Các giải pháp ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước khi nước ta gia nhập WTO - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Các giải pháp ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước khi nước ta gia nhập WTO



Mục lục
Trang
Lời mở đầu 2
A. những lý luận chung về ngân sách nhà nước .3
I. các khái niệm 3
1. Ngân sách nhà nước .3
2. Thu ngân sách nhà nước .3
II. Nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách nhà nước (NSNN) 4
III. Nguồn thu NSNN .4
1. Thuế nguồn thu chủ yếu của NSNN .4
2. Lệ phí .6
3. Thu từ lợi tức cổ phần nhà nước .6
4. Thu từ bán hay cho thuê tài sản thuộc sở hữu của nhà nước . 6
5. Thu về hợp tác lao động với nước ngoài và thu khác . .6
B. thực trạng thu ngân sách nhà .6
I. thu ngân sách nhà nước trước khi việt nam gia nhập WTO . .6
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN . 6
2. tình hình thu ngân sách nhà nước . 7
II. Ảnh hưởng của việc Việt Nam sau khi gia nhập WTO đến thu NSNN . .7
1. Cam kết và tác động của những cam kết khi gia nhập WTO
ảnh hưởng tới thu chi ngân sách nhà nước . .8
2. Thực trạng . 8
C. giải pháp ổn định thu ngân sách nhà nước . .11
I. Cải cách thuế 11
1. Vấn đề tài khoá . 11
2. Vấn đề tái phân phối thu nhập và công bằng xã hội . 12
3. Vấn đề hành chính thuế 12
II. Giải pháp giảm thâm hụt ngân sách nhà nước .12
1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt . . .12
2. Kiểm soát chặt chẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu công: . .13
3.Tập trung sức phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ,
bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá . .14
4. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu . 15
5. Triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng . 16
6. Tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian
lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật Nhà nước về giá .16
8. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền . . 18
III. Giải pháp đẩy mạnh thu ngân sách Nhà nước và cân đối
chi ngân sách nhà nước . .18
IV. Giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước .20
D. kết luận . .21
Tài liệu tham khảo . .
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sách là 300.000 tỷ đồng).
Năm 2005, dự toán thu ngân sách là 183.000 tỷ đồng, với tổng chi là 229.750 tỷ đồng (thâm hụt ngân sách là 40.750 tỷ đồng). Dự toán ngân sách nhà nước năm 2006 với tổng các nguồn thu ước đạt 237.900 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2005.
II. Ảnh hưởng của việc Việt Nam sau khi gia nhập WTO đến thu NSNN.
1. Cam kết và tác động của những cam kết khi gia nhập WTO ảnh hưởng tới thu chi ngân sách nhà nước.
Tác động trực tiếp của hội nhập được thể hiện qua yêu cầu thay đổi chính sách tài chính đế phù hợp với yêu cầu của các cam kết quốc tế, bao gồm:
-Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành , vậy nhiều mặt hàng nhập khẩu sẽ giảm thuế => ngân sách nhà nước sẽ bị giảm. Tuy nhiên điều gì cũng có 2 mặt “được và mất” , khi gia nhập WTO thực hiện một nền kinh tế mở nước ta sẽ có nhiều cơ hội, có nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài => có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, dưới tác động gián tiếp của cắt giảm thuế, tính ổn định và bền vững của thu ngân sách sẽ bị ảnh hưởng. Số thu từ khu vực kinh tế trong nước, nhất là từ các doanh nghiệp nhà nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh do tác động của cạnh tranh quốc tế và quá trình cải cách doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những thay đổi thị trường trong quá trình hội nhập cũng sẽ thay đổi nguồn thu.
+ Tác động đến thu NS thông qua việc thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình, thực hiện nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia, tuân thủ Hiệp định trị giá hải quan theo quy định của WTO.
+ Tác động đến chi NS thông qua việc cắt giảm các khoản trợ cấp trực tiếp đối với các DN theo yêu cầu của Hiệp định trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp thông qua cải cách tiền lương, trợ cấp, báo hiểm xã hội cũng như việc cải cách cơ cấu chi thường xuyên và chi đầu tư từ NSNN. Ngoài ra, HNKTQT yêu cầu hệ thống NSNN phải đảm bảo công khai, minh bạch hoá chính sách và đảm bảo các chính sách được thực hiện theo lộ trình có thể dự đoán trước để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN.
+ Tác động, ảnh hưởng gián tiếp của hội nhập đến NSNN được thể hiện qua tác động, ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, tiêu dùng - tiết kiệm - đầu tư, thương mại và hệ thống kinh tế vi mô, đặc biệt là hiệu quả kinh doanh của DN. Tốc độ tăng trưởng, sự biến động cơ cấu kinh tế, sự thay đối các tỷ lệ tiết kiệm - tiêu dùng - đầu tư hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khu vực DN... làm thay đổi cả mức độ và cơ cấu thu NS, cụ thể là số thu và cơ cấu các loại thuế như thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt, nhập khẩu, thu nhập DN, thu nhập cá nhân...
+ Theo cam kết, Việt Nam phải mở cửa 110 phân ngành thuộc 11 ngành dịch vụ cho các thành viên WTO. Những cam kết này liên quan đến chế độ đầu tư, hình thức thành lập doanh nghiệp, thuê đất, các biện pháp về thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước… Chúng ta chưa cho phép các công ty nước ngoài hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh (ngoại trừ điều đó được cho phép theo cam kết trong từng ngành cụ thể).
2. Thực trạng
Việc thực hiện các cam kết với WTO thì làm giảm các khoản thu chính của ngân sách nhà nước.
+ Nếu phân tích, đánh giá cụ thể đối với từng ngành hàng, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp thì có thể thấy, sau khi gia nhập WTO cũng có tác động, nhưng chưa nhiều. Đánh giá nền kinh tế thì không chỉ dựa vào một vài ngành hàng, mà phải dựa trên tổng quan. Sau 5 tháng gia nhập WTO, cả nền kinh tế chưa chịu tác động lớn.
+ Số thu ngân sách là hiệu quả của nền kinh tế. Số thu tăng có nghĩa là hiệu quả của nền kinh tế tăng và ngược lại. Nếu so với cùng kỳ năm 2006, thì tốc độ tăng thu ngân sách năm nay cao hơn; còn nếu lấy chỉ tiêu pháp lệnh để đánh giá, thì thu ngân sách năm 2007 tương đối khả quan. Với tiến độ thu của những tháng đầu năm, tui tin rằng, thu nội địa bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh. Nhưng nếu so với số thu đã được Bộ Tài chính đặt mục tiêu phấn đấu, thì từ nay đến cuối năm, ngành thuế còn phải phấn đấu rất lớn mới hoàn thành.
+ Trong năm 2007, ảnh hưởng của hội nhập không lớn, nếu ngân sách có giảm thu do phải giảm thuế nhập khẩu 100 - 200 tỷ đồng thì cũng không đáng kể, bởi tổng số thu ngân sách được bù lại nhờ sản xuất trong nước tăng do giảm được tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại.
Về nhịp độ tăng trưởng GDP, nền kinh tế của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2007 đã tăng trưởng cao hơn đoán với nhịp độ tăng trưởng GDP ở mức 7,9%. Nhịp độ tăng trưởng CLĐP trong quý III năm 2007 ước tính khoảng 8,93% và cả năm 2007 dừ kiến sẽ vào khoảng 8,3% đến 8,5%, đây là mức tăng trưởng GDP cao nhất trong 10 năm qua. Điều đáng nói ở đây là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nửa đầu năm 2007 phần lớn do tăng trưởng từ sản xuất công nghiệp (tăng 12,4%), thương mại, dịch vụ (dịch vụ thương mại và tài chính tăng 10,4%, khách sạn và nhà hàng tăng 12,7% do tiêu dùng và du lịch tăng cao) và sự phát triển của khu vực tư nhân (tăng trưởng của khu vực tư nhân là 20,5% gần gấp đôi khu vực nhà nước). Điều này cho thấy, sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển đúng hướng với việc dựa vào tăng trưởng ở các ngành quan trọng là công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Do đó, cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển theo hướng tích cực: tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng đã được nâng cao từ 41,31% lên 41,48%, của nhóm ngành dịch vụ đã nâng cao từ 38,25% lên 38,44% và của ngành nông, lâm, thủy sản đã giảm từ 20,45% xuống còn 20,08%. Thêm vào đó, một tín hiệu đáng mừng cho thấy hiệu quả của việc cải cách chính sách theo hướng không phân biệt đối xử (giảm dần bảo hộ cho các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân và các loại hình kinh tế khác) và mở cửa thị trường theo các cam kết với WTO thể hiện ở chỗ trong 6 tháng đầu năm 2007, đầu tư đã tăng tới 14%. Kết quả này có được là do việc cải cách chính sách đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh theo cam kết với WTO. Nhưng điều đáng nói nhất là đóng góp phần lớn vào tăng trưởng đầu tư là do khu vực tư nhân trong nước (chiếm tới 35%). Như vậy, chứng tỏ chính sách cải cách của chúng ta đã phát huy tác dụng kích thích và tạo điều kiện khuyến khích đầu tư tư nhân.
Về xuất khẩu, trong 8 tháng đầu năm 2007 xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 31,218 tỷ USD, tăng l 9,3% so với cùng kỳ năm 2006 (cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế). Trong đó, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 13,758 tỷ USD, chiếm 44,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt l 7,460 tỷ USD, chiếm 55,9 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì dệt may và da giày là những mặt hàng chịu tác động trực tiếp của cam kết WTO: theo cam ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status