Một số ý kiến nhằm tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Một số ý kiến nhằm tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ CẦN THIẾT 3
PHẢI TĂNG TĂNG CƯỜNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3
1.1. Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng. 3
1.1.1. Khái niện, đặc điểm và tác dụng của thuế giá trị gia tăng. 3
1.1.2. Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 5
1.1.2.1. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng: 5
1.1.2.2. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng: 6
1.1.2.3. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng: 6
1.1.2.4. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: 7
1.1.2.5.Hoàn thuế giá trị gia tăng. 7
1.2. kinh tế ngoài quốc doanh và sự cần thiết tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: 8
1.2.1. Đặc điểm của kinh tế ngoài quốc doanh: 9
1.2.2. Vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta: 10
1.2.3. Quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 11
1.2.3.2. Quy trình xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế: 12
1.2.3.3. Quy trình xử lý miễn thuế, tạm giảm thuế: 13
1.2.3.4. Quy trình xử lý quyết toán thuế: 13
1.2.4. Sự cần thiết tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 14
CHƯƠNG 2 16
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG TRONG THỜI GIAN QUA 16
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng: 16
2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội và sự phát triển của các DN NQD trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: 16
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế và của Tổ quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Cao Bằng: 18
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng: 18
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của tổ quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 20
2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: 21
2.2.1 Công tác quản lý đối tượng nộp thuế: 21
2.2.2. Công tác quản lý các căn cứ tính thuế: 23
2.2.2.1. Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ: 23
2.2.2.2. Công tác quản lý kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào: 25
2.2.3. Công tác hoàn thuế, quyết toán thuế giá trị gia tăng: 27
2.2.3.1.Công tác hoàn thuế GTGT: 27
2.2.3.2. Công tác quyết toán thuế: 29
2.2.4. Công tác kiểm tra chống thất thu thuế: 30
2.2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý thuế GTGT đối với DN NQD trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: 31
2.2.5.2.Những mặt tồn tại trong công tác quản lý: 32
CHƯƠNG 3 36
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH 36
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN 36
TỈNH CAO BẰNG 36
3.1.Phương hướng nhiệm vụ của Cục Thuế Cao Bằng trong thời gian tới: 36
3.2.Một số kiến nghị nhằm tăng cường chính sách thuế GTGT: 37
3.2.1. Biện pháp quản lý đối tượng nộp thuế: 38
3.2.2.2.Công tác quản lý kê khai thuế GTGT: 40
3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra. 42
3.2.4. Tăng cường công tác tổ chức cán bộ: 43
3.2.5. Một số kiến nghị khác. 43
3.2.5.1. Hoàn thiện chính sách thuế. 43
3.2.5.2. Đẩy mạnh công tác thi đua tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế: 44
3.2.5.3. Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống tin học: 44
Kết luận 46
Tài liệu tham khảo 47
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tích cực cơ sở hạ tầng được đầu tư đúng mức. Nền kinh tế bước đầu có tích luỹ, đời sống đồng bào các dân tộc được cải thiện. Tuy là một tỉnh vùng cao biên giới còn hạn chế về giao thông (duy nhất chỉ có đường bộ) nhưng có lợi thế về cửa khẩu. Trong 3 cửa khẩu lớn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, thì cửa khẩu Tà Lùng thuộc huyện Phục Hoà là cửa khẩu Quốc gia. Những năm qua, giao lưu hàng hoá giữa Cao Bằng với Trung Quốc không ngừng tăng lên, đã góp phần thúc đẩy thương mại, du lịch phát triển. Là một tỉnh miền núi Cao Bằng có nguồn tài nguyền khoáng sản, nguồn tài nguyên rừng khá phong phú có nguồn nước mặt tương đối dồi dào là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn thuỷ điện tại chỗ góp phần điện khí hoá nông thôn. Ngoài ra Cao Bằng còn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá như: Thác Bản Giốc thuộc huyện Trùng Khánh, khu di tích lich sử hang Pác Bó là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, khu rừng Trần Hưng Đạo… là những tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Song bên cạnh những thuận lợi, những thế mạnh sẵn có về địa lý và tự nhiên thì Cao Bằng còn có những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Đó là một tỉnh miền núi, xa trung tâm Thủ đô cũng như các tỉnh lân cận, cho nên vấn đề giao lưu kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu cùng kiệt nàn, trình độ dân trí chưa cao… Những điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như ngoài nước vào Cao Bằng. Đó là những trở ngại không nhỏ tới kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng trên địa bàn tỉnh.
* Sự phát triển của các DN NQD trên địa bàn tỉnh Cao Bằng:
Từ đại hội đảng lần VI (1986) với chủ trương đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển nền kinh tế nước ta theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, trong đó có thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Sau đó tại các đại hội Đảng VII, VIII đường lối phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế tiếp tục được khẳng định.
Từ đó, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (gồm kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế hộ kinh doanh) phát triển mạnh. Kinh tế ngoài quốc phát triển còn góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương khác của Đảng và nhà nước như: chủ trương xoá đói giảm nghèo, phân bố lại cơ cấu kinh tế, xoá dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền ngược.
Từ năm 1990 khi quốc hội thông qua Luật công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, số lượng doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng. Cao Bằng từ năm 1990 đến năm 1999 số lượng các doanh nghiệp chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng. Nhưng từ năm 2000 đến nay với việc thực hiện luật doanh nghiệp mới chỉ trong 5 năm số lượng các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã tăng lên 8 lần (161 Doanh ngiệp) so với năm 1990 đến năm 1999 và quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp này ngày càng được mở rộng.
Tuy nhiên, do mới hình thành và phát triển nên phần lớn các cơ sở kinh doanh còn ở quy mô vừa và nhỏ. So với các Doanh nghiệp thuộc thanh phần kinh tế Nhà nước, trình độ công nghệ và trình độ quản lý của họ còn thấp, năng suất lao động chưa cao...
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế và của Tổ quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Cao Bằng:
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng:
Cục Thuế Cao Bằng là một trong 61 Cục Thuế trong cả nước được thành lập theo quyết định số: 314 TC/QĐ-TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ Tài Chính về việc thành lập Cục Thuế Nhà nước. Cục Thuế Cao Bằng ngoài đặc điểm là thực thực hiện nguyên tắc song trùng lãnh đạo (vừa đựơc sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục Thuế về chuyên môn cũng như về chỉ tiêu giao thực hiện trong năm, vừa được sự lãnh đạo về nhiêù mặt của UBND tỉnh nơi Cục Thuế đóng trụ sở).
Khi mới thanh lập toàn ngành thuế Cao Bằng có hơn 200 cán bộ công chức, trong đó: trình độ đại học có 7 công chức, trình độ trung cấp có 42 công chức, số còn lại là công chức từ bộ đội chuyển ngành sang chưa qua đào tạo.Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển đến nay Ngành Thuế Cao Bằng có 311 Công chức trong đó: Trình độ đại học chiếm 29%; Trình độ trung cấp chiếm 68,75% Số chưa qua đào tạo chủ yếu ở bộ phận phục vụ chiếm 2,25%, cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh, từ văn phòng Cục đến các Đội Thuế đều có trụ sở làm việc cán bộ công chức yên tâm công tác và ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới. Công tác kiên toàn bộ máy luôn đựơc ngành quan tâm, Cục Thuế có 8 phòng chức năng chuyên môn hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ có 13 Chi cục Thuế Huyện, Thị xã,và hơn 100 Đội Thuế xã, phường luôn theo dõi tình hình kinh doanh trên địa bàn, trực tiếp tham mưu cho cho lãnh đạo các cấp về công tác quản lý thu thuế.
*Bộ máy lãnh đạo cục bao gồm:
-- 01 cục Trưởng : có nhiệm vụ chỉ đạo chung ngoài ra còn phụ trách trực tiếp phòng: Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng tổng hợp và dự toán; Phòng Hành chính quản trị.
-- 02 Cục phó được phân công như sau:
+ Phó Cục Trưởng I: Phụ trách khối thu: Phòng Quản lý doanh nghiệp; Phòng tuyên truyền và hỗ trợ.
+ Phó Cục Trưởng II: Phụ trách phòng Thanh tra; Phòng ấn chỉ; Phòng tin học và xử lý dữ liệu
*Sơ đồ bộ máy Cục Thuế Cao Bằng:
P.ấn chỉ
P.Thanh tra
P.Tuyên truyền & hỗ trợ
Cục Trưởng
Phòng tin học và xử lý dữ liệu
P.Quản lý doanh nghiệp
Phó cục TrưởngII
Phó cục Trưởng I
P.Tổ chức cán bộ
P.Tổng hợp & dự toán
P.Hành chính quản trị tài vụ
UBND Tỉnh
Tổng Cục Thuế
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của tổ quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Trước năm 2003, Tổ quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng trực thuộc Phòng Nghiệp vụ chính sách thuế nay trực thuộc các chi cục.
Công việc của Tổ được bố trí như sau:
+ Tổ trưởng là người chỉ đạo chung trong tổ, có nhiệm vụ:
Báo cáo quyết toán, báo cáo công tác của tổ cho ban lãnh đạo chi cục và các phòng có liên quan.
Tổng hợp tờ khai thuế hàng tháng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế.
Tham mưu cho Chi cục trưởng giải quyết các chế độ chính sách thuế.
+ Tổ phó có nhiệm vụ:
- Làm công tác tổng hợp, báo cáo số thu tồn đọng của các doanh nghiệp thuộc tổ quản lý.
- Trực tiếp quản lý một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Lãnh đạo tổ giải quyết các công việc khi Tổ trưởng đi vắng.
- Tham gia trực tiếp thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế tại cơ sở.
+ Các cán bộ có nhiệm vụ: mỗi người quản lý một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, theo dõi, quản lý đối tượng nộp thuế, tiếp nhận và xử lý tờ khai đôn đốc đối tượng nộp thuế, xử lý ho...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status