Quấn máy điện 3 pha - pdf 15

Download miễn phí Quấn máy điện 3 pha
ĐỀ TÀI: quấn máy điện 3 pha

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
A - CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÁY ĐIỆN
I. Giới thiệu chung về máy điện.
II. Nguyên lý máy phát điện và động cơ điện.
III. Sơ lược về các vật liệu để tạo máy điện.
IV. Phát nóng và làm mát máy điện.
B - MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ
I. Khái niệm chung.
II. Phân loại và kết cấu.
III. Công dụng của máy phát điện không đồng bộ :
IV. Nguyên lý làm việc của máy điện không đồng bộ.
C – CƠ SỞ THIẾT KẾ BỘ DÂY QUẤN STATO ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
I. Khái niệm và các thông số cơ bản.
II. Cách đấu giữa các nhóm cuộn dây.
III. Cách dựng sơ đồ dây quấn động cơ 3 pha.
D – KỸ THUẬT QUẤN DÂY
I. Chuẩn bị khuôn :
II. công cụ lắp đặt dây :
III. Kỹ thuật cách điện rãnh :
IV. Cách lắp dây vào rãnh :
PHẦN 2 : CÔNG NGHỆ VÀ SỐ LIỆU KỸ THUẬT
I. Yêu cầu
II.Thực hành


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI NÓI ĐẦU
Kỹ thuật điện là ngành kỹ thuật ứng dụng các hiện tượng điện từ để biến đổi năng lượng, đo lường, điều khiển, xử lý tín hiệu bao gồm các việc tạo ra, biến đổi và sủ dụng điện năng, tín hiệu điện trong các sinh hoạt của con người.
So với các hiện tượng vất lý khác như cơ, nhiệt, quang… hiện tượng điện từ được phát hiện chậm hơn vì các giác quan không cảm nhận trực tiếp được các hiện tượng này. Tuy nhiên, việc khám phá ra hiện tượng điện từ đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật chuyển sang lĩnh vực điện khí hoá và tự động hoá. Các phát minh, sáng chế liên tục ra đời thúc đẩy công nghiệp phát triển như vũ bão. Hàng loạt các máy móc, thiết bị điện được sản xuất, chế tạo giúp con người giải phóng lao động chân tay, thủ công, đưa nền sản xuất đi dần vào tự động hoá. Đồng thời, điện năng cũng phục vụ rất đắc lực cho con người trong mọi sinh hoạt.
Để thực hện việc biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại, người ta sử dụng các loại máy điện. Máy điện là một hệ điện từ bao gồm mạch từ và mạch điện liên quan với nhau. Mạch điện bao gồm hai hay nhiều dây quấn có thể chuyển động tương đối với nhau cùng với các bộ phận mang chúng. Từ nhu cầu tiêu dùng điện năng ngày càng cao nên máy điện càng được sử dụng nhiều trong cộng sống. Máy điện được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải… và tong các công cụ sinh hoạt gia đình.
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
A - CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÁY ĐIỆN
I. Giới thiệu chung về máy điện.
Máy điện là thiết bi điện hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Về cấu tạo, máy điện gồm mạch từ ( lõi thép) và mạch điện ( dây cuốn) dùng để biến đổi các dạng năng lượng khác như cơ năng thành điện năng
( máy phát điện ) hay điện năng thành cơ năng ( đông cơ điện) hay dùng để biến đổi các thông số điện như điện áp, dòng điện, tần số pha…
Sự biến đổi cơ điện trong máy điện dựa trên nguyên lý về điện từ. Nguyên lý này cũng đặt cơ sở cho sự làm việc của các bộ biến đổi cảm ứng dùng để biến đổi các thông số điện. Máy điện dùng làm máy biến đổi năng lượng là phần tử quan trong nhất của bất cứ thiết bị điện năng nào. Nó được sủ dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, các hệ điều khiển và tự động điều chỉnh.
Máy điện có nhiều loại, được phân loại theo nhiều cách khác nhau phân loại theo công suất, theo cấu tạo, theo chức năng, theo dòng điện, theo nguyên lý làm việc… ở đây ta phân loại theo nguyên lý biến đổi năng lượng.
+ Máy điện tĩnh:
Máy điện tĩnh thường gặp là các loại máy biến áp. Máy điện tĩnh làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông giữa các cuộn dây không có sự chuyển động tương đối với nhau.
Máy điện tĩnh thường dùng để biến đổi thông số điện năng. Do tính chất thuận nghịch của các quy luật cảm ứng điện từ, quá trình biến đổi có tính thuận nghịch.
Ví dụ: Máy biến áp có thể biến đổi điện năng có các thông số U1, I1,F1 thành điện năng có các thông số U2, I2, F2 và ngược lại.
MBA
U1, I1, ¦1 U2, I2, ¦2
+ Máy điện có phần động( quay hay chuyển động thẳng).
Nguyên lý làm việc dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ, lực điện từ, do từ thông và dòng điện của các cuộn dây có chuyển động tương đối với nhau gây ra. Loại máy điện nay thường dùng để biến đổi năng lượng.
Ví dụ: Biến điện năng thành cơ năng ( động cơ điện) hay biến cơ năng thành điện năng( máy phát điện ). Trong qúa trình biến đổi có tính thuận nghịch nghĩa là máy điện có thể làm việc ở chế độ máy phát hay động cơ điện.
Máy điện
Máy điện tĩnh
Máy điện có phần quay
Máy điện một chiều
Máy điện xoay chiều
Máy điện
Không đồng bộ
Máy điện
đồng bộ
Máy phát
Không đồng bộ
Động cơ
Không đồng bộ
Động cơ
đồng bộ
Máy phát
đồng bộ
Động cơ
1 chiều
Máy phát
1 chiều
Máy biến
áp
Sơ đồ phân loại máy điện thông dụng thường dùng
II. Nguyên lý máy phát điện và động cơ điện.
Máy điện có tính thuận nghịch nghĩa là có thể làm việc ở chế độ máy phát điện hay động cơ điện.
1. Chế độ máy phát điện.
Cho cơ năng của động cơ sơ cấp tác dụng vào thanh dẫn 1 lực cơ học FC, thanh dẫn sẽ chuyển động với tốc độ v trong từ trường của nam châm NS trong thanh dán sẽ cảm ứng một sức điện động e. Nừu nối 2 cực của thanh dẫn điện trở R của tải thì dòng điện i chạy trong thanh dẫn sẽ cung cấp điện cho tải. Nừu bỏ qua điện trở thanh dẫn thì điện áp đặt vào tải U=2. Công suất điện máy phát cung cấp cho tải là p = ui = ei. Dòng điện i nằm trong từ trường sẽ chịu tác dụng của lục điện từ Fđt = Bil có chiều như hình vẽ.
Khi máy quay với tốc độ không đổi, lực điện từ sẽ cân bằng với lực cơ của động cơ sơ cấp.
Fc = Fđt ® Fc.v = Fđt.v Þ Bil.v = ei
Như vậy công suất cơ của động cơ sơ cấp đã được biến đổi thành công suất điện nghĩa là cơ năng đã được biến đổi thành điện năng.
N
B i
Fđt Fc R
S
2. Chế độ động cơ điện.
Cung cấp điện cho máy điện, điện áp của nguồn U của nguồn điện gây ra dòng i trong thanh dẫn. Dưới tác dụng của từ trường sẽ có lực điện từ Fđt = Bi.l tác dụng lên thanh dẫn làm thanh dẫn chuyển động với tốc độ v. Công suất điện dưa vào động cơ.
P = ui = ei = Bilv = Fđt.v
Như vậy, công suất điện đưa vào động cơ đã biến thành công suất cơ trên trục Pc = Fđt.v. Điện năng đã biến thành cơ năng.
Ta thấy, cùng một thiết bị điện từ, tuỳ theo dạng năng lượng dựa vào mà máy điện có thể làm việc ở chế độ máy phát điện hay động cơ điện. Đây chính là tính chất thuận nghịch của mọi loại máy điện.
i
N
B
u
Fđt
S
III. Sơ lược về các vật liệu để tạo máy điện.
Các vật liệu dùng để chế tạo có thể chia làm 3 loại:
- Vật liệu tác dụng.
- Vật liệu kết cấu.
- Vật liệu cách điện.
1. Vật liệu tác dụng.
Đây là vật liệu dẫn từ và dẫn điện. Các vật liệu này được dùng để tạo điều kiện cần thiết sinh ra các biến đổi điện từ.
a. Vật liệu dẫn từ:
Để chế tạo mạch từ của máy điện, người ta thường dùng các loại thép khác nhau như thép lá kỹ thuật điện, thép lá thường, thép đúc, thép rèn. Giang ít được dùng vì dẫn từ không tốt lắm.
Người ta hay sử dụng các lá thép kỹ thuật điện có hàm lượng silic khác nhau nhưng không được vượt quá 4,5%. Hàm lượng silic này dùng để hạn chế tổn hao do từ trễ, tăng điện trở của thép để giảm tổn hao do dòng điện xoáy.
Người ta hay sử dụng các lá thép dày 0,50 mm dùng trong máy điện quay, ghép lại làm lõi thép để giảm tổn hao do dòng điện xoáy gây nên. Tuỳ theo cách chế tạo người ta phân lá thép kỹ thuật điện làm 2 loại: Cán nóng và các nguội. Loại cán nguội có đặc tính từ tốt hơn như độ từ thẩm cao hơn, tổn hao thép ít hơn loại cán nóng. Thép lá cán nguội lại chia làm 2 loại: đẳng hướng và vô hướng. Loại đẳng hướng có đặc đi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status