Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua và định hướng khuôn khổ pháp lý cho cổ phần hoá - pdf 15

Link tải miễn phí luận văn

Ngày nay, toàn cầu hoá kinh tế đang trở thành một xu thế tất yếu của thế giới đương đại, nó chi phối đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia, các nước dù muốn hay không, dù giàu hay cùng kiệt đều bị cuốn vào vòng xoáy của cơn lốc này và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.Để đứng vững trong cơn lốc thị trường. Chúng ta đã chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với hội nhập kinh tế quốc tế.Hội nhập tức là dám chấp nhận chơi trên một sân chơi chung mà lợi thế nghiêng về các nước tư bản phát triển, một sân chơi có nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.Vì vậy để thành công thì năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng phải không ngừng được nâng cao.Ở nước ta, hiện nay có khoảng hơn 5000 doanh nghiệp Nhà nước đang nắm những ngành những ,lĩnh vực then chốt là xương sống của nền kinh tế nên nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.Hơn nữa, có một thực tế không thể phủ nhận là ngày nay khu vực kinh tế tư nhân và các khu vực khác hoạt động tốt hơn khu vực kinh tế Nhà nước, nếu không có sự quản lý sẽ tạo điều kiện cho tư nhân phát triển.Vì vậy, để nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân thì cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước được xác định là một trong những giải pháp quan trọng trong bước đi hội nhập của Việt Nam.








I.Bản chất của cổ phần hóa và sự cần thiết cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam .
1.Bản chất cổ phần hóa.
Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu thành công ty cổ phần tức doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu , cổ phần hóa nói chung có thể diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, tại các doanh nghiệp Nhà nước .
Như vậy cổ phần hóa là quá trình đa dạng hóa chủ sở hữu của doanh nghiệp .Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần trong đó nhà nước có thể vẫn giữ tư cách là một cổ đông tức là nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tài sản của doanh nghiệp. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước không chỉ là quá trình chuyển sở hữu nhà nước thành sở hữu của các cổ đông mà có cả hình thức doanh nghiệp Nhà nước thu hút thêm vốn thông qua bán cổ phiếu đẻ trở thành công ty cổ phần.
Như vậy về bản chất cổ phần hóa là cách thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển hình thái kinh doanh một chủ sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp thành nhiều chủ sở hữu để tạo ra mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và làm chủ thực sự doanh nghiệp đồng thời huy động được vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ , phát triển doanh nghiệp ,tăng trưởng kinh tế.
Chúng ta cần phân biệt cổ phần hóa với tư nhân hóa .Cổ phần hóa không phải là tư nhân hóa bởi lẽ tư nhân hóa là quá trình chuyển đổi toàn bộ hay một phần quyền sở hữu tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước từ nhà nước sang tư nhân đông thời chuyển các lĩnh vực kinh doanh sản xuất từ nhà nước đọc quyền sang cho tư nhân đảm nhiệm theo nguyên tắc thị trường đối với những ngành , những lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm giữ mà trong những ngành những lĩnh vực này khu vực tư nhân hoàn toàn có thể làm tốt hơn doanh nghiệp Nhà nước .Quá trình tư nhân hóa có thể là đa dạng hóa sở hữu mà cũng có thể không .Nó có thể hiểu theo hai khía cạch rộng và hẹp .Theo nghĩa hẹp thì tư nhân hóa để chỉ quá trình bán toàn bộ sơ hữu nhà nước cho khu vực tư nhân .Còn theo nghĩa rộng tư nhân hóa dùng để chỉ quá trình chuyển đổi nói chung từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân song


34Fc8y6nqu1p6Kb
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status