Phân tích tài chính công ty cổ phần nhựa Bình Minh - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Phân tích tài chính công ty cổ phần nhựa Bình Minh



Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh qua các năm có chiều hướng thu vào, ngược lại, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư các năm qua đều có chiều hướng chi ra. Tuy nhiên xem xét kỹ ta thấy trong lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư thì chi đầu tư tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn do đó cho thấy công ty đang có xu hướng mở rộng sản xuất.
Đối với lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính có sự thay đổi thất thường qua các năm. Xem xét kỹ ta thấy các năm công ty đều phải chi trả một khoản tương đối nợ vay. Bên cạnh đó, cứ cách một năm công ty lại vay thêm nợ nên trong năm đó tình hình tài chính công ty được cải thiện nhưng năm sau tài chính công ty bất ổn. Điều này có thể là nghệ thuật quản trị nợ vay của ban lãnh đạo công ty tuy nhiên đa số nợ vay là nợ vay ngắn hạn nên với tỷ số đảm bảo dòng tiền không cao 0,22 thì đây là một khoản mục rủi ro cần xem xét hơn sau này.
Tỷ số đảm bảo dòng tiền (2005-2008) = Tiền mặt hoạt động/ (chi tiêu vốn, hàng tồn kho, cổ tức) = 126682403255/ 578127574079 = 0.22
Tỷ số tái đầu tư tiền mặt = (dòng tiền hoạt động – cổ tức)/(tổng tài sản + đầu tư + tài sản khác + vốn luân chuyển)
Vốn luân chuyển = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

̉n phẩm nhựa ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp tạo dựng được những thương hiệu sảm phẩm uy tín trong nước như: ống nhựa Bình Minh, Tiền Phong,... bao bì Tân Tiến, Vân Đồn..., và nhiều doanh nghiệp khác. Không chỉ phát triển mạnh mẽ trong nước, ngành Nhựa cũng đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài. Đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của ngành Nhựa đạt 725 triệu USD so với 95,5 triệu USD năm 2000, tăng gấp gần 8 lần (nguồn: Tổng cục Thống kê). Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong các năm vừa qua, nhựa được đánh giá là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất cả nước sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê. Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu cho thấy các sản phẩm nhựa của Việt Nam đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và từng bước khẳng định vị trí quan trọng của ngành Nhựa trong sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp.
Ngành Nhựa Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển nhanh chóng. Đến nay toàn ngành có khoảng 2000 doanh nghiệp trải dài từ Bắc và Nam, tập trung 80% ở Tp. HCM thuộc mọi thành phần kinh tế. Sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành, tác động tích cực đến công nghệ hiện đại và trình độ quản lý. Bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế trong ngành. Các doanh nghiệp trong ngành Nhựa thiếu sự liên kết hoặc chuyên môn hóa trong sản xuất dẫn đến đầu tư tràn lan làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường nội địa và làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cũng như toàn ngành nói chung. Các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào dẫn đến sự phụ thuộc vào giá nguyên liệu.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành Nhựa Việt Nam vẫn từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Các nhân tố ảnh hưởng:
Nhân tố chính trị, luật pháp
Hệ thống chính trị, luật pháp, chính sách ổn định của Việt Nam đã góp phần vào sự ổn định và khả năng phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành Nhựa nói riêng. Trong Quyết định số 11/2004/QĐ-BCN ngày 17/2/2004 về quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2010, Chính phủ đặt mục tiêu phát triển ngành Nhựa thành ngành kinh tế mạnh. Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg phê duyệt danh mục 10 ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển, ngành Nhựa cũng nằm trong danh sách các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển. Qua đó ta thấy ngành Nhựa được tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu.
Tuy nhiên ngành Nhựa vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vẫn còn thiếu quy định của nhà nước về việc nhập khẩu phế liệu sản xuất tái sinh để giảm bớt chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp Nhựa giúp chủ động hơn về nguyên liệu và giảm giá thành sản xuất.
Nhân tố kinh tế
80% nguyên liệu đầu vào của ngành Nhựa Việt Nam là phải nhập khẩu do đó phụ thuộc nhiều vào tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào của ngành được tạo ra từ sản phẩm dầu mỏ, nên giá dầu mỏ cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến giá nguyên liệu. Một nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến ngành đó là lãi suất. 95% doanh nghiệp nhựa Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc huy động vốn để mở rộng sản xuất chủ yếu là sử dụng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Do đó, lãi suất ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Nhân tố xã hội
Cuộc sống phát triển, thu nhập càng cao thì các sản phẩm làm bằng nhựa ngày càng được sử dụng rộng rãi và yêu cầu về chất lượng, mẫu mã của sản phẩm nhựa ngày càng tăng. Khác với các mặt hàng khác, giá các mặt hàng bằng nhựa cao hơn xuất khẩu nên lợi nhuận cao hơn. Mặc khác sản phẩm nhựa Việt Nam cũng được các nước nhập khẩu đánh giá cao và chưa bị áp dụng thuế chống bán phá giá, nên rất thuận lợi cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, xu hướng trên thế giới đang dần chuyển sang các sản phẩm thân thiện với môi trường trong khi các sản phẩm nhựa của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu nên dễ mất thị trường trên thế giới.
Nhân tố công nghệ
Đây là nhân tố tác động to lớn đến sự phát triển của ngành nhựa. Khoa học công nghệ giúp nhựa trở thành nguyên liệu thay thế các sản phẩm như: gỗ, kim loại... Công nghệ hiện đại đang góp phần tạo ra các sản phẩm nhựa có mẫu mã đẹp, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Tuy nhiên bên cạnh việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho ngành Nhựa hiện nay hầu hết đều phải nhập khẩu
làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và doanh thu của ngành.
B. Phân tích ngành:
Điểm mạnh:
Một trong những công ty dẫn đầu, có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Nhân công Việt Nam rẻ, dồi dào.
Sản phẩm ngành nhựa ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Nhận được sự quan tâm của chính phủ: xúc tiến thương mại, thành lập các trung tâm dữ liệu ngành, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho việc mua thiết bị và cải tạo nhà xưởng.
Sản phẩm ngành nhựa không bị áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU, Mỹ.
Điểm yếu:
Không chủ động được nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao, chưa có một trung tâm hay trường nào đào tạo bài bản cho ngành nhựa.
Chưa có chiến lược lâu dài về quảng bá thương hiệu.
Chưa có hệ thống phân phối hoàn chỉnh.
Giá thành chưa cạnh tranh vì phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào.
Công nghệ sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu.
Chưa thu hút được các nhà đầu tư.
Tính chuyên môn hóa chưa cao.
Cơ hội:
Thị trường trong nước với 80 triệu dân là một thị trường lớn chưa được khai thác đúng mức.
Việt Nam tham gia vào WTO, tăng khả năng thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
Ngành nhựa là một trong những ngành mũi nhọn được ưu tiên phát triển của đất nước.
Nguyên vật liệu dồi dào, nhiều tiềm năng khai thác.
Thách thức:
Việc gia nhập WTO vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với khả năng cạnh tranh của ngành nhựa VN.
Để thu được lợi nhuận cao cần đầu tư đổi mới công nghệ mới.
Những biến động về giá dầu thế giới tiềm ẩn rủi ro.
C. Vị trí của công ty trong ngành:
- Đối thủ cạnh tranh chính của BMP trên thị trường là công ty Nhựa Tiên Phong (NTP). Tuy nhiên thị trường ống Nhựa có sự tách biệt khá rõ ràng về mặt địa lý khi NTP chiếm th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status