC LÂM 13
I. Tìm hiểu chung về Công ty Công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm 13
1. Sự hình thành và phát triển. 13
2. Mô hình quản lý của công ty. 15
II. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm 21
1.Doanh thu, lợi nhuận 21
2. Các chỉ tiêu về tổng vốn kinh doanh, vốn tự có 23
3. Các chỉ tiêu doanh lợi (lợi nhuận) năm 2005. 24
3. Về thực trạng sử dụng lao động của công ty. 26
CHƯƠNG 3 28
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY BIA VIỆT ĐỨC 28
(THUỘC CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM NGỌC LÂM) 28
I. Một số ý kiến đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 28
II. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 29
KẾT LUẬN 32
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

NG TỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH.
1. Nội dung cơ bản của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phân tích hiệu quả kinh doanh là phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như: sản lượng sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận… trong mối liên hệ với vốn, vật tư, tài sản cố định. Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học về hiệu quả sinh lời… Của doanh nghiệp cần phản ánh được sức sản xuất, sức hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, những loại vốn phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung:
Hiệu quả kinh doanh (phản ánh sinh lời của các yếu tố đầu vào)
=
Kết quả đầu ra
Yếu tố đầu vào
hay hiệu quả kinh doanh
=
Kết quả đầu ra
Yếu tố đầu vào
Công thức này phản ánh mức hao phí các chỉ tiêu đầu vào nghĩa là để có một đồng lợi nhuận thì phải bỏ ra mấy đồng chi phí.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.
a. Các nhân tố bên trong.
+Nhân tố lực lượng lao động trong doanh nghiệp:
Con người luôn là nhân tố trung tâm, quyết định sự thành công của doanh nghiệp, con người đóng một phần cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vì con người sáng tạo ra máy móc, và điều khiển máy móc, con người phát minh cải tiến ra công cụ mới, vật liệu mới… Chỉ có con người mới tận dụng được hết công suất máy móc, tận dụng nguyên vật liệu trực tiếp làm tăng năng suất công việc… Do đó việc chăm lo đến việc đào tạo, bồi dưỡng, tuyển mộ và nang cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động được coi là điều kiện hàng đầu của mỗi doanh nghiệp trong việc nâng cao hoạt động kinh doanh.
+ Nhân tố trình độ phát triển cơ sở vật chất ký thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và sản xuất: Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm à tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn lưu động, tạo điều kiện cho việc tái sản xuất mở rộng.
+ Nhân tố nguồn vốn và tổ chức nguồn vốn.
Để đạt được kế hoạch kinh doanh đề ra trước tiên doanh nghiệp đòi hỏi trước tiên phải có một lượng vốn nhất định. Nhà quản trị phải trả lời được các câu hỏi: Cần bao nhiêu vốn? Có thể huy động từ những nguồn nào? Vay trong thời hạn bao lâu?
+ Nhân tố uy tín vị thế của doanh nghiệp: nhân tố này ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh củ mỗi doanh nghiệp nếu một nhà quản trị có uy tín, vị thế trên thị trường sẽ có nhiều thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Nhân tố quản trị của doanh nghiệp trình độ quản trị doanh nghiệp quyết định hiệu quả kinh doanh thông qua các quyết định chỉ đạo sản xuất kinh doanh, cụ thể là: xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết năng động; phát huy hết tài năng của nhân viên, làm cho họ coi doanh nghiệp như là gia đình của họ từ đó tạo ra sự gắn bó cá nhân và doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu.
b. Nhóm nhân tố bên ngoài: bao gồm các nhân tố như:
+ Môi trường kinh tế: bao gồm lạm phát, biến động tiền tệ, các chính sách kinh tế của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng… các nhân tố này ảnh hưởng đến cung cầu về sản phẩm của doanh nghiệp từ đó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.
+ Môi trường văn hoá: điều kiện xã hội, tình trạng làm việc, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng,… phong cách lối sống công nghiệp tạo điều kiện cho việc thực hiện kỷ luật lao động, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế…
+ Môi trường chính trị - xã hội:
Môi trường chính trị ổn định luôn là điều kiện và là cơ sở cho việc phát triển các hoạt động đầu tư, phát triển kinh tế, vấn đề đầu tư tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh.
+ Nhân tố thị trường và đầu ra của doanh nghiệp:
Thị trường đầu vào ảnh hưởng đến tính liên tục và hiệu quả của sản xuất còn thị trường đầu ra quyết định tái sản xuất.
+ Môi trường pháp lý:
Doanh nghiệp nào mà ở trong một quốc gia có hành lang pháp lý lành mạnh sẽ rất thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ Môi trường công nghệ:
Tình hình nghiên cứu và triển khai khoa học kỹ thuật mới, và môi trường công nghệ phát triển cho phép các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ thích hợp vào sản xuất kinh doanh.
+ Môi trường quốc tế:
Các liên minh đa quốc gia về chính trị, kinh tế , cải tổ chức hiệp hội kinh tế khu vực và trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa các nước, chiến tranh, sẽ ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp từ đó tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Môi trường hình thái và cơ sở hạ tầng:
Môi trường này tốt sẽ làm giảm chi phí kinh doanh để cải thiện môi trường bên trong của doanh nghiệp. Nếu cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian vận chuyển hàng hoá, vật tư…
III. HỆ THỐNG CÁC CHI PHÍ PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH.
1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh tổng hợp.
Chỉ tiêu về giá vốn hàng bán:
Là giá vốn của sản phẩm đã được tiêu thụ trong một thời kỳ hay một thời điểm. Giá vốn có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
b- Tổng doanh thu:
Tổng doanh thu bao gồm: Doanh thu hàng xuất khẩu, doanh thu hàng bán… Tổng doanh thu phản ánh toàn bộ số hàng được bán thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng của số hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ.
c- Chỉ tiêu về lợi nhuận:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - tổng chi phí.
Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận do đó doanh nghiệp phải tăng doanh thu và doanh thu phải giảm các chi phí tới mức thống nhất. Có lợi nhuận doanh nghiệp mới có khả năng tích luỹ để mở rộng sản xuất đẩy nhanh quá trình phát triển của doanh nghiệp.
d- Chỉ tiêu về lương công nhân:
Nhìn vào mức lương của công nhân viên ta có thể thấy được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Chủ doanh nghiệp phải hiểu, nắm bắt được tâm lý của người lao động, đảm bảo tốt công ăn việc làm cho người lao động, có chế độ tiền lương thoả đáng, phải biết khen thưởng làm khích lệ người lao động, từ đó tạo động lực làm cho họ làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động
Thông qua các chỉ tiêu sau:
a. Về cơ cấu lao động:
Đề cập đến tổng số lao động trực tiếp, gián tiếp, trình độ lao động… của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có cơ cấu lao động tốt sẽ tạo cho mình thế và lực trong lao động.
b.- Năng suất lao động.
Việc phân công hợp lý khoa học nguồn lực lao động góp phần làm tăng năng suất lao động.
Năng suất
=
Số lượng sản phẩm
Thời gian lao động
3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh về mặt tài chính:
Bát kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều có nhu cầu về vốn và sử dụng vốn. Do đó việc phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết, việc phân tích đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ sinh lời
=
L...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status