Lạm phát và các vấn đề lạm phát xoay quanh lạm phát - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Lạm phát và các vấn đề lạm phát xoay quanh lạm phát



Mục lục
 
Tiêu Đề
A.MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
PHẦN I: Cơ sở lý luận về lạm phát:
I.1. Khái niệm, nguyên nhân và phân loại lạm phát:
I.1.1: Khái niệm lạm phát:
I.1.1.1: Khái niệm lạm phát cơ sỏ:
I.1.1.2: Khái niệm lạm phát trong điều kiện hiện đại
I.1.2. Nguyên nhân và phân loại lạm phát:
I.2. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế
I.2.1. Đối với lĩnh vực sản xuất
I.2.2. Đối với lĩnh vực lưu thông
I.2.3. Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
I.2.4. Đối với chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước
I.2.5. Đối với thực tế cuộc sống, xã hội
PHẦN II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG THỰC TIỄN KINH TẾ Ở VIỆT NAM.
II.1. Thực trạng lam phát qua các thời kỳ phát triển ở Việt Nam
II.1.1. Giai đoạn từ năm 1976 -1980:
II.1.2. Giai đoạn 1981-1988
II.1.3. Giai đoạn 1988-1995
II.1.4. Lạm phát ở Việt Nam nhưng năm đầu thế kỷ 21
PHẦN III: KIỀM CHẾ LẠM PHÁT VÀ CHỐNG LẠM PHÁT Ở NƯỚC TA
III.1. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
III.2. Các biện pháp ổn định, kiềm chế lạm phát ở Việt Nam
III.2.1. Các giải pháp tièn tệ tài chính:
III.2.2.Các biện pháp về ngân sách nhà nước.
III.2.3.Các biện pháp về điều hành cung cầu thị trường:
C. KÉT LUẬN
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

người ta có thể phân loại lạm phát theo nhiều tiêu chí khác nhau.
I.1.2.1. Căn cứ vào mức độ người ta chia lam ba loại
- Lạm phát vừa phải : Loai lạm phát này xẩy ra với mức tăng chậm của gía
cả được giới hạn ở mức độ một con số hàng năm (tức là > 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp gía cả tương đối thay đổi chậm và được coi như là ổn đị
- Lạm phát phi mã :Mức độ tăng của gía cả đã ở hai con số trở lên hàng
năm trở lên. Lạm phát phi mã gây tác hại nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng-lãi suất thực tế giảm xuống dưới 0 (có nơi lãi suất thực tế giảm xuống tới 50-100/năm), nhân dân tránh giữ tiền mặt.
- Siêu lạm phát: Tiền giấy được phát hành ào ạt, gía cả tăng lên với tốc độ
chóng mặt trên 1000 lần/năm. Siêu lạm phát là thời kì mà tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã và vô cùng không ổn định.
I.1.2.2. Căn cứ vào nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát người ta phân biệt
- Lạm phát để bù đắp các thiếu hụt của ngân sách: Đây là nguyên nhân
thông thường nhất do sự thiếu hụt ngân sách chi tiêu của Nhà nước (y tế, giáo dục, quốc phòng) và do nhu cầu khuếch trương nền kinh tế. Nhà nước của một quốc gia chủ trương phát hành thêm tiền vào lưu thông để bù đắp cho các chi phí nói trên đang thiếu hụt.
Ở đây chúng ta thấy vốn đầu tư và chi tiêu của Chính phủ được bù đắp
bằng phát hành, kể cả tăng mức thuế nó sẽ đẩy nền kinh tế đi vào một thế mất cân đối vựợt quá sản lượng tiềm năng của nó. Và khi tổng mức cần của nền kinh tế vượt quá khả năng sản xuất của nền kinh tế (vì các yếu tố sản xuất của một nền kinh tế là có giới hạn) lúc đó cầu của đồng tiền sẽ vượt quá khả năng cung ứng
hàng hoá và lạm phát sẽ xẩy ra, gía cả hàng hoá tăng lên nhanh chóng.
- Lạm phát chi phí đẩy: Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế... Khi giá cả của một hay vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
- Lạm phát cầu kéo : Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hay vượt quá tiềm năng. Khi xảy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền không lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hóa. Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng.
- Lạm phát ỳ: Là lạm phát chỉ tăng với một tỷ lệ không đổi hàng năm
trong một thời gian dài. Ở những nước có lạm phát ỳ xẩy ra, có nghĩa là nền kinh tế ở nước đó có một sự cân bằng mong đợi, tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ được trông đợi và dược đưa vào các hợp đồng và các thoả thuận không chính thức. Tỷ lệ lạm phát đó được Ngân hàng Trung ương, chính sách tài chính của Nhà nước, giới tư bản và cả giới lao động thừa nhận và phê chuẩn nó. Đó là một sự lạm phát nằm trong kết cấu biểu hiện một sự cân bằng trung hoà và nó chỉ biến đổi khi có sự chấn động kinh tế xảy ra (tỷ lệ ỳ tăng hay giảm). Nếu như không có sự chấn động nào về cung hay cầu thì lạm phát có xu hướng tiếp tục theo tỷ lệ cũ.
I.1.2.3. Căn cứ vào quá trình bộc lộ hiện tình hình lạm phát người ta phân biệt:
- Lạm phát ngầm :đây là loại lạm phát đang ở giai đoạn ẩn náu, bị kiềm chế
về tốc độ tăng giá.
- Lạm phát công khai: đây là loại lạm phát mà sự tăng giá cả hàng háo, dịch vụ rõ rệt trên thị trường.
I.2. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế
I.2.1. Đối với lĩnh vực sản xuất
Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra
biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự
mất giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu
quả kinh doanh - sản xuất ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi, gây ra
những xáo động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn.
I.2.2. Đối với lĩnh vực lưu thông
Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng
hoá. Các nhà doanh nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thông. Thậm chí khi lạm phát trở nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi ro cao. Do đó nhiều người tham gia vào lĩnh vực lưu thông nên lĩnh vực này trở nên hỗn loạn. Tiền ở trong tay những người vừa mới bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu thông, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phát gia tăng.
I.2.3. Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu
hẹp. Số người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống
ngân hàng, do lượng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu
cầu của người đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều
chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những người hiện có lượng tiền mặt
nhàn rỗi trong tay. Về phía người đi vay, họ là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa. Chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt.
I.2.4. Đối với chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước
Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá.
Khi lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả làm cho thị trường bị rối loạn. Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt và kém. Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm… các ngành, các lĩnh vực dự định được Chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hay không có gì. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được.
I.2.5. Đối với thực tế cuộc sống, xã hội
Qua thực tế của lạm phát ta thấy rằng hậu quả của nó để lại cho nền kinh tế
là rất trầm trọng, nó thể hiện về mọi mặt của nền kinh tế, đặc biệt là một số hậu quả sau:
- Xã hội không thể tính toán hiệu qủa hay điều chỉnh các hoạt động kinh
doanh của mình một cách bình thường được do tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo giá trị hay nói đúng hơn là thước đo này bị co giãn thất thường.
- Tiền tệ và thuế là hai công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết nền
kinh t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status