Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang



Phân tích kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty đểtừ đó xác
định mặt hàng gạo chiếm tỷtrọng bao nhiêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu, để đánh
giá tầm quan trọng của mặt hànggạo trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, từ đó có những kếhoạch cũng nhưmức độ đầu tưthíchhợpvào
mặt hàng gạo đểviệc kinhdoanh xuất khẩu gạo ngày càng hiệu quả.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hác một số hợp đồng
ủy thác không thu về lợi nhuận cao như mong muốn vì giá xuất khẩu thấp lại thanh
toán chậm nên giảm dần một số hợp đồng ủy thác xuất khẩu không mang lại hiệu quả
cao vì thế sản lượng giảm.
Æ Nhìn chung, sản lượng gạo xuất khẩu của công ty năm 2001 là
73.058 tấn chiếm 16% so với tổng sản lượng xuất khẩu của tỉnh An Giang, năm 2002
giảm xuống còn 54.479 tấn chiếm 17% so với tổng sản lượng xuất khẩu của cả tỉnh,
đến năm 2003 tăng lên 61.403,3 tấn chiếm 12% so với tổng sản lượng gạo xuất khẩu
của toàn tỉnh. Sản lượng gạo xuất khẩu của công ty có tăng có giảm, chiếm tỷ trọng
không cao trong tổng số xuất khẩu của tỉnh, điều này cho thấy công ty cần cố
gắng hơn nữa nhằm tăng cao sản lượng cũng như doanh số xuất khẩu, cụ thể là cần
tiếp tục củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng thị trường mới,
khách hàng mới, có nhiều chính sách ưu đãi về giá khi ký kết, giao dịch với khách
hàng, đầu tư nhiều hơn nữa vào các loại gạo có thế mạnh, loại gạo chủ lực, loại gạo
đặc sản, đóng gói, bao bì đẹp… từ đó sẽ đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu gạo đạt hiệu quả
cao.
™ Phân tích kim ngạch xuất khẩu gạo
¾ Kim ngạch xuất khẩu của công ty
Phân tích kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty để từ đó xác
định mặt hàng gạo chiếm tỷ trọng bao nhiêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu, để đánh
giá tầm quan trọng của mặt hàng gạo trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, từ đó có những kế hoạch cũng như mức độ đầu tư thích hợp vào
mặt hàng gạo để việc kinh doanh xuất khẩu gạo ngày càng hiệu quả.
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 37
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
Bảng 8 : Kim ngạch xuất khẩu của công ty
2001 2002 2003
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Chỉ tiêu
(1000USD) (%) (1000USD) (%) (1000USD) (%)
Xuất trực tiếp 9.284,9 100,0 7.882,2 100,0 14.875,2 100,0
Thủy sản 879,7 9,5 4.544,7 57,7 6.245,0 42,0
Gạo 8.405,2 90,5 3.337,5 42,3 7.975,5 53,6
Tinh bột mì 497,7 3,3
Nếp 157,0 1,1
Ủy thác XK 3.923,0 100,0 8.122,5 100,0 2.501,0 100,0
Thủy sản 596,9 15,2 257,2 3,2
Gạo 3.326,1 84,8 7.865,3 96,8 2.501,0 100,0
Tổng 13.207,9 16.004,7 17.376,2
(Nguồn : Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh)
Đồ thị 2 : Kim ngạch xuất khẩu của công ty
9.284,9
14.875,2
7.882,2 8.122,5
3.923,0
2.501,0
0
4.000
8.000
12.000
16.000
2001 2002 2003
G
ia
ù tr
ò (
10
00
U
SD
)
Xuaát tröïc tieáp Uûy thaùc XK
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 38
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
Đồ thị 3 : Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu trực tiếp của công ty năm 2003
Neáp
1,1%
Gaïo
53,6%
Tinh boät mì
3,3%
Thuûy saûn
42,0%
Nhận xét
Qua bảng số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các
năm, cụ thể là năm 2001 kim ngạch đạt 13.207.900 USD, năm 2002 tăng lên
16.004.700 USD, đến năm 2003 tiếp tục tăng đạt 17.376.200 USD, trong đó:
-Đối với xuất khẩu trực tiếp năm 2001 là 9.284.900 USD, năm 2002
giảm xuống còn 7.882.200 USD, đến năm 2003 tăng lên 14.875.200 USD. Nguyên
nhân là do năm 2002 thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của
các đối thủ, do giá nguyên liệu tăng nhanh, giá thành cao, trong khi giá xuất khẩu
giảm, sức cạnh tranh kém làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm xuống.
+Thủy sản : năm 2001 kim ngạch đạt 879.700 USD chiếm tỷ trọng
9,5%; năm 2002 tăng lên 4.544.700 USD chiếm tỷ trọng 57,7%; đến năm 2003 tiếp tục
tăng lên 6.245.000 USD chiếm tỷ trọng 42%. Năm 2002, 2003 kim ngạch tăng so với
năm 2001 là do công ty mở rộng thêm một số thị trường như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu
Đại Dương làm cho sản lượng lẫn kim ngạch tăng đáng kể.
+Gạo : năm 2001 kim ngạch đạt 8.405.200 USD chiếm tỷ trọng
90,5%; năm 2002 giảm xuống còn 3.337.500 USD chiếm tỷ trọng 42,3%; đến năm
2003 tăng lên 7.975.500 USD chiếm tỷ trọng 53.6%. Đối với mặt hàng gạo chiếm tỷ
trọng tương đối cao so với tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, cho thấy gạo là thế
mạnh, là mặt hàng chủ lực của công ty, chiếm phần lớn trong cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu, do đó công ty cần có nhiều biện pháp thích hợp nhằm phát huy thế mạnh
để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
+Tinh bột khoai mì : năm 2003 kim ngạch đạt 497.700 USD chiếm tỷ
trọng 3,3%. Đây cũng là một trong những mặt hàng cần được đầu tư nhiều hơn
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 39
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
nữa, tìm kiếm thị trường tiềm năng để sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu ngày
càng tăng.
+Nếp : năm 2003 kim ngạch đạt 157.000 USD chiếm tỷ trọng 1,1%.
Nếp là một mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao, mặc dù tỷ trọng vẫn còn thấp nhưng
hứa hẹn trong tương lai sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Nhìn chung xuất khẩu trực tiếp của toàn công ty biến đổi qua các năm,
có tăng có giảm, do phần lớn tác động của thị trường, xong mặt hàng gạo vẫn là mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của công ty chiếm tỷ trọng cao, vì thế công ty cần đề ra
nhiều định hướng đầu tư phát triển mặt hàng gạo để việc hoạt động kinh doanh của
công ty ngày càng hiệu quả.
-Đối với kim ngạch xuất khẩu ủy thác từ 3.923.000 USD năm 2001 tăng
lên 8.122.500 USD năm 2002, đến năm 2003 giảm xuống còn 2.501.000 USD. Nguyên
nhân là do sản lượng xuất khẩu ủy thác năm 2002 tăng cao so với năm 2001, có nhiều
hợp đồng ủy thác xuất khẩu được ký kết.
+Thủy sản : năm 2001 kim ngạch xuất khẩu ủy thác là 596.900 USD
chiếm tỷ trọng 15,2%; đến năm 2002 giảm xuống còn 257.200 USD chiếm tỷ trọng
3,2%. Mặt hàng thủy sản chiếm tỷ trọng không cao so với tổng kim ngạch xuất khẩu ủy
thác vì mặt hàng này chủ yếu là tự tìm kiếm thị trường, khách hàng để ký kết hợp đồng
xuất khẩu trực tiếp. Nguyên nhân năm 2003 mặt hàng thủy sản không xuất khẩu ủy
thác là do công ty có khả năng tự doanh cao, tự tìm kiếm khách hàng giao dịch với
lượng xuất khẩu trực tiếp tương đối nhiều và tiêu thụ hết lượng hàng hóa xuất khẩu
của công ty do đó không ký hợp đồng xuất khẩu ủy thác.
+Gạo : năm 2001 kim ngạch đạt 3.326.100 USD chiếm tỷ trọng
84,8%; năm 2002 tăng lên 7.865.300 USD chiếm tỷ trọng 96,8%; đến năm 2003 chiếm
tỷ trọng 100% với kim ngạch đạt được là 2.501.000 USD. Đối với xuất trực tiếp, mặt
hàng gạo chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu kim ngạch các mặt hàng xuất
khẩu như thế nào, thì trong xuất khẩu ủy thác chiếm tỷ trọng cao như thế đó. Điều này
càng khẳng định mặt hàng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty.
Æ Tóm lại : qua phân tích kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công
ty cho thấy gạo luôn chiếm tỷ trọng cao, luôn chứng tỏ là thế mạnh là mặt hàng xuất
khẩu chủ lực đem lại nhiều ngoại tệ cho công ty và cho tỉnh nhà, do đó cần không
ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, mở rộng thị trường, tiếp thị sản
phẩm để việc kinh doanh xuất khẩu gạo ngày càng đạt hiệu quả cao.
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 40
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
¾...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status