Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội



MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1: Lý luận chung về kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại
1.1. Tổng quan về thị trường ngoại hối
1.1.1. Khái niệm về thị trường ngoại hối
1.1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường ngoại hối
1.1.4. Chức năng của thị trường ngoại hối
1.1.5. Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối
1.1.5.1. Nhóm khách hàng mua bán lẻ
1.1.5.2. Các ngân hàng thương mại
1.1.5.3. Những nhà môi giới ngoại hối
1.2.4. Các Ngân hàng trung ương
1.2.Tỷ giá và các giao dịch ngoại hối
1.2.1. Tỷ giá
1.2.1.1. Khái niệm tỷ giá
1.2.1.2. Các loại tỷ giá
1.2.1.3. Các phưong pháp yết giá
1.2.2. Các giao dịch trên thị trường ngoại hối
1.2.2.1. Giao dịch ngoại hối giao ngay
1.2.2.2. Giao dịch ngoại hối kỳ hạn
1.2.2.3. Giao dịch tiền tệ tương lai
1.2.2.4. Giao dịch hoán đổi ngoại hối
1.2.2.5. Giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ
1.3. Vai trò Ngân hàng thương mại trong kinh doanh ngoại hối
1.4. Các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh ngoại hối
1.4.1. Nhân tố chủ quan
1.4.2. Nhân tố khách quan
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
2.1. Khái quát tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội
2.1.2.1. Về cơ cấu tổ chức
2.1.2.2. Kết quả kinh doanh trên các mặt chủ yếu
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Hà Nội
2.2.1. Mục đích kinh doanh ngoại tệ
2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Hà Nội
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.2. Một số tồn tại
2.3.3. Nguyên nhân
Chương 3: Những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo& PTNT Hà Nội
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Hà Nội
3.2.1. Phát huy mạnh mẽ nhân tố con người
3.2.2. Khai thác triệt để các nguồn ngoại tệ
3.2.3. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý hiệu quả
3.2.4. Các giải pháp nghiệp vụ
3.2.5. Một số giải pháp kinh doanh khác
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
Kết luận
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng tin. Bình quân 31,4 ngày/1cán bộ/1năm.
+ Công tác kiểm tra kiểm soát được chú trọng cả chất lượng và số lượng kết hợp cả hai hình thức kiểm soát tại chỗ và kiểm soát từ xa, chi nhánh coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, an toàn kho quỹ, quản lý thẻ phiếu trắng trong giao dich, an toàn tài sản hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
+ Công tác thi đua khen thưởng được phát động thường xuyên, đẩy mạnh vai trò côngtác đoàn thể công đoàn. Đoàn thanh niên, phụ nữ, dân quân tự vệ, phát huy sáng kiến cải tiến nghiệp vụ, động viên khen thưởng kịp thời các tổ chức và cá nhân lao động xuất sắc, những gương người tốt việc tốt.
Năm 2004, NHNo& PTNT Hà Nội với tinh thần quyết tâm và sự đoàn kết nhất trí cao của đảng ủy, ban giám đốc cùng tập thể cán bộ nhân viên và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp chính quyền, các ban ngành từ trung ương đến địa phương, sự chỉ đạo sâu sát của ngân hàng cấp trên, sự cộng tác tích cực của khách hàng đã giúp chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh và đạt kết quả tốt góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa thủ đô.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo& PTNT Hà Nội.
2.2.1. Mục đích kinh doanh ngoại tệ:
a/ Thoả mãn nhu cầu của khách hàng:
Khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của mỗi ngân hàng. Hoạt động của NHTM nói chung và của NHNo&PTNT hà nội nói riêng thì mục đích chính là thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều này, Ngân hàng đã tích cực hoạt động, tìm tòi và tạo lòng tin đối với khách hàng bằng việc đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Mặc dù hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng còn nhiều hạn chế nhưng với sự nỗ lực và ý chí quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng đã ngày một củng cố niềm tin, tạo được uy tín và giữ được quan hệ cũng như phát triển các mối quan hệ đối với khách hàng.
Khách hàng không chỉ là một trong những nhân tố duy trì và phát triển hoạt động ngân hàng mà còn là thành phần quan trọng giúp ngân hàng nâng cao vị thế, uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường. Nếu ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng đến tham gia giao dịch và quan hệ thì điều đó chứng tỏ ngân hàng là một địa chỉ rất đáng tin cậy và sẽ góp phần giúp ngân hàng đạt được mục tiêu đề ra.
Chính vì vậy, chi nhánh luôn chú trọng, quan tâm tới khách hàng. Toàn thể cán bộ trong chi nhánh luôn tân tâm và phục vụ nhiệt tình chu đáo đối với tất cả khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Chi nhánh đã từng bước đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc làm này chắc chắn sẽ tạo nên hiệu quả kinh doanh cũng như nâng cao uy tín của chi nhánh trên thị trường.
b/ Phòng ngừa rủi ro ngân hàng gặp phải trong kinh doanh ngoại tệ:
Sự khác biệt giữa các loại ngoại tệ khác nhau dẫn tới sự chênh lệch giữa tài sản và nguồn của ngân hàng bằng ngoại tệ, các khoản cho vay, các khoản nợ bằng ngoại tệ cũng như các đồng ngoại tệ khác. Nhu cầu phòng tránh rủi ro tài chính, điều tiết rủi ro ngoại hối liên quan đến hoạt động của các nhân viên kinh doanh ngoại hối, hoạt động quản lý khách hàng cũng như quản lý rủi ro của bản thân ngân hàng từ các giao dịch thương mại và tài chính, từ tài sản và nguồn.
- Rủi ro về tỷ giá và lãi suất:
Tất cả các ngân hàng có trạng thái ngoại hối mở dương với một loại ngoại tệ đều gặp phải rủi ro mất mát nếu ngoại tệ đó mất giá. Ngân hàng tồn tại trạng thái ngoại tệ âm sẽ gặp rủi ro nếu ngoại tệ đó lên giá. Ngay cả khi ngân hàng có một báo cáo cân đối ngoại tệ, ngân hàng cũng không thể tránh khỏi rủi ro ngoại hối nếu thời hạn giao dịch của các ngoại tệ bên tài sản và nguồn vốn không đồng nhất.
NHNo&PTNT Hà Nội đã hạn chế rủi ro về tỷ giá trong giao dịch bằng cách:
+ Sử dụng VND huy động được mua USD trên thị trường ngay khi cam kết bán cho khách hàng. Như vậy ngân hàng mất chi phí về chiếm dụng vốn trong suốt thời gian hiệu lực của cam kết bán ngoại tệ.
Sau đó ngân hàng đem USD vừa mua được đầu tư tiền gửi tại NHNN để hưởng lãi suất tiền gửi USD.
+ Tại thời điểm thanh toán L/C của khách hàng, NH cho khách hàng vay USD cho đến khi thực hiện bán USD cho khách hàng, NH sẽ được hưởng lãi tiền vay.
+ Đồng thời tại thời điểm thanh toán L/C, thu phí thanh toán quốc tế.
Từ các khoản thu chi NH phải lên cân đối để tính được tỷ giá sẽ bán cho khách hàng tại thời điểm trả nợ vay sao cho đảm bảo kinh doanh có lãi và tỷ suất lợi nhuận ngang bằng với phương án cho vay VND.
Vì vậy trước biến động không ngừng của nền kinh tế cũng như chính trị trên Thế giới, chi nhánh vẫn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thông suốt và ổn định.
- Rủi ro hoạt động:
Rủi ro này liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng như: thanh toán chậm, sai số lượng, sai đối tượng, không tuân thủ các hướng dẫn về thanh toán… thì ngân hàng phải gánh chịu các khoản mất mát khác. Rủi ro này có thể hạn chế bằng cách xác định và thực hiện một cách chính xác các nhiệm vụ đặt ra.
Thực tiễn cho thấy, công tác quản lý rủi ro ngoại hối đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Tăng cường quản lý rủi ro ngoại hối sẽ thúc đẩy hoạt động của ngân hàng trên thị trường ngoại hối có hiệu quả hơn: kinh doanh có lãi, bảo toàn vốn và phân tán rủi ro cho các nghiệp vụ khác.
c/ Tăng doanh lợi cho Ngân hàng từ các khoản phí dịch vụ
Đối với mỗi ngân hàng thì mục đích cuối cùng mà các ngân hàng muốn đạt được chính là lợi nhuận. Thoả mãn nhu cầu khách hàng, tạo uy tín, niềm tin đối với khách hàng, phòng tránh những rủi ro mà ngân hàng gặp phải… thì cái đích cuối cùng vẫn là nhằm thu được lợi nhuận cho ngân hàng. Chi nhánh đã tích cực đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, tìm ra những giải pháp tốt nhất để khắc phục những hạn chế, đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Toàn thể cán bộ trong chi nhánh ( đặc biệt là Phòng Kế hoạch nguồn vốn) luôn ý thức và cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ vì đây là một lĩnh vực kinh doanh góp phần bổ sung thu nhập cho ngân hàng.
Đã nói đến kinh doanh thì dù là lĩnh vực gì suy đến cùng vẫn là để thu lợi nhuận. Bởi vì lợi nhuận là cơ sở tồn tại và phát triển của tất cả các chủ thể kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và của lĩnh vực ngân hàng nói riêng., là nền tảng cho tái sản xuất mở rộng. Do đó việc ngân hàng tham gia kinh doanh ngoại tệ bên cạnh mục đích chính là lợi nhuận thì mục tiêu cốt lõi trong hoạt động ngân hàng trước tiên phải là an toàn vốn. Vì vậy ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận thông qua nhận thức, theo dõi tình hình biến động kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước để đưa ra quyết định đúng đắn.
Trong kinh doanh ngoại tệ, các khoản phí thu được từ việc làm đại lý bán buôn, bán lẻ cho khách hàng chỉ là những khoản thu thứ yếu, là nguồn bổ sung thu nhập cho ngân hàng. Nhưng đã nói đến...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status