Đồ án tổng quan về edm - pdf 15

Download miễn phí Đồ án tổng quan về edm
Trước đây máy EDM sử dụng hệ thống điều khiển dùng mạch điện tử (Electronic Systems). Transistor được dùng ở đây như công tắc đóng mở. Với kích thước nhỏ và không có cấu tạo cơ khí, chất bán dẫn có độ tin cậy cao hơn và thực hiện sự chuyển mạch nhanh hơn nhưng với giá thành thấp hơn so với rơle rất nhiều. So với hệ điều khiển bằng rơle thì hệ điều khiển bằng điện tử đã tạo ra một bước nhảy rất lớn trong việc thiết kế một hệ thống điều khiển. Hệ thống điều khiển bằng mạch điện tử tuy đã có những ưu điểm rõ rệt như: kích thước vật lý nhỏ gọn, tốc độ điều khiển nhanh, khả năng chống nhiễu tốt, khả năng điều khiển các nhiệm vụ phức tạp, giá thành từng chức năng thấp nhưng vẫn còn có những hạn chế như: việc thiết kế lắp đặt lâu, khả năng thay đổi chương trình điều khiển một cách linh hoạt là không thể thực hiện được, công tác bảo trì bảo dưỡng là rất khó khăn. Bộ điều khiển ra lệnh cho động cơ bước thông qua bộ vít me bi đai ốc làm dịch chuyển điện cực và bàn máy. Xung điện áp từ bộ điều khiển qua mạch công suất được đưa đến điện cực và phôi. Trong quá trình gia công các tín hiệu phản hồi được đưa về bộ điều khiển để so sánh lấy ra tín hiệu điều khiển tiếp tục qúa trình gia công. Chu trình gia công cứ lặp lại một cách cứng nhắc như trên. Như vậy, việc tìm ra một hệ điều khiển mang tính chất tối ưu và linh hoạt là rất cần thiết.
Như đã phân tích trong chương 2 thì bộ điều khiển logic khả lập trình thể hiện những ưu điểm riêng của nó. Thế mạnh của bộ điều khiển khả lập trình so với phương pháp điều khiển bằng mạch điện tử là ở chỗ trong bộ PLC có thể dễ dàng thay chương trình, bỏ chương trình cũ và nạp chương trình mới trong một thời gian ngắn và ít tốn kém. Việc lắp đặt rất đơn giản và đặc biệt là có thể kết nối với máy tính để điều khiển, đây là ưu điểm lớn của điều khiển bằng PLC mà các hệ điều khiển trước nó không thể có được.
Giải pháp nâng cấp là loại bỏ mạch điện tử ghép cứng và thay bằng bộ điều khiển logic khả lập trình PLC, đồng thời ghép nối trực tiếp với máy tính PC.Trong đó chỉ cần Module CPU và các cụm công suất động cơ đã thay thế mạch điện tử một cách hữu hiệu. Hơn thế nữa nó được ghép nối với máy tính PC để nâng cao sự tối ưu, trong quá trình gia công điện áp và dòng điện được phản hồi về CPU và PC, tại PC sau khi xử lý các thông số sẽ đưa ra tín hiệu điều khiển trực tiếp động cơ bước và các thông số tối ưu rồi chuyển về CPU. Như vậy trong quá trình gia công máy làm việc với các thông số đã được tối ưu. Chương trình điều khiển có thể thay đổi một cách dễ ràng thông qua phần mềm trên PC mà không cần có sự thay đổi nào về phần cứng.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Chương 2
THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN LOGIC KHẢ TRÌNH (PLC)
PLC VÀ KHẢ NĂNG CỦA PLC
PLC là gì ?
Thiết bị điều khiển Logic khả trình (Programmable Logic Control), viết tắt là PLC, là loại thiết bị cho phép nhập các thuật toán điều khiển số thông qua một ngôn ngữ lập trình, thay cho việc phải thể hiện các thuật toán đó bằng mạch số. Như vậy, với chương trình điều khiển trong mình, PLC trở thành một bộ điều khiển số nhỏ gọn, dễ thay đổi thuật toán và đặc biệt dễ trao đổi thông tin với môi trường xung quanh. Toàn bộ chương trình điều khiển được lưu trong bộ nhớ của PLC dưới dạng các khối chương trình và được thực hiện lặp theo chu kì của vòng quét (scan).
Bộ nhớ chương trình
Khối vi xử lí trung tâm
+
Hệ điều hành
Time
Bộ đếm
Bit cờ
Cổng vào ra I/O
Bộ đệm I/O
Cổng ngắt và đếm tốc độ cao
Quản lí ghép nối
Nguyên lý chung về cấu trúc bộ PLC
Để có thể thực hiện được một chương trình điều khiển, tất nhiên PLC phải có chức năng như một máy tính, nghĩa là phải có một bộ vi xử lí (CPU), một hệ điều hành, bộ nhớ để lưu chương trình điều khiển, dữ liệu và tất nhiên phải có các cổng Vào/Ra để giao tiếp được với đối tượng điều khiển và để trao đổi thông tin với môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ bài toán điều khiển số, PLC phải có thêm các khối chức năng đặc biệt khác như: bộ đếm (Counter), bộ thời gian (Timer), ... và những khối hàm chuyên dụng.
Khả năng và ưu điểm của PLC so với các loại điều khiển khác
Trong quá trình phát triển của khoa học kĩ thuật trước đây người ta mới chỉ phân biệt 2 phạm trù kĩ thuật: điều khiển bằng cơ khí và điều khiển bằng điện tử.
Nhưng từ cuối thập kỉ 20 người ta đã đưa ra những chỉ tiêu chi tiết để phân biệt các loại kĩ thuật điều khiển. Bởi vì trong thực tế sản xuất cần đòi hỏi điều khiển tổng thể những hệ thống máy chứ không phải điều khiển từng máy đơn lẻ. Sự phát triển của PLC đã đem lại nhiều thuận lợi và làm cho các thao tác máy trở nên nhanh nhạy dễ dàng và tin cậy.
Từ “khả lập trình” - nghĩa là có thể lập trình được - đã nói lên một mối liên hệ chặt chẽ với máy tính, trong đó các ngôn ngữ lập trình như FORTRAN, COBOR, PASCAL,...đã được sử dụng. Nó bao hàm cả khả năng giải quyết các vấn đề toán học và công nghệ. Từ “điều khiển” hàm ý mục tiêu ứng dụng trong công nghiệp của PLC, nghĩa là tạo lập, gửi đi và tiếp nhận những tín hiệu nhằm mục đích kiểm soát và sự kích hoạt hay đình chỉ những chức năng cụ thể của máy đã được ứng dụng PLC trong hệ thống.
Kĩ thuật điều khiển Logic khả trình phát triển trên cơ sở công nghệ máy tính từ năm 1968 - 1970 và đã từng bước tiếp cận và phát triển theo nhu cầu của công nghiệp. Quy trình lập lúc ban đầu được trang bị để sử dụng trong các xí nghiệp điện tử, ở đó trang bị kĩ thuật và tay nghề thành thạo đã được kết hợp với nhau. đến nay các thiết bị và kĩ thuật PLC đã phát triển tới mức những người sử dụng nó không cần giỏi những kiến thức điện tử mà chỉ cần nắm vững công nghệ sản xuất để chọn thiết bị thích hợp là có thể lập trình được.
Trình độ của khả năng lập trình được, lập trình dễ dàng hay khó khăn cũng là một chỉ tiêu quan trọng để xếp hạng hệ thống điều khiển. Ở đây có sự phân biệt giữa những bộ điều khiển mà người dùng có thể thay đổi được quy trình hoạt động so với các bộ điều khiển không thể thay đổi được quy trình hoạt động có nghĩa là điều khiển theo quy trình cứng. Tùy theo kết cấu của hệ thống và cấu tạo các thành phần mà mỗi phạm trù điều khiển trên đây lại chia làm nhiều loại điều khiển khác nhau.
Rơle không phải là loại điều khiển duy nhất được coi là theo quy trình cứng và do đó không thay đổi được. Nhiều loại điều khiển bằng các thành phần mạch điện tử cũng nằm trong số các quy trình cứng này. Nếu chức năng của một hệ điều khiển đã được xác định bởi mối liên kết trong theo quy trình cứng của các phần tử cá thể thì nó thuộc loại điều khiển không thay đổi được hay còn gọi là loại có “chức năng cố định”. Khi đó sự thay đổi muốn có chỉ có thể được thực hiện bằng cách nối lại các đường dây hay thay đổi một số thành phần.
Những hệ điều khiển không linh hoạt đó chứa các bộ phân phối thanh ngang, máy đọc băng đục lỗ hay các liên kết phích cắm khác thì có thể lập trình lại được nhưng chỉ trong một giới hạn rất hạn hẹp.
Tiếp xúc vật lí
Quy trình cứng
Không thay đổi
Thay đổi
Liên kết cứng
Liên kết phích cắm
Rơle, linh kiện điện tử Mạch ĐT, cơ thuỷ khí
Bộ nhớ khả LT
Quy trình mềm
Khả LT tự do
Bộ nhớ Thay đổi
RAM EEPROM
ROM EPROM
PLC xử lí một bit
PLC xử lí từ ngữ
Chức năng lưu trữ
ĐIỀU KHIỂN
Các hệ điều khiển linh hoạt được chia làm hai loại:
Điều khiển linh hoạt có thể lập trình trực tiếp, hay còn gọi là “có thể lập trình tự do”. Loại điều khiển này chứa bộ nhứ tiếp cận ngẫu nhiên (Random Access Memories), cho phép nhập dữ liệu hay phát lệnh thay đổi, hay thêm vào mà không cần thao tác cơ học.
Điều khiển linh hoạt có bộ nhớ thay đổi được. Loại này dùng bộ nhớ chỉ ghi một lần và sau đó chỉ có thể đọc ra mà thôi (ROM) và có thể lập trình lại được bằng cách thay bộ nhớ. Một số thành phần của nó có thể được thay khi một chương trình được soạn thảo hay biến đổi.
Vì cấu trúc các bộ điều khiển khả lập trình được dựa trên cùng một nguyên lí với kiến trúc của máy tính cho nên nó không chỉ thi hành các nhiệm vụ chuyển đổi mà có thể thực thi các ứng dụng khác như đếm, so sánh, tính toán hay xử lí các tín hiệu tương tự cho những mục đích riêng chẳng hạn như trong các quy trình kĩ thuật cơ khí...
Như vậy, sự khác nhau chính giữa bộ điều khiển Logic khả trình và công nghệ Rơle hay bán dẫn là ở chỗ kĩ thuật nhập chương trình vào như thế nào. trong điều khiển Rơle, bộ điều khiển chuyển đổi bao gồm một cách cơ học những modun cá thể phù hợp với chương trình mạch và dãy điều khiển được kiểm soát bằng tay thông qua việc nối dây do đó được gọi là “điều khiển cứng”. Trái lại, việc nhập một dãy điều khiển vào một PLC được thực hiện thông qua một panel lập trình và một ngoại vi chương trình, có thể chỉ ra mọi phương pháp và quy trình có thể nhập Logic vào các bộ phận lưu trữ điện tử. Thế mạnh của bộ điều khiển Logic khả trình so với các phương pháp điều khiển mạch cứng là ở chỗ nó có thể dễ dàng thay đổi được chương trình cũ và nạp chương trình mới trong một thời gian ngắn và ít tốn kém.
LÍ DO SỬ DỤNG PLC & GIÁ TRỊ KINH TẾ
Lí do sử dụng PLC
Trước kia bộ PLC rất đắt, khả năng hoạt động bị hạn chế và quy trình lập trình rất phức tạp. Vì những lí do đó mà nó chỉ được dùng cho những thiết bị đặc biệt có sự thay đổi thiết kế cần tiến hành ngay cả trong giai đoạn lập bảng nhiệm vụ và lập luận chứng. Do giảm giá liên tục kèm theo tăng khả năng của PLC dẫn đến kết quả là sự phát triển rộng rãi của việc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status